Thông tư 69-BTC/TCT năm 1992 bổ sung thi hành Chỉ thị 01-TTg về nguyên tắc xử lý đối với xe ô tô, xe gắn máy và các hàng hoá khác trong diện tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh, nhập khẩu hộ và nhập lậu do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu | 69-BTC/TCT |
Ngày ban hành | 02/11/1992 |
Ngày có hiệu lực | 17/11/1992 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Người ký | Phan Văn Dĩnh |
Lĩnh vực | Thương mại,Xuất nhập khẩu |
BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 69-BTC/TCT |
Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 1992 |
Thi hành Chỉ thị số 01-TTg ngày 6 tháng 10 năm 1992 và công thư ngày 24 tháng 10 năm 1992 của Thủ tướng Chính phủ;
Tiếp theo Thông tư số 57-TC/TCT ngày 14 tháng 10 năm 1992 của Bộ Tài chính; Thông tư số 710 TCHQ-GQ ngày 19 tháng 10 năm 1992 của Tổng cục Hải quan và Thông tư số 10- TM-XNK ngày 24 tháng 10 năm 1992 của Bộ Thương mại; Tại phiên họp ngày 31 tháng 10 năm 1992 của Hội đồng xử lý Trung ương gồm đại diện Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan, Ban quản lý thị trường Trung ương đã thống nhất hướng dẫn một số nguyên tắc xử lý đối với xe ô tô, xe gắn máy và các hàng hoá khác trong diện tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh, nhập khẩu hộ và nhập lậu nêu tại các điểm 3, 4, 5 và 7 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ như sau:
2a. Đối với hàng tạm nhập, tái xuất có các hợp đồng ngoại đã đăng ký tại phòng cấp giấy phép trước ngày 16 tháng 8 năm 1992 đối với ô tô xe máy và trước ngày 31 tháng 8 năm 1992 với các hàng khác phía Việt Nam đã mở L/C trả tiền cho phía nước ngoài thì các chủ hàng tới Bộ Thương mại làm thủ tục chuyển sang hàng nhập tiêu thụ trong nước, nộp thuế nhập khẩu và nhận hàng về theo quy định.
2b. Đối với hàng hoá quá cảnh đang trên đường về Việt Nam hoặc đã về tới cảng, được bốc dỡ xuống kho, bãi quy định, còn đang chịu sự kiểm soát của Hải quan nếu đã có công văn của Bộ Thương mại cho phép làm dịch vụ quá cảnh trước ngày 31 tháng 8 năm 1992 nhưng chưa được cấp giấy phép nhập khẩu chuyển hoặc đã được cấp giấy phép nhập khẩu chuyển trước ngày 31 tháng 8 năm 1992 nhưng chưa làm thủ tục Hải quan đều không được phép quá cảnh và phải chuyển trả lại người gửi hàng, phải nộp phạt về vi phạm thủ tục hành chính.
Trường hợp đặc biệt một số đơn vị đã vận chuyển quá cảnh nhiều lần và thực hiện được phần lớn giấy phép quá cảnh do Bộ Thương mại cấp, đã có giấy phép quá cảnh lô hàng của Bộ Thương mại, đã được cấp giấy phép nhập khẩu xuất khẩu chuyển trước ngày 31 tháng 8 năm 1992 thì kiến nghị lên Hội đồng xử lý Trung ương xem xét quyết định cụ thể.
2c. Đối với ô tô, xe máy và hàng hoá khác thuộc các diện trên khi về tới cảng Việt Nam mà chưa có hợp đồng mua, hợp đồng bán đăng ký tại các phòng cấp giấy phép trước ngày 16 tháng 8 năm 1992 (đối với ô tô, xe máy tạm nhập, tái xuất nhập hộ) trước ngày 31 tháng 8 năm 1992 (đối với hàng hoá khác tạm nhập, tái xuất và hàng chuyển khẩu) hoặc chưa có giấy phép làm dịch vụ của Bộ Thương mại trước ngày 31 tháng 8 năm 1992 (đối với hàng quá cảnh) đều coi là hàng nhập lậu và bị tịch thu (trừ các trường hợp thực hiện việc gửi hàng vào kho ngoại quan theo đúng quy chế kho ngoại quan).
Tất cả các đơn vị có hàng hoá trả lại cho chủ gửi hàng tới Bộ Thương mại làm thủ tục theo quy định.
Các nội dung của Thông tư 57-TC/TCT ngày 14 tháng 10 năm 1992 của Bộ Tài chính, Thông tư số 710-TCHQ ngày 19 tháng 10 năm 1992 của Tổng cục Hải quan và Thông tư số 10 TM/XNK ngày 24 tháng 10 năm 1992 của Bộ Thương mại trái với Thông tư này đều không có hiệu lực thi hành.
Từ nay trở đi các văn bản của các ngành, các địa phương về việc hướng dẫn xử lý các Điều 3, 4, 5 và 7 Chỉ thị số 01-TTg mà không có ý kiến của Hội đồng xử lý Trung ương đều không có hiệu lực thi hành.
Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc các địa phương, đơn vị báo cáo về Hội đồng xử lý Trung ương (thông qua Bộ Tài chính) để giải quyết.
|
Phan Văn Dĩnh (Đã Ký) |