BỘ
THƯƠNG MẠI
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
6-TM/XNK
|
Hà
Nội, ngày 16 tháng 5 năm 1994
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 6-TM/XNK NGÀY 16-5-1994 HƯỚNG DẪN BỔ
SUNG THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 78-TTG NGÀY 28-2-1994 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ.
Tiếp theo thông tư số
4-TM/XNK ngày 4-4-1994 của Bộ Thương mại;
Căn cứ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ (tại văn bản số 2448-KTTH ngày 6-5-1994);
Sau khi thống nhất ý kiến với Tổng cục Hải quan, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thương
mại điều chỉnh và giải thích một số điểm trong Quyết định số 238 -TM/XNK ngày
24-3-1994 và thông tư số 4-TM/XNK ngày 4-4-1994 như sau:
Phần thứ
nhất:
NHỮNG VẤN ĐỀ THUỘC QUYẾT
ĐỊNH SỐ 238-TM/XNK
A. ĐIỀU CHỈNH
VĂN BẢN
I. Mặt hàng cấm xuất khẩu: Tại
điểm I/5 có "Song nguyên liệu" , nay bổ sung "mây nguyên liệu".
II. Mặt hàng cấm nhập khẩu:
Ngoài những mặt hàng đã nêu
trong Quyết định số 238-TM/XNK, nay bổ sung thêm:
1. Việc nhập khẩu xe hai bánh gắn
máy có dung tích xylanh từ 175 phân khối trở lên vẫn được áp dụng theo các quy
định tại Quyết định số 258-TTg ngày 29-5-1993 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Thủ tướng Chính phủ đã quyết
định không cho nhập khẩu ô-tô tay lái nghịch (các văn bản số 3648-KTTH ngày
23-7-1993, số 4915-KTTH ngày 30-9-1993 và 2415-KTTH ngày 5-5-1994).
3. Đối với các nhóm, mặt hàng đã
qua sử dụng thuộc diện điều chỉnh của văn bản số 250-KTTH ngày 19-1-1994 của
Văn phòng Chính phủ thì phải tuân theo các quy định trong văn bản đó.
B. GIẢI THÍCH
VĂN BẢN
1. Tại điểm II/1 có "vật liệu
nổ": Trừ Coalimex là đầu mối duy nhất được giao nhập khẩu 4.200 tấn. Trường
hợp này, Thủ tướng không cần phải có văn bản trực tiếp giao nhiệm vụ cho
Coalimex, chỉ cần văn bản của Bộ Thương mại. Các trường hợp khác, phải có văn bản
của Thủ tướng trực tiếp giao nhiệm vụ cho doanh nghiệp, theo đó, Bộ Thương mại
sẽ có văn bản hướng dẫn Phòng giấy phép.
Cả hai trường hợp trên, Phòng giấy
phép đều phải có căn cứ vào văn bản của Bộ Thương mại để cấp giấy phép nhập khẩu
theo Quy định số 297-TMDL/XNK ngày 9-4-1992.
2. Tại điểm II/6 có "thuốc
lá điếu": Trường hợp nhập khẩu của các doanh nghiệp có giấy phép kinh
doanh cửa hàng miễn thuế thì căn cứ vào văn bản cho phép của Bộ Thương mại,
Phòng giấy phép cấp giấy phép nhập khẩu theo Quy định số 297-TMDL/XNK ngày
9-4-1992. Trường hợp chuyển khẩu hoặc tạm nhập để tái xuất thì căn cứ văn bản
cho phép của Thủ tướng Chính phủ và văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ Thương mại.
3. Tại điểm II/7 có "hàng
tiêu dùng đã qua sử dụng": Được hiểu là tất cả các loại hàng tiêu dùng,
không phải chỉ là các loại hàng ghi trong dấu ngoặc đơn.
4. Tại điểm II/7 có "tài sản
di chuyển" và tại điểm II/8 có "xe và phương tiện tự hành đặc chủng
có phạm vi lưu hành hẹp": Hai vấn đề này Bộ Thương mại cùng Tổng cục Hải
quan sẽ bàn với các bộ hữu quan như quy định tại Quyết định số 238-TM/XNK ngày
24-3-1994 và sẽ có hướng dẫn sau. Trong khi chờ hướng dẫn các phòng giấy phép
không được cấp giấy phép nhập khẩu chuyến cho bất kỳ doanh nghiệp nào nếu không
có văn bản cho phép của Bộ Thương mại.
5. Tại điểm II/7 có "phụ
tùng cũ": Được hiểu là bao gồm cả linh kiện cũ.
6. Đối với những nhóm, mặt hàng
trước đây được chủ động nhập khẩu theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh nhưng từ
ngày 1-4-1994 lại thuộc diện cấm nhập khẩu, sẽ được xử lý theo công văn số 241-TCHQ/GQ
ngày 28-3-1994 của Tổng cục Hải quan và biên bản làm việc giữa Bộ Thương mại và
Tổng cục Hải quan hướng dẫn thi hành quyết định 238-TM/XNK ngày 24-3-1994 và
Thông tư số 4-TM/XNK ngày 4-4-1994.
Các trường hợp vượt quá phạm vi
điều chỉnh của công văn 241-TCHQ/GQ ngày 28-3-1994, Phòng Giấy phép chỉ cấp giấy
phép mới hoặc gia hạn giấy phép cũ khi được Bộ Thương mại chấp thuận bằng văn bản.
Phần thứ
hai:
NHỮNG VẤN ĐỀ THUỘC
THÔNG TƯ SỐ 4-TM/XNK
A. ĐIỀU CHỈNH
VĂN BẢN:
I. Về danh mục số 3:
1. Về xe hai bánh gắn máy
"nguyên chiếc và linh kiện":
1.1. Xe máy mới, nguyên chiếc:
Thực hiện chủ trương của Chính
phủ về việc gom đầu mối nhập khẩu xe máy nguyên chiếc, Bộ Thương mại quy định:
a) Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (dưới đây gọi tắt là tỉnh) và mỗi Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan khác
thuộc Chính phủ, mỗi cơ quan Trung ương của đoàn thể có doanh nghiệp xuất nhập
khẩu (dưới đây gọi tắt là Bộ) được Bộ Thương mại chỉ định một doanh nghiệp nhập
khẩu xe máy mới nguyên chiếc.
Riêng đối với thành phố Hồ Chí
Minh, Hà Nội, các Bộ Giao thông vận tải, Thương mại ... (là các trung tâm
thương mại, ngành vận tải, ngành chuyên kinh doanh), được chỉ định thêm một số
doanh nghiệp.
Với quy định trên, năm 1994,
trong cả nước sẽ có gần 100 doanh nghiệp được nhập khẩu xe máy nguyên chiếc. Việc
lựa chọn doanh nghiệp làm đầu mối dựa vào các điều kiện sau đây:
- Có giấy phép kinh doanh xuất
nhập khẩu ngành hàng hoặc chuyên doanh ô-tô, xe máy.
- Có kim ngạch xuất khẩu năm
1993 cao so với các doanh nghiệp có giấy phép, ngành hàng cùng loại của Bộ, tỉnh
(trừ kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng Nhà nước tập trung ở đầu mối).
- Trong kinh doanh xuất nhập khẩu
(năm 1992, 1993) không vi phạm quy định, chế độ của Nhà nước.
- Có hồ sơ gửi tới Bộ Thương mại
theo hướng dẫn tại mục 2, điểm I, khoản B, phần thứ nhất, Thông tư số 4-TM/XNK.
b) Bộ Thương mại sẽ chọn trong số
các doanh nghiệp thuộc loại trên để chỉ định 14-15 doanh nghiệp làm nòng cốt
trong từng khu vực và trong khối các Bộ.
Các doanh nghiệp được chỉ định
làm nòng cốt phải đạt thêm các điều kiện sau đây:
- Có kinh nghiệm nhập khẩu nhiều
năm, có khách hàng cung cấp ổn định, nhập khẩu số lượng lớn.
- Trong năm 1992, 1993 trực tiếp
nhập khẩu hết số lượng được Bộ Thương mại giao (Không uỷ thác doanh nghiệp
khác, ngược lại được các doanh nghiệp khác tín nhiệm uỷ thác)
1.2. Linh kiện dạng CKD để lắp
ráp xe máy:
a) Tính đến nay Bộ Thương mại đã
nhận được gần 60 bộ hồ sơ đăng ký nhập linh kiện dạng CKD để lắp ráp xe máy. Các
cơ sở này đã có khả năng lắp ráp số lượng xe máy gấp 4 lần kế hoạch định hướng
năm 1994. Bộ Thương mại sẽ tiến hành kiểm tra để xác định tính đúng đắn giữa hồ
sơ và thực tế để việc giao số lượng nhập khẩu được hợp lý.
Để đỡ lãng phí công suất dây
chuyền lắp ráp, Bộ Thương mại yêu cầu các doanh nghiệp khác (ngoài số doanh
nghiệp đã có hồ sơ) không đầu tư xây dựng thêm cơ sở lắp ráp xe máy.
b) Trước mắt, Bộ Thương mại sẽ
giao số lượng nhập khẩu linh kiện cho những doanh nghiệp có đủ điều kiện, hồ sơ
theo quy định trong Thông tư số 4-TM/XNK và đã có lắp ráp sản phẩm từ năm 1993
về trước. Đối với trường hợp cơ sở lắp ráp đã có giấy chứng nhận của Tổng cục
Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, tuy năm 1993 chưa lắp ráp, nhưng đã được kiểm
tra, sẵn sàng đi vào sản xuất cũng được xem xét giao nhập khẩu linh kiện.
Các cơ sở lắp ráp khác đã có hồ
sơ gửi tới Bộ Thương mại sẽ được Bộ Thương mại xem xét sau khi kiểm tra tại chỗ
theo quy hoạch và cơ chế quản lý sản phẩm thống nhất giữa Bộ Công nghiệp nặng,
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Thương mại.
1.3. Các doanh nghiệp được giao
nhập khẩu xe máy nguyên chiếc và linh kiện, một tháng trước khi văn bản giao nhập
khẩu hết hiệu lực, phải gửi Bộ Thương mại báo cáo về tình hình thực hiện. Căn cứ
vào báo cáo và kết hợp kiểm tra tại chỗ, Bộ Thương mại sẽ có biện pháp điều chỉnh
phù hợp, kể cả việc chuyển toàn bộ hoặc phần chưa thực hiện cho doanh nghiệp
khác.
2.1. Ô-tô dưới 12 chỗ ngồi,
nguyên chiếc (loại mới):
Trước mắt, Bộ Thương mại giao
cho chín doanh nghiệp được nhập khẩu theo nguyên tắc: Bộ Thương mại không giao
trước số lượng, khi nào doanh nghiệp xuất trình L/C, Bộ Thương mại sẽ cấp giấy
phép nhập khẩu theo số lượng ghi trong L/C. Trường hợp nhập số lượng lớn (trên
50 chiếc/chuyến) thì trước khi ký hợp đồng, mở L/C, doanh nghiệp phải xin phép
Bộ Thương mại.
2.2. Linh kiện ô-tô dạng CKD:
Trước mắt giao cho các doanh
nghiệp được thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhập khẩu.
3. Việc nhập khẩu ô-tô, xe máy
nguyên chiếc, trong trường hợp đặc biệc khác với các quy định trên sẽ được Bộ
Thương mại xem xét giải quyết từng trường hợp cụ thể.
II. Chỉ được tái xuất những mặt
hàng nhập khẩu thuộc danh mục số 3 khi có văn bản chấp thuận của Bộ Thương mại,
thuộc danh mục số 4 khi có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý chuyên ngành.
III. Về việc nhập khẩu hàng hoá
ngoài 4 danh mục nêu trong Quyết định số 238-TM/XNK và Thông tư số 4-TM/XNK.
1. Tư liệu sản
xuất bao gồm máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, phụ tùng, nguyên liệu,
nhiên liệu, vật liệu.
1.1. Doanh nghiệp không được nhập
khẩu hàng đã qua sử dụng: phụ tùng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu.
1.2. Nếu doanh nghiệp có giấy
phép kinh doanh xuất nhập khẩu ngành hàng, nhập khẩu các loại máy móc, phương
tiện vận tải, kể cả loại đã qua sử dụng (trừ loại thuộc diện điều chỉnh của quyết
định số 238-TM/XNK) có đơn giá từ 10.000 USD trở xuống, thì Phòng giấy phép chịu
trách nhiệm xem xét và cấp giấy phép nhập khẩu.
1.3. Nếu doanh nghiệp có giấy
phép kinh doanh xuất nhập khẩu ngành hành, nhập khẩu thiết bị, máy móc, phương
tiện vận tải, kể cả loại đã qua sử dụng, có đơn giá trên 10.000 USD thì Phòng
giấy phép chỉ cấp giấy phép nhập khẩu khi có văn bản chấp thuận của Bộ Thương mại.
Đối với một số loại hàng có khi
là tư liệu sản xuất, có khi là tư liệu tiêu dùng (ví dụ mì chính, dầu
shortening), chỉ được coi là tư liệu sản xuất khi doanh nghiệp có văn bản gửi đến
Phòng giấy phép chứng minh rằng toàn bộ số hàng nhập khẩu đó đều đưa vào sản xuất.
2. Hàng hoá không phải là tư liệu
sản xuất: (khái niệm này thay cho các khái niệm: "hàng tiêu dùng",
"hàng tiêu dùng thiết yếu", "đồ gia dụng").
2.1. Khi xem xét cấp giấy phép
xuất nhập khẩu chuyến, Phòng giấy phép căn cứ các giấy tờ sau đây của doanh
nghiệp.
- Giấy phép kinh doanh xuất nhập
khẩu ngành hàng.
- Giấy yêu cầu nhập khẩu có xác
nhận của Ngân hàng về số dư ngoại tệ tại thời điểm doanh nghiệp đề nghị nhập khẩu.
Trong văn bản đề nghị doanh nghiệp
cần nêu rõ: tên hàng nhập khẩu, số lượng, trị giá, thị trường nhập khẩu, phương
thức thanh toán, đồng tiền thanh toán; có xác nhận của Ngân hàng về số dư ngoại
tệ từ nguồn thu xuất khẩu để thanh toán lô hàng nhập khẩu ghi trong văn bản đề
nghị. Bộ Thương mại xét giải quyết từng trường hợp cụ thể, đặc biệt, nếu doanh
nghiệp có số dư từ các nguồn thu khác.
Nhằm thực hiện được quy định
này, mọi hình thức thanh toán theo các hợp đồng mua bán ngoại thương phải thực
hiện theo quy định và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
2.2. Riêng trường hợp đã có văn
bản cho phép của Bộ hoặc đã có giấy báo giao hàng trước ngày Phòng Giấy phép nhận
được văn bản này, doanh nghiệp không phải lấy giấy phép của ngân hàng xác nhận
số dư ngoại tệ thu được từ xuất khẩu, vẫn được cấp giấy phép nhập khẩu chuyến,
nhưng chậm nhất là ngày 30-6-1994 hàng phải về đến cửa khẩu Việt Nam.
3. Việc nhập khẩu các loại thực
phẩm (như rượu, bia và đồ uống khác, rau quả tươi hoặc đã chế biến), tạp phẩm
(như hàng may và hàng dệt, mũ, giầy, dép, đồ gốm, sứ, thuỷ tinh, mỹ phẩm) vẫn
phải được Bộ Thương mại chấp thuận bằng văn bản.
Đối với các doanh nghiệp đã nhập
khẩu theo Quyết định số 405-TM/XNK ngày 13-4-1993 nếu đã có giấy báo giao hàng
thì được cấp giấy phép nhập khẩu nhưng hàng phải về không quá ngày 30-6-1994
(đây là thời hạn cuối cùng áp dụng theo Quyết định số 405-TM/XNK).
B. GIẢI
THÍCH VĂN BẢN:
I. ĐỐI VỚI CÁC MẶT HÀNG TRƯỚC
ĐÂY ĐƯỢC CHỦ ĐỘNG NHẬP THEO YÊU CẦU SẢN XUẤT, KINH DOANH NHƯNG NAY LẠI THUỘC
DANH MỤC SỐ 3, DANH MỤC SỐ 4 THÌ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT NHƯ SAU:
Nếu doanh nghiệp có giấy phép
kinh doanh xuất nhập khẩu ngành hàng, đã có giấy báo giao hàng hoặc đã có vận tải
đơn, hoặc đã mở L/C trước ngày Phòng Giấy phép nhận được văn bản này thì vẫn được
Phòng Giấy phép cấp giấy phép nhập khẩu nốt số lượng đó nhưng chậm nhất là ngày
30-6-1994 hàng phải về đến cửa khẩu Việt Nam.
II. VỀ CẤP GIẤY PHÉP CHUYẾN
VÀ THỦ TỤC HẢI QUAN:
1. Đối với hàng nhập khẩu: Phòng
Giấy phép cấp giấy phép nhập khẩu chuyến đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu.
2. Đối với hàng xuất khẩu: Bộ
Thương mại thống nhất với Tổng cục Hải quan từ ngày 1-7-1994 bỏ chế độ cấp giấy
phép xuất khẩu chuyến.
- Trừ xuất khẩu các mặt hàng thuộc
các danh mục 1, 2, 3, 4.
- Trừ các trường hợp đặc biệt
như hàng đổi hàng, hàng tái xuất, hàng tạm nhập để tái xuất, hàng tạm xuất để
tái nhập, hàng quá cảnh, hàng dự hội chợ, triển lãm, hàng gia công, hàng của
các doanh nghiệp được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Từ nay đến hết tháng 6 là thời kỳ
chuẩn bị (xem điểm 5 dưới đây) nên các Phòng Giấy phép vẫn cấp giấy phép xuất
khẩu chuyến như thường lệ.
3. Khi đến Hải quan làm thủ tục,
doanh nghiệp cần có hồ sơ gồm:
a) Đối với các mặt hàng thuộc diện
Bộ Thương mại có cấp giấy phép chuyến: trong bộ hồ sơ theo quy định hiện hành của
Tổng cục Hải quan, ngoài các chứng từ khác, chỉ cần giấy phép do Phòng Giấy
phép xuất nhập khẩu cấp (không cần văn bản cho phép của Bộ Thương mại).
b) Đối với các mặt hành thuộc diện
Bộ Thương mại không cấp giấy phép chuyến: trong bộ hồ sơ theo quy định hiện
hành của Tổng cục Hải quan, ngoài các chứng từ khác, sẽ không có giấy phép do
Phòng Giấy phép cấp, thay vào đó là giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu (loại 7
chữ số) hoặc văn bản khác của Bộ Thương mại cho phép kinh doanh xuất nhập khẩu.
Kể từ khi thực hiện chế độ mới
này, khi đến Hải quan làm thủ tục lần đầu tiên, doanh nghiệp cần nộp bản
photocopy có công chứng giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc văn bản của Bộ
Thương mại cho phép kinh doanh xuất nhập khẩu; các lần sau chỉ cần xuất trình
giấy phép này.
4. Đối với các mặt hàng thuộc diện
Bộ Thương mại không cấp giấy phép chuyến (nêu tại điểm 3b trên): doanh nghiệp
phải làm thêm một tờ khai hải quan. Hải quan thu tờ khai thêm này để định kỳ, mỗi
tuần một lần, gửi về Phòng giấy phép xuất nhập khẩu gần nhất. Riêng ở Hà Nội, Hải
Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ: Phòng Giấy phép xuất
nhập khẩu sẽ trực tiếp đến Hải quan tỉnh, thành phố kể trên để nhận các tờ khai
này, mỗi tuần một lần. Ngày gửi, ngày giao tờ khai do Hải quan ấn định và thông
báo cho Phòng giấy phép xuất nhập khẩu biết để tiếp nhận. Phòng giấy phép cần
chủ động bàn bạc và thống nhất chương trình làm việc với Hải quan khu vực.
5. Thời điểm thực hiện việc bỏ
giấy phép chuyến đối với một số mặt hành xuất khẩu:
Trước khi áp dụng trong cả nước,
sẽ làm thí điểm để rút kinh nghiệm. Trước mắt, Bộ Thương mại và Tổng cục Hải
quan thống nhất chọn Hải quan Hà Nội, Hải quan Hải phòng và các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ. Các doanh nghiệp trực thuộc Uỷ ban nhân dân
thành phố Hà Nội, Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng thực hiện việc thí điểm
này.
Tiến độ thời gian thực hiện như
sau:
- Từ ngày 21-4-1994 (sau khi kết
thúc các cuộc tập huấn) đến ngày 15-5-1994 là thời gian chuẩn bị làm thí điểm.
- Từ ngày 16-5-1994 đến ngày
15-6-1994 là thời gian làm thí điểm.
- Từ ngày 16-6-1994 đến ngày
30-6-1994 là thời gian chuẩn bị áp dụng rộng rãi.
- Từ ngày 1-7-1994 áp dụng trong
cả nước.
Các quy định điều chỉnh tại
Thông tư này thay thế cho các quy định tương ứng tại Quyết định số 238-TM/XNK
ngày 24-3-1994 và Thông tư số 4-TM/XNK ngày 4-4-1994 của Bộ Thương mại.
Trong quá trình thực hiện Quyết
định số 238-TM/XNK, Thông tư số 4-TM/XNK và văn bản này, yêu cầu Phòng Giấy
phép và doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường xuyên báo cáo diễn biến tình hình với
Bộ Thương mại để Bộ có biện pháp điều chỉnh, xử lý thích hợp, kịp thời.