Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Thông tư 58/2018/TT-BGTVT công bố vùng nước cảng biển thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực quản lý của Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên Huế do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu 58/2018/TT-BGTVT
Ngày ban hành 14/12/2018
Ngày có hiệu lực 01/02/2019
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
Người ký Nguyễn Văn Công
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 58/2018/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2018

 

THÔNG TƯ

CÔNG BỐ VÙNG NƯỚC CẢNG BIỂN THUỘC ĐỊA PHẬN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÀ KHU VỰC QUẢN LÝ CỦA CẢNG VỤ HÀNG HẢI THỪA THIÊN HUẾ

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ; quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư công bố vùng nước cảng biển thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực quản lý của Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên Huế.

Điều 1. Công bố vùng nước cảng biển thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế

Vùng nước cảng biển Thừa Thiên Huế thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm:

1. Vùng nước cảng biển Thừa Thiên Huế tại thu vực Thuận An.

2. Vùng nước cảng biển Thừa Thiên Huế tại khu vực Chân Mây.

Điều 2. Phạm vi vùng nước cảng biển thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế

1. Phạm vi vùng nước cảng biển Thừa Thiên Huế tại khu vực Thuận An tính theo mực nước thủy triều lớn nhất, được xác định cụ thể như sau:

a) Ranh giới về phía biển: được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối lần lượt các điểm TA1, TA2, TA3 và TA4, có các tọa độ sau đây:

TA1: 16°35’12”N, 107°35’58”E;

TA2: 16°37’30”N, 107°36’07”E;

TA3: 16°37’08”N, 107°39’41”E;

TA4: 16°33’58”N, 107°38’28”E.

b) Ranh giới về phía đất liền: từ điểm TA4 chạy dọc theo đường bờ biển về phía Bắc và theo bờ của phá Tam Giang đến điểm TA5 có tọa độ: 16°33’27”N, 107°38’39”E; từ điểm TA5 nối tiếp bởi đoạn thẳng đến điểm TA6 có tọa độ: 16°33’15”N, 107°38’32”E; từ điểm TA6 chạy dọc theo bờ của phá Tam Giang về phía Bắc đến điểm TA7 có tọa độ: 16°33’12”N, 107°38’22”E; từ điểm TA7 nối tiếp bởi đoạn thẳng đến điểm TA8 có tọa độ: 16°34’01”N, 107°37’08”E; từ điểm TA8 chạy dọc theo bờ biển về phía Bắc đến điểm TA1.

2. Phạm vi vùng nước cảng biển Thừa Thiên Huế tại khu vực Chân Mây tính theo mực nước thủy triều lớn nhất, được xác định cụ thể như sau:

a) Ranh giới về phía biển: được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối lần lượt các điểm CM1, CM2, CM3 và CM4, có các tọa độ sau đây:

CM1: 16°20’40”N, 107°57’00”E (mũi Chân Mây Tây);

CM2: 16°22’38”N, 107°57’51”E;

CM3: 16°22’38”N, 108°01’54”E;

CM4: 16°20’42”N, 108°01’06”E (mũi Chân Mây Đông).

b) Ranh giới về phía đất liền: từ điểm CM1 chạy dọc theo ven bờ vịnh Chân Mây về phía Nam đến điểm CM4.

4. Ranh giới vùng nước cảng biển quy định tại Thông tư này được xác định trên Hải đồ số VN50019, VN50020 của Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Miền Bắc sản xuất đã được Bộ Giao thông vận tải công bố. Tọa độ các điểm quy định trong Thông tư này được áp dụng theo Hệ tọa độ VN-2000 và được chuyển đổi sang Hệ tọa độ WGS-84 tại Phụ lục ban hành kèm Thông tư này.

Điều 3. Vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão và các khu nước, vùng nước có liên quan khác

[...]