Thông tư 56-NV năm 1961 về việc khen thưởng các đơn vị và cán bộ, nhân viên trong bộ máy giúp việc Ủy ban hành chính các cấp do Bộ Nội Vụ ban hành

Số hiệu 56-NV
Ngày ban hành 27/11/1961
Ngày có hiệu lực 12/12/1961
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Nội vụ
Người ký Lê Tất Đắc
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

BỘ NỘI VỤ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 56-NV

Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 1961 

 

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC KHEN THƯỞNG CÁC ĐƠN VỊ VÀ CÁN BỘ, NHÂN VIÊN TRONG BỘ MÁY GIÚP VIỆC ỦY BAN HÀNH CHÍNH CÁC CẤP

Kính gửi: Ủy ban hành chính khu, thành phố, tỉnh.

Tại Nghị định số 130-CP ngày 29 tháng 9 năm 1961, Hội đồng Chính phủ giao trách nhiệm cho Bộ Nội vụ “khen thưởng và đề nghị khen thưởng cán bộ, nhân viên trong bộ máy giúp việc Ủy ban hành chính” các cấp.

Để thi hành Nghị định trên, căn cứ tình hình tổ chức bộ máy giúp việc Ủy ban hành chính các cấp hiện nay, Bộ quy định đối tượng, tiêu chuẩn và phương pháp thủ tục tiến hành và đề nghị khen thưởng như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG KHEN THƯỞNG

1. Về đơn vị: gồm các đơn vị thuộc Bộ Nội vụ chỉ đạo về nghiệp vụ (như: Trường Hành chính, các Phòng Tổ chức và cán bộ, Dân chính, Thương binh, Việt kiều, miền Nam, Phòng cháy và chữa cháy v.v…) và những đơn vị không có ngành dọc chỉ đạo (như: Văn phòng Ủy ban, các Phòng Tổng hợp, Hành chính quản trị và Thư ký vụ).

2. Về cá nhân: gồm các Chánh phó văn phòng, Hiệu trưởng, Hiệu phó Trường Hành chính, các Trưởng, Phó phòng và tất cả cán bộ, nhân viên thuộc các đơn vị kể trên. Đối với cấp xã, Bộ xét khen thưởng cho những cán bộ thuộc Văn phòng Ủy ban.

II. TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG VÀ HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG

A. TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG:

Những đơn vị, cá nhân được đề nghị Bộ khen thưởng hoặc để Bộ đề nghị cấp trên khen thưởng phải có những tiêu chuẩn sau đây:

1. Những đơn vị được bầu là đơn vị tiền tiến.

2. Những chiến sĩ thi đua có nhiều thành tích nổi bật trong cơ quan hoặc 2 năm liền được bầu là chiến sĩ thi đua cơ sở.

3. Những cán bộ, nhân viên trong 3 năm liền được bầu là lao động tiền tiến, hoặc năm trước là lao động tiền tiến và năm sau là chiến sĩ thi đua hay ngược lại.

4. Những đơn vị, cán bộ và nhân viên có thành tích đặc biệt trong từng đợt thi đua hoặc có thành tích lớn trong công tác đột xuất.

B. HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG:

Bộ quy định 2 hình thức khen thưởng:

- Bằng khen,

- Giấy khen.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ THỦ TỤC KHEN THƯỞNG

1. Qua các kỳ kiểm điểm và tổng kết công tác hàng năm, Ủy ban hành chính các cấp phối hợp với Ban Chấp hành Đảng bộ và Công đoàn cơ quan chọn lựa những đơn vị, cá nhân có thành tích và tuỳ theo thành tích lớn hay nhỏ, toàn diện hay một mặt, liên tục hay đột xuất mà đề nghị mức khen thưởng.

2. Các Ủy ban hành chính khu, thành phố, tỉnh trực thuộc trung ương và khu vực Vĩnh linh xét chọn những đơn vị hay cá nhân có đủ tiêu chuẩn để đề nghị lên Bộ. Bản đề nghị cần ghi rõ: nên khen thưởng hình thức gì và cấp nào khen (Bằng, giấy khen của Bộ Nội vụ: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ hay Chủ tịch nước; Huân chương loại và hạng nào?)

3. Những đơn vị hay cá nhân được đề nghị Bộ xét khen thưởng hoặc để Bộ đề nghị cấp trên khen thưởng cần có đủ các hồ sơ sau đây:

a) Một bản tự báo thành tích thi đua của đơn vị hay cá nhân, có xác nhận của thủ trưởng đơn vị cơ quan.

b) Một bản nhận xét và đề nghị của Ủy ban hành chính khu, thành phố, tỉnh trực thuộc trung ương và khu vực Vĩnh linh.

4. Thời gian: Nên tiến hành sau khi tổng kết công tác hàng năm. Làm xong đến đâu thì gửi đề nghị về Bộ đến đó. Thời hạn cuối cùng là tháng 2 năm sau.

Đối với thành tích đột xuất thì không quy định về thời gian.

Đối với công tác hành chính, việc tiến hành khen thưởng sẽ gặp nhiều khó khăn vì công tác bao gồm nhiều mặt, thành tích khó nói được cụ thể như các ngành khác. Vì vậy, Ủy ban hành chính khu, thành phố, tỉnh và các khu vực Vĩnh linh căn cứ thông tư này, có kế hoạch hướng dẫn và chỉ đạo cụ thể để việc khen thưởng được công bằng, thoả đáng và phản ánh được đúng thành tích của đơn vị, cán bộ, nhân viên.

[...]