BỘ
THUỶ SẢN
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
5-TT/TS
|
Hà
Nội, ngày 17 tháng 9 năm 1982
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ THUỶ SẢN SỐ 5-TT/TS NGÀY 17 THÁNG 9 NĂM 1982 HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 97-HĐBT NGÀY 29-5-1982 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG VỀ CHÍNH
SÁCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
Thi hành Quyết định số 97-HĐBT
ngày 29-5-1982 của Hội đồng Bộ trưởng về chính sách phát triển nuôi trồng thuỷ
sản, sau khi trao đổi với các ngành liên quan, Bộ Thuỷ sản hướng dẫn cụ thể như
sau.
I. QUẢN LÝ SỬ
DỤNG CÁC LOẠI MẶT NƯỚC
1. Quy định chung: Đơn vị,
cá nhân sử dụng mặt nước phải đăng ký với chính quyền địa phương, nhằm giúp
chính quyền các cấp và các ngành thuỷ sản nắm được tình hình để có biện pháp đẩy
mạnh sản xuất, phát triển nuôi trồng thuỷ sản; đồng thời đăng ký là để thực hện
việc kiểm kê kiểm soát trong quản lý mặt nước.
Nội dung đăng ký gồm:
a) Tên đơn vị, cá nhân sử dụng mặt
nước,
b) Số lượng ao, hồ, đầm,
c) Diện tích ao, hồ, đầm, tính
theo đơn vị m2 (bao gồm diện tích có khả năng nuôi và diện tích đã nuôi),
d) Đối tượng nuôi cá giống hay cá
thịt.
Uỷ ban nhân dân xã, phường hướng
dẫn việc đăng ký các loại mặt nước trong địa phương mình
Các Sở, Ty thuỷ sản nông nghiệp
và các ban thuỷ sản nông nghiệp các quận, huyện giúp Uỷ ban nhân dân xã, phường
đăng kí thống kê các loại mặt nước của địa phương.
Mặt nước thuộc phạm vi cấp nào
do cấp đó quản lý. Mặt nước lớn liên xã, liên huyện, liên tỉnh, nên giao cho một
đơn vị thống nhất quản lý sản xuất kinh doanh.
Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng
nơi, có thể tổ chức liên doanh giữa quốc doanh với hợp tác xã, hợp tác xã với
tư nhân. Các mặt nước do cơ quan trung ương quản lý thì đều phải tổ chức nuôi
cá, và nằm tại địa phương nào, thì đăng ký tại chính quyền nơi đó.
2. Khuyến khích sử dụng mặt
nước.
a) Tất cả các hợp tác xã, tập
đoàn sản xuất, cơ quan, xí nghiệp, đơn vị quân đội, hiện đang sử dụng các loại
mặt nước, dù là nước ngọt, nước lợ, nước mặn, đều phải có kế hoạch nuôi trồng
các loại thuỷ sản thích hợp, không được để hoang hoá, nếu để hoang hoá từ 1 năm
trở lên, thì mặt nước thuộc phạm vi cấp nào, cấp đó được quyền giao cho đơn vị
khác sử dụng (trừ diện tích thuộc khu vực cấm - bao gồm những khu vực có liên
quan đến an ninh kinh tế và quốc phòng do cấp tỉnh hoặc trung ương quy định. Đó
là các khu vực sân bay, công binh xưởng, bến cảng, kho tàng quân sự, và các
vùng nghiên cứu khoa học có tính bí mật quốc gia).
b) Đối với những ao, hồ nhỏ phân
tán, trước đây do chính quyền, hoặc hợp tác xã quản lý sử dụng, nếu kinh doanh
không có hiệu quả thì:
- Ao hồ do chính quyền quản lý
nên giao lại cho hợp tác xã sử dụng nuôi cá.
- Những ao hồ tập chung thì hợp
tác xã, tập đoàn sản xuất phải quản lý, củng cố tổ, đội chuyên cá, để nuôi cá
thịt và sản xuất cá giống.
- Những ao, hồ phân tán nằm
trong phạm vi đội sản xuất cơ bản nào, thì nên giao cho đội đó qủn lí nuôi cá.
- Những ao, hồ nhỏ phân tán dải
rác, cạnh các gia đình, thì giao khoán cho nhóm, hộ gia đình.
c) Ở những nơi chưa tập thể hoá
những ao, hồ, đầm công cộng cần được tổ chức nuôi cá theo hướng:
- Chính quyền địa phương nên tạm
thời tổ chức quản lý nuôi cá;
- Nếu chính quyền không có điều
kiện thì giao cho cơ quan, xí nghiệp, trường học, quân đội, các đoàn thể trong
xã, hoặc giao khoán cho nhóm, hộ gia đình sử dụng nuôi cá. Trường hợp không
giao khoán được, thì cho gia đình tạm mượn để nuôi cá, và được hưởng toàn bộ sản
phẩm.
d) Trên diện tích ruộng cấy lúa
nước, các tổ, đội hoặc gia đình nhận mức khoán với hợp tác xã, tập đoàn sản xuất,
được kết hợp nuôi cá trên nguyên tắc bảo đảm thực hiện mức khoán lúa, và được
hưởng toàn bộ sản phẩm cá thu được.
Đối với ruộng muối, ruộng trồng
cói, có kết hợp nuôi tôm, cá nước lợ, thì người sản xuất cũng được hưởng toàn bộ
sản phẩm tôm, cá thu được.
e) Đối với vùng triều nước lợ,
nước mặn có thể nuôi tôm, trồng rong câu, thì hợp tác xã, tập đoàn cần tổ chức
sản xuất, nơi nào hợp tác xã và tập đoàn chưa tổ chức được thì giao cho cơ
quan, xí nghiệp, công, nông, lâm trường, đơn vị quân đội, và gia đình nuôi trồng
thuỷ sản.
Sử dụng mặt nước lợ, mặn nuôi
tôm, cá cần chú ý khoanh vùng với quy mô diện tích nhỏ và vừa để bảo đảm môi
trường sinh thái tự nhiên và sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
g) Đối với các bãi đặc sản:
- Những bãi đặc sản, quý, hiếm,
có sản lượng đáng kể, có giá trị xuất khẩu cao như đồi mồi, bào ngư, trai, ngọc,
yến sào, hải sâm, thì các Sở, Ty thuỷ sản tổ chức quản lý, bảo vệ nhằm giữ gìn
và phát triển nguồn lợi này của đất nước.
- Những bãi đặc sản có giá trị
xuất khẩu và sản lượng không lớn thì có thể giao cho hợp tác xã, tập đoàn sản
xuất hoặc đơn vị quân đội, cơ quan, xí nghiệp, nông, lâm trường... quản lý bảo
vệ.
h) Những mặt nước bỏ hoang như
thùng đào, thùng đấu ven đê, vùng đất trũng ven sông, hố bom, và những vùng bãi
triều nước lợ, mặn, nay cải tạo thành ao, hồ, đầm nuôi cá, tôm, trồng rong câu,
thì được coi là mặt nước khai hoang.
Những ao, hồ, đầm, ruộng nước ngọt,
nước lợ, nước mặn, đã bỏ hoang trên 3 năm, nay khôi phục cải tạo nuôi trồng thuỷ
sản thì được coi là mặt nước phục hoá.
Muốn khai hoang phục hoá mặt nước
nào thì phải được cấp quản lý mặt nước đó cho phép. Đơn vị, cá nhân có công
khai hoang, phục hoá, được hưởng các quyền lợi như đã nêu trong quyết định.
Sau thời hạn quy định, nếu đơn vị
chủ quản, hoặc chính quyền địa phương chưa sử dụng, thì người khai hoang phục
hoá vẫn được tiếp tục sản xuất, nếu đơn vị chủ quản hoặc chính quyền địa phương
có nhu cầu sử dụng mặt nước đó, thì phải bàn bạc và trả thù lao cho người đã có
công khai hoang phục hoá với số tiền bằng 20-50% giá trị sử dụng còn lại của
công trình.
Riêng những mặt nước nằm trong
khu vực đã quy hoạch xây dựng, sau khi khai hoang phục hoá để nuôi cá, đơn vị
chủ quản cần lấy để xây dựng, thì không phải trả tiền thù lao (cần bàn bạc thống
nhất cụ thể với đơn vị chủ quản trước khi khai hoang phục hoá).
Việc lấy mặt nước khai hoang, phục
hoá cần báo trước ít nhất là năm để cho đương sự có thời gian thu hoạch xong và
ngừng việc đầu tư.
II. VỀ SẢN XUẤT
CÁC LOẠI GIỐNG THUỶ SẢN
1. Để có đủ giống tốt cung cấp
kịp thời cho yêu cầu sản xuất cả nước, Bộ Thuỷ sản quy hoạch hệ thống trang trại
giống từ Trung ương đền địa phương và quy định phân cấp trách nhiệm như sau:
a) Bộ thuỷ sản xây dựng các
trung tâm giống thuần chủng của trung ương làm nhiệm vụ nghiên cứu chọn giống
lai tạo, giữ và sản xuất các loại giống thuần chủng, giống gốc, để phân phối
chó các trại giống thuần chủng của các tỉnh, thành phố.
b) Các sở, ty thuỷ sản, nông
nghiệp xây dựng các trạm, trại cá giống nhằm cung cấp thoả mãn giống trong tỉnh
bao gồm:
- Một trại giống thuần chủng (có
thể kết hợp làm thực nghiệm) nhân giống thuần chủng của trung ương để phân phối
cho các trại giống trong tỉnh, và nghiên cứu chọn, lai tạo, giữ và sản xuất giống
quý của địa phương.
- Các trại giống sinh sản nhân tạo
chủ yếu sản xuất cá bột, và một phần cá hương cung cấp cho các hợp tác xã, đơn
vị và gia đình ương nuôi thành cá giống.
Các tỉnh phía Bắc củng cố và cải
tạo các trại đã có để nâng cao công suất, không phát triển thêm cơ sở mới, kể cả
quốc doanh và hợp tác xã; riêng các huyện miền núi có thể xây dựng trại giống mới
(quốc doanh, hợp tác xã hoặc trong các nông trường, xí nghiệp, quân đội) để
cung cấp đủ giống trong huyện.
Các tỉnh phía Nam từ Quảng Nam -
Đà Nẵng trở vào xây dựng trại giống quốc doanh là chủ yếu, việc xây dựng trại
giống sinh sản nhân tạo trong hợp tác xã, tập đoàn sản xuất phải theo quy hoạch
của tỉnh.
2. Lưu thông con giống:
Nhà nước cho phép lưu thông con
giống, nhưng phải tuân theo các quy định như sau:
a) Đơn vị, cá nhân buôn bán cá
giống phải có giấy đăng ký hành nghề của Sở, Ty thuỷ sản, nông nghiệp và giấy
phép đăng ký kinh doanh của quận, huyện. Các trường hợp buôn bán cá giống không
có đăng ký kinh doanh hành nghề, hoặc có đăng ký nhưng buôn bán gian lận, làm hại
đến phong trào nuôi trồng thuỷ sản, tư nhân mượn danh nghĩa cơ quan để buôn bán
cá giống trốn đăng ký và thuế đều là phạm pháp.
b) Các tỉnh có nhu cầu chuyển cá
giống từ Bắc vào Nam và từ Nam ra Bắc, phải lập kế hoạch vận chuyển cá báo cáo
với Bộ Thuỷ sản, Bộ sẽ giao cho Công ty vật tư cá giống trung ương chuyên chở,
hoặc hướng dẫn cho các đơn vị trực tiếp vận chuyển.
c) Xuất nhập khẩu các loại giống
thuỷ sản ở nước ta phải có kế hoạch và do Bộ Thuỷ sản thống nhất quản lý chỉ đạo.
d) Về sản xuất và quản lý phân
phối thuốc cho cá đẻ:
Tất cả các đơn vị sản xuất thuốc
cho cá đẻ đều phải có giấy phép của Bộ Thuỷ sản. Nếu sản xuất mang tính chất
kinh doanh thì còn phải có thêm giấy phép đăng ký kinh doanh. Đơn vị sản xuất
thuốc phải chịu sự quản ký của Bộ Thuỷ sản về quy trình công nghệ, tiêu chuẩn
chất lượng và sản phẩm.
Hàng năm theo kế hoạch của Bộ
Thuỷ sản, Công ty vật tư cá giống trung ương thu mua sản phẩm và phân phối cho
các địa phương.
Điều kiện để Bộ Thuỷ sản xét cấp
giấy phép là:
- Đơn vị sản xuất thuốc được cấp
trên của đơn vị đó xác nhận và đề nghị;
- Bản quy trình công nghệ sản xuất,
thuyết minh và sản phẩm mẫu;
- Có cơ sở vật chất, trang thiết
bị.
III. SẢN XUẤT
THỨC ĂN CHO CÁ
Các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất
có nuôi cá cần tận dụng hết các đất bờ mương, bờ ao, và được tính trong phần đất
dành cho chăn nuôi để sản xuất thức ăn cho cá, và phải làm nghĩa vụ với Nhà nước
bằng sẩn phẩm chăn nuôi (cá hay thịt lợn) trên diện tích đó. Tỷ lệ quy đổi: 2
kilôgam cá bằng 1 kilôgam thịt lợn hơi.
Việc làm nghĩa vụ bằng cá hay thịt
lợn do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.
IV. KHAI THÁC
VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN
Để khai thác hợp lý và bảo vệ
phát triển nguồn lợi, Bộ Thuỷ sản quy định cụ thể như sau:
1. Nghiêm cấm việc dùng và thải
các chất độc, điện, chất nổ để đánh bắt và giết hại các loại thuỷ sản:
a) Cấm dùng chất độc như các loại
thuốc trừ sâu (DDT, 666), lá cơi, lá quả thàn mát, quả sú vẹt, khô dầu sở và
các chất độc khác để giết hại các loại thuỷ sản ở các thuỷ vực.
Các xí nghiệp, nhà máy, công
trình có thải chất độc đều phải xử lý trước khi đưa ra các vùng nước, nhằm bảo
vệ nguồn lợi thuỷ sản.
b) Cấm dùng chất nổ như mìn, bộc
phá, lựu đạn, súng và điện trường (cào điện) để khai thác tôm, cá làm nguồn lợi
thuỷ sản bị tiêu diệt hàng loạt.
2. Cấm đánh bắt, giết hại cá
con và các loài thuỷ sản đang thời kỳ sinh đẻ:
Cá con và các loài thuỷ sản đang
thời kỳ sinh đẻ là nguồn bổ sung rất lớn cho nguồn lợi thuỷ sản, nếu bị phá hoại
sẽ làm giảm trữ lượng nhanh chóng, vì vậy:
a) Cấm đánh bắt cá con:
- Bãi cá con ven sông (nhân dân
thường gọi là bãi cá trụi) các địa phương cần có kế hoạch quản lý, chỉ đạo, sử
dụng cá trụi làm cá giống để nuôi.
- Cá ròng ròng (cá lóc, cá quả,
cá bống con).
- Cá linh: không nên khai thác
vào mùa cá linh non (từ tháng 6 đến tháng 8) mà tập trung khai thác vào mùa cá
linh già (từ tháng 9 đến tháng 12).
b) Cấm khai thác các loại đặc sản
nhỏ (xem phụ lục 1).
Chiều dài cho phép khai thác một
số loài cá (xem phụ lục 2).
c) Cấm đánh bắt các loài thuỷ sản
đang thời kỳ sinh đẻ (xem phụ lục 3).
3. Cấm sử dụng các loại ngư cụ
sau đây để đánh bắt cá:
- Lưới mắt dày 2a = 0,5 - 1cm để
đánh bắt cá ở sông vào tháng 7, tháng 8.
- Lưới vét, giã cào, vó gạt, lờ
lợp, đăng chắn bắt cá đi đẻ vào mùa mưa hoặc cá từ đồng ra sông.
- Câu rà, câu ba tiêu.
- Sa, ben, xếp đăng chuồng, chắn
ở dọc ngòi sông.
- Vợt để vớt cá chép đẻ ở ao hồ.
4. Vớt cá bột trên sông.
Tập thể và cá nhân muốn vớt cá bột
trên sông phải theo đúng quy định của cơ quan thuỷ sản địa phương về địa điểm,
thời gian, số lượng dụng cụ và được pháp của các địa phương có bến bãi.
5. Tất cả các đơn vị, cá nhân
làm nghề khai thác thuỷ sản trên sông hồ chứa, đầm, eo, vịnh chuyên nghiệp hoặc
thời vụ đều phải đăng ký hành nghề và đăng ký kinh doanh.
6. Khuyến khích toàn dân tham
gia bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản:
Các dịa phương, đơn vị cần hướng
dẫn mọi người chấp hành tốt các quy dịnh về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đồng thời
nghiêm cấm mọi hình thức bắt trộm cá, cướp cá ở các mặt nước có nuôi trồng thuỷ
sản; phải kịp thời phát hiện, tố giác các hành vi phá hoại. Người phát hiện tố
giác và có công bảo vệ được khen thưởng thích đáng và được pháp luật bảo vệ. Chế
độ khen thưởng được áp dụng hình thức thưởng bằng tiền. Số tiền lấy từ khoản phạt,
bao gồm tiền tịch thu ngư cụ, thuyền, lưới, sản phẩm, tiền bồi thường thiệt hại
và quỹ tiền thưởng của cơ quan, xí nghiệp. Người vi phạm bị xử phạt theo pháp
luật hiện hành. Hình thức xử phạt:
- Cảnh cáo đối với người vi phạm
lần đầu;
- Tịch thu ngư cụ, thuyền lưới
và sản phẩm cá đánh bắt đối với cá nhân hay đơn vị không đăng ký kinh doanh;
- Thu hồi đăng ký kinh doanh tạm
thời hoặc vĩnh viễn;
- Vi phậm các điều về khai thác
và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, gây thiệt hại lớn đều bị phạt bằng tiền và phải bồi
thường thiệt hại. Nếu vi phạm nghiêm trọng sẽ bị truy tố về trách nhiệm hình sự;
- Truy tố trước toà án về tội
xâm phạm tài sản của Nhà nước, của tập thể và của công dân;
- Mọi hành động trả thù đều bị
nghiêm trị theo pháp luật.
Các địa phương, các cơ sở sản xuất
cần bố trí cán bộ theo dõi quản lý việc khai thác, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, kết
hợp chặt chẽ với chính quyền và công an địa phương làm tốt công tác bảo vệ và sử
lý kịp thời các vụ việc xảy ra.
Trên đây là nội dung hướng dẫn mục
I, II, III, VI trong Quyết định số 97-HĐBT ngày 29-5-1982 của Hội đồng Bộ trưởng.
Các phần nội dung khác Bộ Thuỷ sản
sẽ cùng các Bộ, các ngành có liên quan ra thông tư hướng dẫn sau.
Các địa phương căn cứ vào tình
hình cụ thể của mình mà vận dụng thực hiện thông tư hướng dẫn này.
Quá trình thực hiện có gì vướng
mắc, các địa phương, đơn vị, cơ sở, cần báo cáo phản ánh kịp thời về Bộ Thuỷ sản
để nghiên cứu hướng dẫn bổ sung hoàn chỉnh.
PHỤ LỤC 1
CHIỀU DÀI CÁC LOẠI ĐẶC SẢN ĐƯỢC PHÉP KHAI THÁC
Số
thứ tự
|
Tên
các loài
|
Chiều
dài(cm)
|
1
|
- Bào ngư
|
5
|
2
|
- Sò huyết
|
3,5
|
3
|
- Vẹm
|
8
|
4
|
- Trai ngọc
|
7
|
5
|
- Điệp tròn
|
7
|
6
|
- Hầu sông
|
12
|
7
|
- Hải sâm
|
13
|
8
|
- Sá sùng
|
6
|
9
|
- Cua
|
10
|
10
|
- Đồi mồi
|
|
11
|
- Ngao
|
25
|
12
|
- Tôm hùm
|
15
|
13
|
- Tôm rảo
|
4
|
PHỤ LỤC 2
CHIỀU DÀI CHO PHÉP KHAI THÁC MỘT SỐ LOẠI CÁ ĐỐI VỚI NHỮNG
NGHỀ CÓ NĂNG SUẤT SẢN LƯỢNG LỚN
Tên cá
|
Chiều
dài (cm)(1)
|
Trọng
lượng
|
- Cá cháy
|
25
|
|
- Mòi cờ
|
16
|
|
- Cá chép
|
20
|
0,5
- 0,6 kg
|
- Cá xinh gai
|
20
|
|
- Anh Vũ
|
22
|
|
- Cá hóc
|
20
|
|
- Dầm xanh
|
17
|
|
- Cá trôi
|
30
|
0,5
- 0,6 kg
|
- Chày đất
|
15
|
|
- Cá bống
|
40
|
2
- 2,5 kg
|
- Trắm đen
|
27
|
|
- Trắm cỏ
|
30
|
|
- Mè trắng Việt Nam
|
30
|
1
-2 kg
|
- Lươn
|
36
|
|
- Cá chiên
|
38
|
|
- Cá vền
|
15
|
|
- Cá tra
|
30
|
0,7
kg
|
- Cá bông
|
38
|
|
- Cá cóc
|
14
|
|
- Trê trắng
|
22
|
|
- Trê vàng
|
22
|
|
- Sặt rằn
|
16
|
|
- Duồng bay
|
17
|
|
(1) Chiều dài tính từ mõm cá đến
đốt sống cuối cùng.
PHỤ LỤC 3
CÁC KHU VỰC VÀ THỜI GIAN CẤM KHAI THÁC VỚI MỘT SỐ LOẠI
CÁ Ở MỘT SỐ SÔNG
Tên
cá
|
Sông
Hồng
|
Sông
Đà
|
- Cá mòi cờ
|
- Việt Trì, Hà Nội, thị xã
Hưng Yên
|
Thị xã Hoà Bình
|
- Cá cháy
|
- Quạch, Âu lâu, thị xã Yên
Bái
|
Diềm ban, suối Rút, Thác Bờ,
Thác Bưởi
|
- Cá trôi
|
- Cửa ngòi Bo, Ngòi Nhù, Ngòi
Hút, Ngòi thia, Giàn Khế
|
Tạ Khoa, Thác Bờ, Ngòi Hoa
|
- Mè trắng
|
- Quạch, Cánh mình, Âu lâu, Giới
phiên cách ngoa, Tuy lộc ghềnh linh
|
Tạ Khoa, Vạn Yên, Diềm ban,
bãi loa, suối Rút, thác Bờ, thác Bưởi
|
- Trắm đen
|
- Cầu làng Giàng, quanh thị xã
Yên Bái
|
Thác Bờ, Trung Hà
|
- Cá chiên
|
- Trịnh tường, thị xã Lào Cai,
ngòi Bo, Quạch (Hoàng Liên Sơn)
|
Thác Bờ, Vạn Yên, Tạ Khoa
|
- Cá hoả
|
- Trịnh tường, Trịnh quyền, cửa
sông Nậm thi, cửa ngòi Bo
|
Hát Ong, Nậm Ti, Nậm Sợp
|
- Cá bống
|
- Soi cờ, Ngòi Bo, Bảo Hà,
Lang thíp
|
|
- Cá Anh Vũ
|
- Chân cầu Việt Trì
|
Thị trấn Lai Châu, Vạn Yên,
Trung Hà
|
- Cá vần
|
|
|
PHỤ LỤC 4
THỜI GIAN SINH ĐẺ CỦA MỘT SỐ LOẠI ĐẶC SẢN
Tên
các loài cá
|
Thời
gian sinh đẻ (theo dương lịch)
|
Bào ngư
|
6
- 8
|
Sò huyết
|
8
- 11
|
Vẹm
|
4
- 5 và 9 - 10
|
Trai ngọc (2 loại)
|
5
- 11
|
Diệp tròn
|
5
- 6
|
Hầu sông
|
4
-6 và 8 - 10
|
Hải sâm
|
6
- 7
|
Sá sùng
|
3
- 8
|
Cua
|
5
- 11
|
Đồi mồi
|
5
- 7
|
Rau mơ
|
1
- 5
|
Rau câu
|
1
- 5
|
Tôm hùm
|
3
- 7
|
Tôm rảo
|
4
- 5
|
Ngao
|
2
- 4
|
CÁC KHU VỰC VÀ THỜI GIAN CẤM KHAI THÁC Ở MỘT SỐ SÔNG MIỀN
BẮC
Sông
Lô Gâm
|
Sông
Lam
|
Thời
gian cấm (tháng)
|
Ghi
chú
|
Ngã ba Đoan Hùng
|
Nam Đông (Nam Đàn)
|
3-5
|
|
Thác cái, Hàm Yên, thị xã
Tuyên Quang
|
Vực Quánh (Thanh Chương)
|
3-5
|
|
Sông con Vĩnh Tuy, Vương
Khương, Vị Xuyên, Chiêm Hoá, Cửa sông Năng Bắc Quang
|
Thác Chôn Lôn (Chương Dương)
thác Đà bếp (Anh Sơn)
|
5-7
|
|
Hàm Yên, thị xã Tuyên Quang
|
|
5
- 6
|
|
Bình Quyên, Bến Then
|
|
5
- 7
|
|
Chiêm Hoá, Vĩnh Tuy
|
|
2
- 5
|
|
Na Hang, Ba Luồng, Chiêm Hoá
|
|
12
- 2
|
|
Nà Cầy, Phương Tiền, Vũng Kem
|
Thác Làng rạc (Tân Kỳ)
|
3
- 5
|
|
Na Hang, Ngã ba Lô gâm
|
Vực cồn, vèo, vực Rú già, Đồng
pha (Đô lương), Thanh Cát (Thanh Chương)
|
10
- 12
|
|