Thứ 6, Ngày 15/11/2024

Thông tư 44/2013/TT-BYT bổ sung bệnh Bụi phổi-Talc nghề nghiệp vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 44/2013/TT-BYT
Ngày ban hành 24/12/2013
Ngày có hiệu lực 15/02/2014
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Nguyễn Thị Xuyên
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 44/2013/TT-BYT

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2013

 

THÔNG TƯ

BỔ SUNG BỆNH BỤI PHỔI-TALC NGHỀ NGHIỆP VÀO DANH MỤC BỆNH NGHỀ NGHIỆP ĐƯỢC BẢO HIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, GIÁM ĐỊNH

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cLuật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một sđiều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản môi trường y tế;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư Bsung bệnh Bụi phổi-Talc nghề nghiệp vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định,

Điều 1. Bổ sung Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm

1. Bsung bệnh Bụi phổi-Talc nghề nghiệp vào danh mục các bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bảo him xã hội.

2. Ban hành kèm theo Thông tư này hướng dẫn chẩn đoán và giám định mức suy giảm khả năng lao động bệnh Bụi phổi-Talc nghề nghiệp.

Điều 2. Chế độ đối với người mắc bệnh nghề nghiệp

Người lao động đã được giám định mức độ suy giảm khả năng lao động bệnh quy định tại Điều 1 của Thông tư này được hưởng các chế độ bảo hiểm theo quy định Luật bảo hiểm xã hội, Bộ luật Lao động và các chế độ khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực ktừ ngày 15 tháng 02 năm 2014.

Điều 4. Trách nhiệm thi hành

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng cơ quan y tế các Bộ, ngành và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mc, các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) để giải quyết.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Phòng Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ);
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Các Thtrưởng (để biết);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Bảo hiểm Xã hội Việt Nam;
- Sở Y tế, SLĐTBXH, Sở Tài chính, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Trung tâm YTDP, Trung tâm BVSKLĐ-MT các tỉnh, thành phố trc thuộc trung ương;
-
Y tế các B, Ngành;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;
-
Lưu: VT, PC, MT (03b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Xuyên

 

HƯỚNG DẪN

CHẨN ĐOÁN VÀ GIÁM ĐỊNH MỨC SUY GIẢM KHẢ NĂNG LAO ĐỘNG DO BỆNH BỤI PHỔI-TALC NGHỀ NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2013/TT-BYT ngày 24 tháng 12 năm 2013 của Bộ Y tế)

I. PHẠM VI ÁP DỤNG

Hướng dẫn chẩn đoán và giám định mức suy giảm khả năng lao động do bệnh Bụi phổi-Talc nghề nghiệp cho người lao động làm việc trong môi trường tiếp xúc với bụi Talc.

II. HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN

1. Yếu tố tiếp xúc:

Tiếp xúc với bụi Talc trong không khí môi trường lao động khi nồng độ bụi hô hp lớn hơn 1mg/m3 không khí và hàm lượng dioxyt silic (SiO2) và amiăng trong giới hạn cho phép.

[...]