Thông tư 425/1999/TT-BGTVT hướng dẫn Nghị định 56/1999/NĐ-CP Quy định các hình thức, đối tượng và tiêu chuẩn khen thưởng của CP, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; cụ thể hoá tiêu chuẩn khen thưởng huân chương Lao động" trong ngành GTVT do Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu 425/1999/TT-BGTVT
Ngày ban hành 20/08/1999
Ngày có hiệu lực 04/09/1999
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
Người ký Đào Đình Bình
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 425/1999/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 1999

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH 56/1998/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ "QUY ĐỊNH CÁC HÌNH THỨC, ĐỐI TƯỢNG VÀ TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG CỦA CHÍNH PHỦ, CÁC BỘ CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ; CỤ THỂ HOÁ TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG HUÂN CHƯƠNG LAO ĐỘNG" TRONG NGÀNH GTVT

Căn cứ Nghị định 56/1998/NĐ-CP ngày 30/7/1998 của Chính phủ ban hành "Quy định các hình thức, đối tượng và tiêu chuẩn khen thưởng của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ; cụ thể hoá tiêu chuẩn khen thưởng Huân chương Lao động". Ngày 17/9/1998 Viện Thi đua khen thưởng Nhà nước đã có văn bản số 432/TĐKT và Bộ Tài chính đã có thông tư số 24/1999/BTC-TT ngày 4/3/1999, hướng dẫn cụ thể một số điểm của Nghị định 56. Để việc thực hiện Nghị định của Chính phủ được thống nhất trong toàn ngành, Bộ GTVT hướng dẫn và cụ thể hoá việc thực hiện Nghị định trên của Chính phủ như sau:

I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1- Công tác khen thưởng phải được tiến hành thường xuyên, kịp thời; Bình xét công khai, công bằng, dân chủ và dựa trên các tiêu chuẩn thi đua.

2- Chú trọng khen thưởng các đối tượng là cá nhân, tập thể nhỏ, các thành tích đột xuất, các nhiệm vụ trọng tâm trong từng thời kỳ.

3- Chỉ khen thưởng thành tích hàng năm cho các đơn vị, cá nhân có tổ chức phong trào thi đua và có sơ kết, tổng kết phong trào thi đua.

4- Kết quả khen thưởng thành tích đột xuất được xem xét khi xét khen thưởng thành tích toàn diện hàng năm cũng như từng giai đoạn.

5- Mỗi hình thức khen thuởng có thể được tặng nhiều lần cho một đối tượng nếu thành tích ở các giai đoạn là tương đương.

6- Các hình thức khen thưởng gồm: danh hiệu thi đua (lao động giỏi, chiến sỹ thi đua, tập thể lao động giỏi, tập thể lao động xuất sắc); giấy khen, bằng khen, cờ thi đua, huân chương lao động các hạng. Mỗi hình thức được khen thưởng cho một thành tích tương xứng.

7- Trong cùng một năm hoặc cùng một thời điểm xét khen thưởng, nếu thành tích của tập thể và cá nhân đạt tiêu chuẩn nhiều hình thức khen thưởng thì chỉ khen thưởng một hình thức cao nhất. Ví dụ: một người cùng một lúc vừa đủ tiêu chuẩn khen thưởng danh hiệu "Chiến sỹ thi đua cơ sở" vừa đủ tiêu chuẩn khen thưởng danh hiệu "Chiến sỹ thi đua Ngành GTVT" thì năm đó chỉ khen thưởng danh hiệu "Chiến sỹ thi đua Ngành GTVT". Quy định trên cũng áp dụng tương tự cho các hình thức khen thưởng: giấy khen, bằng khen Bộ GTVT, bằng khen Chính phủ, cờ thi đua các loại.

8- Khen thưởng tinh thần đi đôi với khen thưởng vật chất.

9- Khen thưởng của cấp nào do Thủ trưởng cơ quan đơn vị cấp đó quyết định theo đề nghị của Hội đồng thi đua khen thưởng cùng cấp.

10- Các hình thức khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến; khen thưởng theo thông tư 38 TT/TW; khen thưởng Huân chương độc lập, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Sao vàng; Huân chương Quân công, Chiến công; phong tặng các danh hiệu vinh dự Nhà nước vẫn thực hiện theo các quy định hiện hành.

11- Đối tượng khen thưởng là "Đơn vị cơ sở" được hiểu thống nhất như sau: Đối với tổ chức kinh tế là đơn vị hạch toán độc lập. Đối với các đơn vị sự nghiệp là những đơn vị có tư cách pháp nhân có con dấu riêng như các Trường, Viện nghiên cứu, Bệnh viện, Trung tâm v.v...

- Đối tượng "Tập thể nhỏ" được hiểu thống nhất: là đơn vị thành viên trong đơn vị cơ sở như: phòng, ban, tổ, đội sản xuất, phân xưởng, khoa v.v...

- Đối tượng "cấp trên cơ sở" trong Ngành GTVT được hiểu thống nhất gồm các đơn vị sau: Cục Đường bộ VN , Cục Hàng hải VN, Cục Đường sông VN, Cục Đăng kiểm VN, Liên hiệp Đường sắt VN, các Tổng Công ty thành lập theo QĐ 91/TTg và 90/TTg, Sở Y tế GTVT.

12- Các hiện vật phục vụ công tác thi đua khen thưởng gồm: Huy hiệu chiến sĩ thi đua Ngành GTVT, mẫu giấy chứng nhận danh hiệu thi đua, cờ thi đua, bằng khen và giấy khen, các đơn vị thực hiện thống nhất theo mẫu của Bộ GTVT quy định (có phụ lục kèm theo).

II- CÁC ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG CỦA NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI:

1/ Đối tượng chung:

- Cán bộ, công nhân viên; các tập thể cơ quan, đơn vị thuộc Ngành GTVT và thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của Bộ trưởng Bộ GTVT.

- Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có thành tích đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Ngành GTVT.

2/ Các hình thức khen thưởng gồm:

- Danh hiệu thi đua (lao động giỏi, chiến sỹ thi đua cơ sở, chiến sỹ thi đua Ngành GTVT, tập thể lao động giỏi, tập thể lao động xuất sắc).

- Giấy khen

- Bằng khen

- Cờ thi đua

3/ Đối tượng, tiêu chuẩn, thời hạn, thẩm quyền xét thưởng:

[...]