Thông tư 403-TĐ-1967 về việc tổng kết sáng kiến và kinh nghiệm, đẩy mạnh tăng năng suất lao động, hoàn thành thắng lợi kế hoạch Nhà nước năm 1967 do Ban thi đua Trung Ương ban hành

Số hiệu 403-TĐ
Ngày ban hành 11/03/1967
Ngày có hiệu lực 26/03/1967
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Ban Thi đua Trung ương
Người ký Nguyễn Văn Tạo
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BAN THI ĐUA TRUNG ƯƠNG
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 403-TĐ

Hà Nội, ngày 11 tháng 03 năm 1967 

 

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC TỔNG KẾT SÁNG KIẾN VÀ KINH NGHIỆM, ĐẨY MẠNH TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG, HOÀN THÀNH THẮNG LỢI KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC NĂM 1967

Năm 1967 là năm sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta bước vào thời kỳ quyết liệt. Kế hoạch Nhà nước năm 1967 phải được hoàn thành thắng lợi trong bất kỳ tình huống nào để đảm bảo chiến thắng giặc Mỹ xâm lược và đời sống nhân dân. Vì vậy,  Đảng và Chính phủ chủ trương tiến hành cuộc vận động quần chúng quyết tâm thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 1967, động viên sức người, sức của đẩy mạnh sản xuất giành thắng lợi ngay từ tháng đầu, quý đầu năm.

Không ngừng tăng năng suất lao động là yếu tố cơ bản để phát triển sản xuất, hoàn thành thắng lợi nhà nước. Muốn tăng năng suất lao động, càn phải đẩy mạnh hợp lý, ra sức thực hành tiết kiệm. Đại hội anh hùng, chiến sĩ thi đua chống Mỹ, cứu nước đã chỉ rõ trong hoàn cảnh chiến tranh thực hiện việc tổ chức sản xuất, cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý giám sát với điều kiện thực tế, phù hợp với thời chiến, thì nhất định chúng ta không ngừng tăng năng suất lao động ở mọi nơi, mọi đơn vị, mọi ngành. Khi tăng năng suất lao động của ta còn tiềm tàng rất nhiều.

Trong cao trào thi đua chống Mỹ cứu nước hơn 2 năm qua, nhiều đơn vị và cá nhân đã có nhiều sáng kiến về tổ chức sản xuất, cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý, thực hành tiết kiệm; bảo vệ sản xuất, bảo vệ tính mạng của người sản xuất có tác dụng rất tốt tới việc tăng năng suất lao động. Tiêu biểu là các đơn vị anh hùng, người anh hùng, tổ, đội phân xưởng lao động xã hội chủ nghĩa, đơn vị quyết thắng, hợp tác xã tiên tiến, tổ, đội, đơn vị tiên tiến, chiến sĩ thi đua, lao động tiên tiến.

Trong Chỉ thị số 31-TTg ngày 02/2/1967 về việc phát huy thắng lợi của Đại hội anh hùng, chiến sĩ thi đua chống Mỹ, cứu nước, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trương các ngành, các cấp phải tiến hành việc tổng kết sáng kiến và kinh nghiệm tỏng 2 năm qua để đẩy mạnh việc tăng năng suất lao động theo cách làm của hội nghị ba điểm cao. Ban thi đua Trung ương ra thông tư này để hướng dẫn các ngành, các cấp thực hiện chủ trương đó của Thủ tướng Chính phủ.

Việc tổng kết sáng kiến và kinh nghiệm tiến hành dưới hình thức hội nghị ba điểm cao nhằm mục đích tăng năng suất lao động phục vụ sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, nên có thể gọi là Hội nghị ba điểm cao chống Mỹ, cứu nước.

Thực tế phong phú đã cho thấy rõ tác dụng to lớn của việc mở hội nghị ba điểm cao. Đại hội ba điểm cao toàn miền Bắc đầu năm 1965 đã kết luận: “Hội nghị thi đua đạt ba điểm cao là hình thức đúc kết kinh nghiệm có tính chất quần chúng rộng rãi, kết hợp chặt chẽ công nhân với cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý dưới sự lãnh đạo của Đảng; là trường học giáo dục toàn diện về khoa học, kỹ thuật, có lãnh đạo và có tổ chức; là động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự tiến bộ kỹ thuật, thực hiện từng bước cuộc cách mạng kỹ thuật, hoàn thành toàn diện và vượt mức kế hoạch Nhà nước”. Do đó, làm tốt Hội nghị ba điểm cao chống Mỹ, cứu nước nhất định có tác dụng rất lớn đối với việc đẩy mạnh thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 1967.

YÊU CẦU CỦA HỘI NGHỊ BA ĐIỂM CAO CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC

1. Phát huy thắng lợi của Đại hội anh hùng, chiến sĩ thi đua chống Mỹ, cứu nước, nêu cao tinh thần tiến công cách mạng đẩy mạnh tăng năng suất lao động, hoàn thành thắng lợi kế hoạch Nhà nước năm 1967.

2. Tiến hành tích cực, khẩn trương đúc kết sáng kiến, kinh nghiệm xong phải phổ biến và áp dụng ngay, xây dựng định mức và chỉ tiêu tiên tiến có tã dụng trực tiếp nâng cao năng suất lao động, đẩy mạnh sản xuất, công tác, hoàn thành thắng lợi kế hoạch Nhà nước.

3. Tổng kết sáng kiến và kinh nghiệm theo ngành, nghề, từng loại việc; có trọng tâm, trọng điểm, trước hết tập trung vào những khâu then chốt trong dây chuyền sản xuất, trong công tác có tác dụng quyết định đối với việc hoàn thành kế hoạch Nhà nước.

4. Vừa tiến hành ở đơn vị sản xuất, kinh doanh, vừa tiến hành ở các đơn vị, các cơ quan quản lý, nghiên cứu, hành chính.

5. Qua hội nghị, thực hiện một bước quyền làm chủ tập thể của quần chúng, thực hiện quần chúng tham gia xây dựng kế hoạch, tham gia quản lý kinh tế, quản lý kỹ thuật; gây tinh thần phấn khởi thi đua mọi người.

NỘI DUNG TỔNG KẾT SÁNG KIẾN VÀ KINH NGHIỆM

Tùy theo tính chất sản xuất, công tác của từng ngành mà tổng kết sáng kiến, kinh nghiệm cho thích hợp. Hết sức chú ý tổng kết sáng kiến, kinh nghiệm về mặt thực hành tiết kiệm và sáng kiến, kinh nghiệm trong hoàn cảnh vừa sản xuất, vừa chiến đấu.

Trong các ngành công nghiệp, thì tổng kết sáng kiến và kinh nghiệm hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý; trong ngành nông nghiệp thì tổng kết sáng kiến và kinh nghiệm trong việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật liên hoàn, sử dụng và quản lý lao động,…Trong ngành giao thông vận tải thì trong việc sửa chữa và làm đường, cầu, phà, vận chuyển,…; trong ngành y tế thì tổng kết việc tổ chức phòng bệnh, chữa bệnh, chế biến dược liệu, thuốc v.v...;trong ngành giáo dục thì tổng kết việc cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập, xây dựng trường lớp, chế dộ tạo đồ dùng giảng dạy,…; trong các cơ quan quản lý, nghiên cứu, hành chính thì trong việc thực hiện ba cải tiến,v.v,…

Trong các lực lượng vũ trang, đối với các bộ môn hậu cần thì tổng két như các ngành sản xuất, đối với lực lượng chiến đấu thì có nội dung tổng kết riêng cho thích hợp.

Tiến hành tổng kết sáng kiến và kinh nghiệm trong việc bảo vệ sản xuất: sơ tán cơ sở sản xuất, bảo vệ thiết bị, máy móc, phương tiện vận chuyển, kho tàng, hàng hóa; trong việc bảo vệ tính mạng của người sản xuất; xây dựng hầm trú ẩn, đào hầm hào,…

Tổng kết sáng kiến và kinh nghiệm trong việc tổ chức đời sống trong thời chiến; phát triển trồng trọt, chăn nuôi, tổ chức ăn, ở, học tập,v.v…

CÁCH TIẾN HÀNH HỘI NGHỊ BA ĐIỂM CAO CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC.

Cách tiến hành đại thể như mở rộng hội nghị ba điểm cao; các ngành, các địa phương cần ôn lại kinh nghiệm mở rộng hội nghị ba điểm cao trước đây để tiến hành. Ở đây chỉ nêu những điểm quan trọng và một số điểm mới cần chú ý:

1. Hội nghị bắt đầu từ tổ, đội của đơn vị, theo phương châm vừa làm, vừa bàn, tranh thủ thời gian đẩy mạnh sản xuất, sau hội nghị tổ, đội đó mở hội nghị ở phân xưởng hoặc phòng ban. Sau mở hội nghị chuyên đề toàn đơn vị, lên đến hội nghị chuyên đề toàn ngành địa phương, hội nghị chuyên đề toàn ngành địa phương, hội nghị chuyên đề toàn ngành miền Bắc. Trước mắt, tập trung vào việc mở rộng hội nghị ở tổ, phân xưởng và đơn vị có tác dụng trực tiếp đối với việc đẩy mạnh sản xuất, công tác đơn vị. Nếu trong đơn vị có nhiều phân xưởng cùng tính chất sản xuất thì mới mở đại hội nghị chuyên đề toàn đơn vị, trường hợp các phân xưởng mà tính chất sản xuất khác nhau thì không cần mở hội nghị chuyên đề toàn chỉ có cuộc họp chung toàn đơn vị để báo cáo kết quả hội nghị của các phân xưởng, bàn việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Trong các đơn vị không có phân xưởng, như ở công trường, nông trường, cửa hàng,… thì mở hội nghị chuyên đề toàn đơn vị, không mở hội nghị phân xưởng.

2. Tiến hành hội nghị, phải làm thật tốt công tác giáo dục tư tưởng, làm cho mọi người thấu suốt ý nghĩa quan trọng của việc mở hội nghị, mục đích và yêu cầu của việc tổng kết sáng kiến và kinh nghiệm, động viên mọi người phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, nâng cao tinh thần trách nhiệm tích cực tham gia hội nghị.

Cần phải dựa vào lực lượng của các tổ, đội, phân xưởng lao động xã hội chủ nghĩa, tổ, đội phần xưởng tiên tiến, chiến sĩ thi đua, lao động tiên tiến, thanh niên ba sẵn sàng, phụ nữ ba đảm đang, tích cực phát huy tác dụng của họ.

3. Dùng hình thức báo công và bình công, động viên mọi người phấn khởi báo cáo hết kết quả đạt được trong việc nâng cao năng suất, bảo đảm chất lượng, thực hành tiết kiệm (cả trên ba mặt hoặc một mặt) với mức cụ thể; trình bày hết sáng kiến, kinh nghiệm đã có. Trên cơ sở đó mà tặng danh hiệu ba điểm cao hoặc hai, hoặc một điểm cao cho cá nhân và tập thể. Cử những người và tập thể có thành tích xuất sắc nhất đi dự hội nghị ban điểm cao chống Mỹ, cứu nước cấp trên. Đây là tiêu chuẩn cơ bản để dựa vào đó mà bình bầu lao động tiên tiến,chiến sĩ thi đua, đơn vị tiên tiến, lao động xã hội chủ nghiã.

4. Sau khi tổng kết phải tích cực áp dụng ngay sáng kiến, kinh nghiệm vào sản xuất, công tác và tiến hành có chương trình, kế hoạch cụ thể. Nghiên cứu áp dụng sáng kiến, kinh nghiệm của các đơn vị anh hùng và người anh hùng trong cùng ngành nghề, có sự liên hệ so sánh; xây dựng định mức và tiêu chuẩn kinh tế , kỹ thuật tiên tiến. Trên cơ sở  đó mà xây dựng chỉ tiêu năng suất lao động, chỉ tiêu sản lượng, khối lượng (với mức trung bình tiên tiến) cao hơn chỉ tiêu kế hoạch đã có, bảo đảm thực hiện toàn diện và vượt kế hoạch Nhà nước. Định mức, chỉ tiêu này có thể gọi là định mức, chỉ tiêu chống Mỹ, cứu nước để động viên mọi người ra sức thi đua phấn đấu thực hiện, phục vụ đắc lực hơn sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Để hội nghị có tác dụng tích cực trực tiếp đối với việc đẩy mạnh thực hiện kế hoạch Nhà nước, tổ, đội sau khi tổng kết xong thì xây dựng ngay định mức, tiêu chuẩn tiên tiến và xây dựng ngay chỉ tiêu kế hoạch của tổ đội với mức cao hơn trước; và mọi người cùng hạ quyết tâm thi đua phấn đấu thực hiện cho kỳ được. Phân xưởng tổng kết xong cũng làm ngay như vậy, xí nghiệp tổng kết xong cũng làm ngay như vậy.

Ngoài hội nghị ba điểm cao chống Mỹ, cứu nước có tính chất tổng kết sáng kiến, kinh nghiệm các đơn vị cơ sở có thể mở Đại hội những người và tập thể đạt ba điểm cao nhất chống Mỹ, cứu nước vào dịp tổng kết thi đua 6 tháng hoặc cả năm để động viên thi đua.

[...]