Thông tư 387-VH-TT năm 1962 hướng dẫn thi hành chế độ phụ cấp đối với cán bộ, nhân viên làm công tác ở rạp chiếu bóng do Bộ Văn hóa ban hành
Số hiệu | 387-VH-TT |
Ngày ban hành | 21/06/1962 |
Ngày có hiệu lực | 01/07/1962 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Bộ Văn hoá |
Người ký | Hoàng Minh Giám |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương |
BỘ
VĂN HOÁ |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 387-VH-TT |
Hà Nội, ngày 21 tháng 06 năm 1962 |
Tính chất công tác của cán bộ và nhân viên ở rạp chiếu bóng thường phải làm việc về buổi tối và buổi sáng, khác với cơ quan hành chính của Nhà nước làm việc vào buổi sáng và buổi chiều. Những cán bộ và nhân viên ấy thường xuyên phải thức đêm, làm việc trong điều kiện rạp chật, người đông, nóng bức nhất, là trong những ngày chủ nhật hoặc ngày lễ thường phải làm việc từ 10 đến 16 giờ. Ngoài công tác chính của mình ra, cán bộ và nhân viên làm công tác ở rạp còn phải kiêm nhiệm thêm một vài việc phụ. Công tác của những nhân viên ấy không hoàn toàn tĩnh tại vì thường phải đi các cơ sở bán vé hoặc họp tổ bạn điện ảnh để tuyên truyền cổ đông phim ảnh trong nhân dân.
Căn cứ vào tính chất công tác của cán bộ và nhân viên ở rạp chiếu bóng nói trên; căn cứ vào điều 5 trong Quyết định số 240-VH/QĐ của Bộ Văn hóa ngày 11-05-1962 về việc quy định nhiệm vụ và thời giờ làm việc cho cán bộ và nhân viên làm công tác ở rạp chiếu bóng; và sau khi có sự thỏa thuận của Bộ Nội vụ tại công văn số 3101-LCĐ ngày 13-06-1962, Bộ quy định chế độ phụ cấp cho những cán bộ và nhân viên làm công tác ở rạp chiếu bóng nhằm động viên khuyến khích cán bộ và nhân viên ấy công tác ngày càng tốt hơn.
Chế độ phụ cấp này dựa trên nguyên tắc:
2. Thời gian lao động liên tục hưởng cao hơn thời gian lao động không liên tục.
Chế độ phụ cấp này quy định cụ thể như sau:
Ví dụ: Một thuyết minh lương chính 1 tháng là
45đ + 5đ40 tiền phụ cấp khu vực 12% = 50đ40
50đ40 : 26 ngày = 1đ93
1đ93 : 8 = 0đ24
Cứ mỗi giờ làm thêm được tính phụ cấp 0đ24.
Trường hợp thuyết minh, công nhân máy chiếu, nhân viên chạy phim làm thêm giờ vào những công việc khác như bán vé, xé vé, đưa chỗ, v.v... thì hưởng phụ cấp làm thêm giờ, như điểm 3 quy định ở dưới đây.
Ví dụ: Rạp trưởng lương chính 1 tháng là 50đ, nếu được phụ cấp 12% tiền lương chính 1 tháng nữa thì được thêm 6đ (cụ thể là 50đ + 6đ = 56đ00).
Khoản phụ cấp cho rạp trưởng nói trên áp dụng như sau:
- Mức 6% là áp dụng cho các rạp trưởng ở các tỉnh, vì ở mỗi tỉnh hiện nay chỉ có 1 rạp chiếu bóng, và tính chất công tác cũng như thời giờ làm việc của rạp trưởng ấy tương tự giống nhau, nên không cần thiết phải quy định làm nhiều mức phụ cấp.
- Mức 9% và 12% là áp dụng cho các rạp trưởng ở Hà Nội, Hải Phòng, vì tính chất công tác và thời giờ làm việc của những rạp trưởng ấy thường vất vả khó nhọc hơn rạp trưởng ở các tỉnh.
Các Ủy ban hành chính thành phố Hà Nội, Hải Phòng sẽ căn cứ vào tính chất công tác và thời giờ làm việc của từng rạp mà định mức phụ cấp là 9% hoặc 12% cho từng rạp trưởng ở địa phương mình được hợp lý.
- Khoản phụ cấp cho rạp trưởng nói trên là áp dụng trong những tháng mà rạp trưởng làm việc thực sự tại rạp; còn những tháng mà rạp trưởng nghỉ việc hoặc làm việc thất thường thì không được hưởng khoản phụ cấp này.
- Trường hợp cán bộ nhân viên sau khi có quyết định chính thức đề bạt làm rạp trưởng, thì áp dụng công văn số 4603-LCĐ của Bộ Nội vụ ngày 28-09-1961 về việc xếp lương cho cán bộ và căn cứ vào Quyết định số 326-VH-QĐ ngày 08-07-1960 của Bộ Văn hóa về việc quy định các bảng lương chức vụ cho cán bộ, viên chức đang làm công tác nghiệp vụ trong các ngành thuộc Bộ Văn hóa và những rạp trưởng ấy đều được hưởng lương mới bắt đầu từ tháng có quyết định đề bạt.
Mỗi nhân viên chạy phim ở rạp cũng như ở bãi tương đối cố định được cấp 1 áo mưa bằng vải bạt, 1 tấm vải bạt khổ rộng 1 thước 2, dài 2 thước, dùng để bảo vệ phim ảnh trong khi di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác. Mỗi thuyết minh ở rạp cũng như ở bãi tương đối cố định được cấp 1 cái ca uống nước. Những vật dụng nói trên thuộc về của công, nhân viên nào không làm công tác thuyết minh hoặc công tác chạy phim nữa sẽ giao lại những vật dụng đó cho rạp, hoặc cho bãi, không được mang đi sử dụng riêng.