Thông tư 38-TT-MN-1964 hướng dẫn thi hành Thông tư 14-TTg-1964 về chế độ học bổng của học sinh, sinh viên miền Nam do Bộ Thương binh và xã hội ban hành

Số hiệu 38-TT-MN
Ngày ban hành 01/08/1964
Ngày có hiệu lực 01/09/1964
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục
Người ký Nguyễn Khánh Toàn
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 38-TT-MN

Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 1964 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH THÔNG TƯ SỐ 14-TTG NGÀY 10-02-1964 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ CHẾ ĐỘ HỌC BỔNG CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN MIỀN NAM

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC

Kính gửi:

- Ủy ban hành chính các khu, thành
- Các sở, ty giáo dục- các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, trường học sinh miền nam, trường bổ túc công nông, bổ túc ngoại ngữ.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành thông tư 14-TTg ngày 10-2-1964 và công văn bổ sung số 463-TN ngày 28-02-1964 quy định chế độ học bổng cho học sinh, sinh viên miền Nam. Sau khi thống nhất ý kiến giữa Bộ Tài chính, Nội vụ, Lao động, Y tế và Ủy ban Thống nhất, Bộ Giáo dục hướng dẫn một số điểm sau đây để các địa phương, các trường thực hiện.

I. TIÊU CHUẨN

Các tiêu chuẩn để xét cấp học bổng cho từng loại đã được quy định trong thông tư số 14-TTg của Thủ tướng Chính phủ nay giải thích thêm:

a) Loại 1. - Đối tượng này gồm có:

- Con liệt sĩ: trong khi vận dụng thế nào là con liệt sĩ, cần nghiên cứu bản định nghĩa đã quy định ở nghị định số 980-TTg ngày 27-5-1956 của Thủ tướng Chính phủ (Công báo số 29 năm 1956).

- Con tử sĩ: là con quân nhân từ trần hay mất tích trong khi tại ngũ, con công nhân, cán bộ bị tai nạn, từ trần trong khi làm nhiệm vụ đã quy định ở thông tư số 38-TT-LB ngày 01-8-1962 của liên Bộ Nội vụ - Tài chính (Công báo số 3 năm 1962).

- Thương binh tàn phế: là thương binh hoàn toàn mất sức lao động, tỷ lệ thương tật được xếp loại đặc biệt, loại 1 và loại 2, và đang hưởng chế độ an dưỡng, không hưởng lương như cán bộ trong biên chế Nhà nước.

- Cán bộ do Trung ương quản lý: học sinh, sinh viên con gia đình cán bộ do Trung ương quản lý được Ủy ban thống nhất hoặc Cục cán bộ Tổng cục Chính trị xác nhận chính thức.

Ngoài bốn đối tượng nói trên, học sinh, sinh viên sau đây cũng được xếp loại 1: học sinh, sinh viên nguyên là nhân viên đã tham gia kháng chiến, tập kết theo tiêu chuẩn bản thân chưa được hưởng lương trong biên chế Nhà nước, nhưng phải được xác nhận rõ ràng.

b) Loại 2. - Học sinh mồ côi và không có cha mẹ ở miền Bắc:

- Học sinh mồ côi là học sinh không còn bố mẹ được tập kết ra Bắc, hoặc có cha mẹ tập kết ra Bắc nhưng nay đã chết cả, không có nơi nương tựa.

- Học sinh, sinh viên không có cha mẹ ở miền Bắc: là học sinh, sinh viên con cán bộ, bộ đội tập kết theo tiêu chuẩn gia đình, nhưng chưa được Ủy ban Thống nhất xác nhận là học sinh, sinh viên do Trung ương quản lý, hoặc con của nhân dân, nhưng vì lý do nào đó được tập kết hay vượt tuyến ra Bắc trong thời gian chuyển quân tập kết mà cha mẹ đều ở lại miền Nam và cũng đã được trợ cấp theo thông tư 20-TTg và thông tư 27-TTg của Phủ Thủ tướng.

Học sinh, sinh viên mồ côi hoặc không có cha mẹ ở miền Bắc, phải được hội đồng hương tỉnh xác nhận.

c) Loại 3. – Bao gồm những học sinh, sinh viên con cán bộ, bộ đội có mức bình quân nhân khẩu hàng tháng trong gia đình dưới 15đ ở nông thôn và dưới 20đ ở thành thị.

d) Loại 4. – Bao gồm những học sinh, sinh viên con cán bộ, bộ đội có mức thu nhập bình quân nhân khẩu hàng tháng trong gia đình từ 15đ đến 20đ ở nông thôn và từ 20đ đến 25đ ở thành thị.

Cách tính tiêu chuẩn bình quân ở thành thị và nông thôn

- Học sinh, sinh viên có gia đình công tác ở thành phố Hà-nội, Hải-phòng, và những vùng có phụ cấp khu vực từ 10% trở lên, thì được tính tiêu chuẩn thành thị. Còn các vùng khác thì tính theo tiêu chuẩn nông thôn.

- Học sinh, sinh viên có cha ở thành phố, mẹ ở nông thôn và ngược lại, thi khi vận dụng tiêu chuẩn để xét học bổng nên căn cứ vào nơi sinh hoạt của gia đình. Trường hợp gia đình ở hai nơi, thì lấy nơi công tác của cán bộ (chủ gia đình) làm căn cứ để xét.

- Đối với học sinh, sinh viên các trường trung học chuyên nghiệp, đại học có vợ hay có chồng, nếu vợ hay chồng công tác sản xuất, thì thu nhập bình quân tính theo nơi người đang công tác hay sản xuất. Trường hợp vợ chồng đều là sinh viên, học sinh không có cha mẹ ở miền bắc, nếu thuộc tiêu chuẩn nào thì cấp theo tiêu chuẩn đó; nếu có cha mẹ thì tính theo tiêu chuẩn loại có cha mẹ ở miền Bắc.

II. CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP

Những học sinh, sinh viên đã được xét cấp học bổng theo thông tư 020-TTg ngày 17-01-1961 và thông tư 27-TTg ngày 03-3-1962 của Phủ Thủ tướng, đều là đối tượng để được xét cấp học bổng theo thông tư 14-TTg ngày 10-02-1964 của Phủ Thủ tướng.

Ngoài bốn loại học bổng đã được quy định tại thông tư 14-TTg ngày 10-02-1964, số học sinh, sinh viên sau đây sẽ được xét cấp:

1. Học sinh miền Nam học ở các trường sơ cấp, nghiệp vụ sẽ được cấp bằng mức học bổng cấp III phổ thông, cụ thể hàng tháng:

- Loại 1: 28đ50 - Loại 3: 15đ00

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ