BAN
HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TÁI CHẾ DẦU THẢI
Căn cứ Luật Tiêu
chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Bảo vệ
môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP
ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và
Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5
năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 68/2022/NĐ-CP
ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm
môi trường, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tái chế dầu thải.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
tái chế dầu thải (QCVN 56:2024/BTNMT).
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 24 tháng 06
năm 2025.
2. QCVN 56:2013/BTNMT
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tái chế dầu thải (ban hành kèm theo Thông tư số
57/2013/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
môi trường) hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành,
trừ trường hợp quy định tại Điều 3 Thông tư này.
Điều 3. Điều khoản chuyển tiếp
1. Dự án đầu tư, cơ sở có hệ thống, công trình, thiết
bị tái chế dầu thải đang vận hành thử nghiệm theo quy định của pháp luật về bảo
vệ môi trường trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục áp dụng
QCVN 56:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về tái chế dầu thải cho đến thời điểm kết thúc quá trình vận hành thử nghiệm.
2. Dự án đầu tư, cơ sở có hệ thống, công trình, thiết
bị tái chế dầu thải được tiếp tục áp dụng giá trị cho phép của các thông số ô
nhiễm trong khí thải tái chế dầu quy định tại Bảng 4 QCVN 56:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về tái chế dầu thải cho đến thời điểm có quy định mới thay thế.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, Sở
Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức,
cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu phát
sinh vướng mắc, cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh bằng văn bản về Bộ
Tài nguyên và Môi trường để được xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các PTTg Chính
phủ;
- Hội đồng Dân tộc; các Ủy ban của Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- UBTW MTTQVN;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ TN&MT;
- Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo; Cổng TTĐT Chính phủ;
- Các đơn vị thuộc Bộ TN&MT;
- Cổng TTĐT Bộ TN&MT;
- Lưu: VT, PC, KHCN, KSONMT.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Công Thành
|
QCVN 56:2024/BTNMT
QUY
CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TÁI CHẾ DẦU THẢI
National
Technical Regulation on Waste Oil Recycling
Lời nói đầu
QCVN 56:2024/BTNMT do Cục Kiểm soát ô nhiễm
môi trường biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt, Bộ Khoa học và Công
nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo Thông tư số
37/2024/TT-BTNMT ngày 25 tháng 12 năm 2024.
QCVN 56:2024/BTNMT thay thế QCVN 56:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về tái chế dầu thải.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT
QUỐC GIA VỀ TÁI CHẾ DẦU THẢI
National
Environmental Technical Regulation on Waste Oil Recycling
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định về tái chế dầu thải, yêu cầu
kỹ thuật và quản lý đối với hoạt động tái chế dầu thải.
Quy chuẩn này không quy định đối với hoạt động bảo
dưỡng dầu và tái chế dầu thải có nguồn gốc thực phẩm.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức,
cá nhân có liên quan đến hoạt động tái chế dầu thải.
1.3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
1.3.1. Dầu thải là dầu được thải ra từ hoạt
động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác (không bao gồm
dầu có nguồn gốc thực phẩm).
1.3.2. Tái chế dầu thải là quá trình sử dụng
công nghệ xử lý phù hợp nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu các tạp chất để thu hồi dầu
tái chế.
1.3.3. Dầu tái chế là dầu ở thể lỏng thu được
từ quá trình tái chế dầu thải.
1.3.4. Số CAS (Chemical Abstracts Service)
là mã số của hóa chất theo Hiệp hội Hóa chất Hoa Kỳ.
1.3.5. Bảo dưỡng dầu là một công đoạn
trong quá trình bảo dưỡng thiết bị có sử dụng dầu truyền nhiệt, dầu cách điện
hoặc dầu thuỷ lực với mục đích duy trì hoặc khôi phục tính năng của dầu bằng biện
pháp cơ lý để tiếp tục sử dụng với đúng mục đích ban đầu trong các thiết bị
này.
2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
2.1. Tái chế dầu thải
2.1.1. Dầu thải phải được thu gom, tái chế bằng
công nghệ phù hợp để thu hồi dầu tái chế.
2.1.2. Đối với dầu thải có chứa Polychlorobiphenyl
(PCB): Chỉ được phép tái chế dầu có hàm lượng PCB thấp hơn 50 mg/kg.
2.2. Yêu cầu về thành phần tạp chất trong dầu
tái chế
Dầu tái chế phải bảo đảm thành phần nguy hại hữu
cơ, vô cơ và các thành phần khác đáp ứng quy định tại Bảng 1, Bảng 2 và Bảng 3
Quy chuẩn này.
Bảng 1. Giá trị
giới hạn cho phép của các thành phần nguy hại hữu cơ
TT
|
Thành phần nguy
hại
|
Số CAS
|
Đơn vị
|
Giá trị giới hạn
cho phép
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
1
|
Tổng PCB (tính theo các cấu tử: PCB 28, PCB 52,
PCB 101, PCB 138, PCB 153, PCB 180)
|
1336-36-3
|
mg/kg
|
≤ 5
|
2
|
2,3,7,8-TCDD (C12H4Cl4O2)
|
1746-01-6
|
mg/kg
|
≤ 0,1
|
3
|
1,2,3,7,8-PeCDD (C12H3Cl5O2)
|
40321-76-4
|
mg/kg
|
≤ 0,2
|
4
|
1,2,3,4,7,8-HxCDD (C12H2Cl6O2)
|
57653-85-7
|
mg/kg
|
≤ 1
|
5
|
1,2,3,6,7,8-HxCDD (C12H2Cl6O2)
|
34465-46-8
|
mg/kg
|
≤ 1
|
6
|
Pentaclobenzen (C6HCl5)
|
608-93-5
|
mg/kg
|
≤ 60
|
Chú thích: Chỉ phân tích các thành
phần nguy hại hữu cơ quy định tại Cột (2) Bảng này nếu trong thành phần của dầu
thải có chứa các thành phần đó.
|
Bảng 2. Giá trị
giới hạn cho phép của các thành phần nguy hại vô cơ
TT
|
Thành phần nguy
hại
|
Đơn vị
|
Giá trị giới hạn
cho phép
|
1
|
Cadmi (Cd)
|
mg/kg
|
≤ 0,5
|
2
|
Chì (Pb)
|
mg/kg
|
≤ 15
|
3
|
Crôm (Cr)
|
mg/kg
|
≤ 5
|
4
|
Niken (Ni)
|
mg/kg
|
≤ 70
|
5
|
Kẽm (Zn)
|
mg/kg
|
≤ 250
|
Bảng 3. Giá trị
giới hạn cho phép của các thành phần khác
TT
|
Thành phần
|
Đơn vị
|
Giá trị giới hạn
cho phép
|
1
|
Cặn rắn
|
% khối lượng
|
≤ 0,15
|
2
|
Nước trong dầu
|
% thể tích
|
≤ 1,0
|
3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
3.1. Thành phần nguy hại hữu cơ, vô cơ và
các thành phần khác được lấy mẫu và phân tích theo các phương pháp quy định tại
Phụ lục Quy chuẩn này.
3.2. Chấp thuận các phương pháp đo đạc, lấy
mẫu, thử nghiệm khác (chưa được viện dẫn tại Phụ lục Quy chuẩn này), bao gồm: TCVN
mới ban hành; phương pháp tiêu chuẩn quốc gia của một trong các quốc gia thuộc
Nhóm các quốc gia công nghiệp phát triển (G7), Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Châu Âu
(CEN/EN), Tiêu chuẩn của Hiệp hội Thử nghiệm và Vật Liệu Hoa Kỳ (ASTM), các quốc
gia thành viên của Liên minh Châu Âu hoặc Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO).
4. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ
4.1. Lấy mẫu đánh giá sự phù hợp
4.1.1. Phương thức đánh giá sự tuân thủ và phù hợp
với Quy chuẩn này được thực hiện thông qua quan trắc, phân tích mẫu dầu thải, dầu
tái chế. Kết quả đánh giá sự tuân thủ và phù hợp so với Quy chuẩn này là cơ sở
để cơ quan quản lý nhà nước xem xét, quản lý theo quy định của pháp luật.
4.1.2. Căn cứ vào thành phần, tính chất của dầu thải,
quá trình phát sinh hoặc hoạt động có phát sinh dầu thải để xác định thông số
phải phân tích phục vụ việc đánh giá sự phù hợp của dầu tái chế so với quy định
tại Mục 2.2 Quy chuẩn này.
4.1.3. Việc quan trắc, phân tích các thành phần quy
định tại Bảng 1, Bảng 2 và Bảng 3 Quy chuẩn này để cung cấp thông tin, số liệu
cho cơ quan quản lý nhà nước phải được thực hiện bởi tổ chức đã được cấp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định
pháp luật.
4.1.4. Phải khuấy, trộn đều trước khi lấy mẫu. Kết
quả quan trắc, phân tích để đánh giá sự phù hợp của dầu tái chế được sử dụng
cho toàn bộ quá trình tái chế dầu thải và chỉ phải thực hiện một lần, trừ trường
hợp có thay đổi về thành phần, tính chất dầu thải đầu vào hoặc thay đổi quy
trình công nghệ tái chế dầu thải.
4.2. Dầu tái chế đáp ứng các quy định tại Mục
2.2 Quy chuẩn này được sử dụng làm nhiên liệu đốt trực tiếp, nguyên liệu cho
quá trình sản xuất khác.
4.3. Quản lý chất thải
4.3.1. Khí thải phát sinh từ quá trình tái chế dầu
phải đáp ứng quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp.
4.3.2. Nước thải phát sinh từ quá trình tái chế dầu
thải phải đáp ứng quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp.
4.3.3. Chất thải rắn, bùn thải phát sinh từ hoạt động
tái chế dầu thải phải được phân định, phân loại theo quy định để có biện pháp
quản lý phù hợp theo quy định.
5. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC,
CÁ NHÂN
5.1. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt
động tái chế dầu thải phải giám sát, đánh giá sự phù hợp dầu tái chế theo quy định
tại Mục 2.2 Quy chuẩn này để có biện pháp quản lý, sử dụng phù hợp. Trường hợp
dầu tái chế không đáp ứng quy định tại Mục 2.2 Quy chuẩn thì phải tái chế lại bảo
đảm đáp ứng quy định tại Quy chuẩn này.
5.2. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt
động tái chế dầu thải có trách nhiệm phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ và phòng
ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật.
6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
6.1. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này.
6.2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật,
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn trong Quy chuẩn này sửa
đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản mới./.
Phụ
lục
Phương pháp xác định thành phần tạp chất trong dầu thải,
dầu tái chế
TT
|
Lấy mẫu, thông
số quan trắc
|
Phương pháp thử
nghiệm và số hiệu tiêu chuẩn
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
1
|
Lấy mẫu
|
TCVN 6777:2007
ASTM D 4057-06
|
2
|
Tổng PCB
|
US EPA Method 3540C
US EPA Method 3620C
US EPA Method 8270D
US EPA Method 8270E
|
3
|
2,3,7,8-TCDD (C12H4Cl4O2)
|
US EPA Method 3540C
US EPA Method 3620C
US EPA Method 1613
US EPA Method 8290
US EPA Method 8280
|
4
|
1,2,3,7,8-PeCDD (C12H3Cl5O2)
|
US EPA Method 3540C
US EPA Method 3620C
US EPA Method 1613
US EPA Method 8290
US EPA Method 8280
|
5
|
1,2,3,4,7,8-HxCDD (C12H2Cl6O2)
|
US EPA Method 3540C
US EPA Method 3620C
US EPA Method 1613
US EPA Method 8290
US EPA Method 8280
|
6
|
1,2,3,6,7,8-HxCDD (C12H2Cl6O2)
|
US EPA Method 3540C
US EPA Method 3620C
US EPA Method 1613
US EPA Method 8290
US EPA Method 8280
|
7
|
Pentaclobenzen (C6HCl5)
|
US EPA Method 3540C
US EPA Method 3620C
US EPA Method 8270D
US EPA Method 8270E
|
8
|
Cadmi (Cd)
|
TCVN 12415:2019
ASTM D 5185-18
US EPA Method 6010 D
|
9
|
Chì (Pb)
|
TCVN 12415:2019
ASTM D 5185-18
US EPA Method 6010 D
|
10
|
Crôm (Cr)
|
TCVN 12415:2019
ASTM D 5185-18
US EPA Method 6010 D
|
11
|
Niken (Ni)
|
TCVN 12415:2019
ASTM D 5185-18
US EPA Method 6010 D
|
12
|
Kẽm (Zn)
|
TCVN 12415:2019
ASTM D 5185-18
US EPA Method 6010 D
|
13
|
Cặn rắn
|
TCVN 9790:2013
TCVN 6779:2008
ASTM D 473-07
ASTM D 1796-04
|
14
|
Nước trong dầu
|
TCVN 2692:2007
TCVN 6779:2008
ASTM D 95-13
ASTM D 1796-04
|
Chú thích:
- TCVN: Tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam.
- US EPA Method: Phương pháp của Cơ quan bảo vệ
môi trường Hoa Kỳ.
- ASTM: Tiêu chuẩn của Hiệp hội Thử nghiệm và Vật
liệu Hoa Kỳ.
|