NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC
VIỆT NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
35/2018/TT-NHNN
|
Hà Nội, ngày 24
tháng 12 năm 2018
|
THÔNG TƯ
SỬA
ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 35/2016/TT-NHNN NGÀY 29 THÁNG 12 NĂM
2016 CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN, BẢO MẬT CHO
VIỆC CUNG CẤP DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRÊN INTERNET
Căn cứ Luật Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ
chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11
năm 2017;
Căn cứ Luật Giao dịch
điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật an
toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP
ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 35/2007/NĐ-CP
ngày 08 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động
ngân hàng;
Căn cứ Nghị định số 117/2018/NĐ-CP
ngày 11 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về việc giữ bí mật, cung cấp
thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Công nghệ thông
tin;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2016/TT-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp
dịch vụ ngân hàng trên Internet (Thông tư 35/2016/TT-NHNN).
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư 35/2016/TT-NHNN
1. Điều 3
được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 3. Nguyên tắc chung về đảm bảo an toàn, bảo
mật hệ thống công nghệ thông tin cho việc cung cấp dịch vụ Internet Banking
1. Hệ thống Internet Banking là hệ thống thông tin
quan trọng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về an toàn hệ thống thông tin
trong hoạt động ngân hàng.
2. Đảm bảo tính bí mật, tính toàn vẹn của thông tin
khách hàng; đảm bảo tính sẵn sàng của hệ thống Internet Banking để cung cấp dịch
vụ một cách liên tục.
3. Các thông tin giao dịch của khách hàng được đánh
giá mức độ rủi ro theo từng nhóm khách hàng, loại giao dịch, hạn mức giao dịch
và trên cơ sở đó cung cấp biện pháp xác thực giao dịch phù hợp cho khách hàng lựa
chọn. Biện pháp xác thực giao dịch phải đáp ứng:
a) Áp dụng tối thiểu biện pháp xác thực đa thành tố
khi thay đổi thông tin định danh khách hàng;
b) Áp dụng các biện pháp xác thực cho từng nhóm
khách hàng, loại giao dịch, hạn mức giao dịch theo quyết định của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ;
c) Đối với giao dịch gồm nhiều bước, phải áp dụng tối
thiểu biện pháp xác thực tại bước phê duyệt cuối cùng.
4. Thực hiện kiểm tra, đánh giá an ninh, bảo mật hệ
thống Internet Banking theo định kỳ hàng năm.
5. Thường xuyên nhận dạng rủi ro, nguy cơ gây ra rủi
ro và xác định nguyên nhân gây ra rủi ro, kịp thời có biện pháp phòng ngừa, kiểm
soát và xử lý rủi ro trong cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet.
6. Các trang thiết bị hạ tầng kỹ thuật công nghệ
thông tin cung cấp dịch vụ Internet Banking phải có bản quyền, nguồn gốc, xuất
xứ rõ ràng. Với các trang thiết bị sắp hết vòng đời sản phẩm và sẽ không được
nhà sản xuất tiếp tục hỗ trợ, đơn vị phải có kế hoạch nâng cấp, thay thế theo
thông báo của nhà sản xuất, bảo đảm các trang thiết bị hạ tầng có khả năng cài
đặt phiên bản phần mềm mới.”.
2. Khoản 3
Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Thông tin khách hàng không được lưu trữ tại
phân vùng kết nối Internet và phân vùng DMZ.”.
3. Khoản 10
Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“10. Đường truyền kết nối Internet cung cấp dịch vụ
phải bảo đảm tính sẵn sàng cao và khả năng cung cấp dịch vụ liên tục.”.
4. Khoản 2
Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Hệ thống Internet Banking phải có cơ sở dữ liệu
dự phòng thảm họa có khả năng thay thế cơ sở dữ liệu chính và bảo đảm không mất
dữ liệu giao dịch trực tuyến của khách hàng.”.
5. Điểm c và
điểm đ khoản 6 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như
sau:
“c) Kiểm soát phiên giao dịch: hệ thống có cơ chế tự
động ngắt phiên giao dịch khi người sử dụng không thao tác trong một khoảng thời
gian do đơn vị quy định hoặc áp dụng các biện pháp bảo vệ khác”;
“đ) Đối với khách hàng là tổ chức, phần mềm ứng dụng
được thiết kế để đảm bảo việc thực hiện giao dịch bao gồm tối thiểu hai bước: tạo,
phê duyệt giao dịch và được thực hiện bởi những người khác nhau. Trong trường hợp
khách hàng là tổ chức được pháp luật cho phép áp dụng chế độ kế toán đơn giản,
việc thực hiện giao dịch tương tự như khách hàng cá nhân”.
6. Khoản 3
Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Phần mềm ứng dụng phải xác thực người dùng khi
truy cập và không có tính năng ghi nhớ mã khóa truy cập. Trường hợp xác thực
sai liên tiếp quá số lần do đơn vị quy định, phần mềm ứng dụng phải tự động
khóa tạm thời không cho người dùng tiếp tục sử dụng.”.
7. Bổ sung điểm c vào khoản 1 Điều 9 như sau:
“c) Đối với việc truy cập hệ thống Internet Banking
bằng trình duyệt, đơn vị phải có biện pháp chống đăng nhập tự động.”.
8. Khoản 2
Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Phần mềm ứng dụng Internet Banking phải có tính
năng bắt buộc khách hàng thay đổi mã khóa bí mật ngay lần đăng nhập đầu tiên;
khóa tài khoản truy cập trong trường hợp bị nhập sai mã khóa bí mật liên tiếp
quá số lần do đơn vị quy định. Đơn vị chỉ mở khóa tài khoản khi khách hàng yêu
cầu và phải xác thực khách hàng trước khi thực hiện mở khóa tài khoản, bảo đảm
chống gian lận, giả mạo.”.
9. Khoản 3
Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Đơn vị phải thiết lập chính sách hạn chế truy cập
Internet đối với các máy tính thực hiện quản trị, giám sát hệ thống Internet
Banking. Trường hợp cần phải kết nối Internet để phục vụ công việc, đơn vị phải:
a) Đánh giá rủi ro cho việc kết nối Internet;
b) Áp dụng các biện pháp kiểm soát cho việc kết nối;
c) Phương án thực hiện phải được người có thẩm quyền
tại đơn vị phê duyệt.”.
10. Bổ sung khoản 6 vào Điều 13 như sau:
“6. Cập nhật thông tin các lỗ hổng bảo mật được
công bố có liên quan đến phần mềm hệ thống, hệ quản trị cơ sở dữ liệu và phần mềm
ứng dụng theo thông tin từ Hệ thống tính điểm lỗ hổng phổ biến (Common
Vulnerability Scoring System version 3 - CVSS v3). Thực hiện triển khai cập nhật
các bản vá bảo mật hoặc các biện pháp phòng ngừa kịp thời đáp ứng các tiêu chí
sau:
a) Trong vòng 1 tháng sau khi công bố với lỗ hổng bảo
mật được đánh giá ở mức nghiêm trọng (tương đương với CVSS v3 điểm từ 9.0 trở
lên);
b) Trong vòng 2 tháng sau khi công bố với lỗ hổng bảo
mật được đánh giá ở mức cao (tương đương với CVSS v3 điểm từ 7.0 đến 8.9);
c) Khoảng thời gian do đơn vị tự quyết định với lỗ
hổng bảo mật được đánh giá ở mức trung bình hoặc thấp (tương đương với CVSS v3
điểm nhỏ hơn 7.0).”.
11. Khoản
1 Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Thông tin bí mật của khách hàng khi lưu trữ phải
áp dụng các biện pháp mã hóa hoặc che dấu để đảm bảo tính bí mật.”
Điều 2.
1. Bãi
bỏ khoản 7 Điều 4 và khoản 1 Điều 10 Thông tư 35/2016/TT-
NHNN.
2. Thay đổi cụm từ “Cục Công nghệ
tin học” thành cụm từ “Cục Công nghệ thông tin” tại các Điều
20, 21 va 23 Thông tư 35/2016/TT-NHNN.
Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực
hiện
Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Công nghệ thông
tin, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước
chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ
tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài, các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01
tháng 07 năm 2019./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Lưu: VP, PC, CNTT (3 bản).
|
KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Nguyễn Kim Anh
|