Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Thông tư 34/2018/TT-BGDĐT quy định về Chương trình giáo dục thường xuyên về tiếng Nhật thực hành do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 34/2018/TT-BGDĐT
Ngày ban hành 28/12/2018
Ngày có hiệu lực 12/02/2019
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Nguyễn Hữu Độ
Lĩnh vực Giáo dục

B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 34/2018/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2018

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN VỀ TIẾNG NHẬT THỰC HÀNH

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Theo biên bản thẩm định của Hội đồng thẩm định Chương trình giáo dục thường xuyên về tiếng Nhật thực hành, ngày 27 tháng 12 năm 2017;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định Chương trình giáo dục thường xuyên về tiếng Nhật thực hành.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình giáo dục thường xuyên về tiếng Nhật thực hành.

Điều 2. Thông tư này áp dụng đối với các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên, trung tâm ngoại ngữ, tin học và các cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu học tập tiếng Nhật thực hành của mọi đối tượng người học và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12  tháng 2 năm 2019.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, giám đốc các sở giáo dục và đào tạo, thủ trưởng các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên, trung tâm ngoại ngữ, tin học chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Ủy ban VHGDTTNNĐ của Quốc hội;
- Hội đồng QGGD
và PTNL;
- Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW (để ph
i hp);
- Kiểm toán Nhà nước;
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra VBQPPL);
- Bộ trư
ng (để báo cáo);
- Như điều 4;
- C
ông báo;
- C
ng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDTX.

KT. B TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Hữu Độ

 

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN VỀ TIẾNG NHẬT THỰC HÀNH

(Ban hành kèm theo Thông tư số 34/2018/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu chung

Chương trình giáo dục thường xuyên về tiếng Nhật thực hành (sau đây gọi chung là Chương trình) nhằm trang bị cho người học kiến thức và kĩ năng cần thiết về tiếng Nhật thực hành để hình thành năng lực sử dụng tiếng Nhật, đặc biệt là khả năng giao tiếp thông qua kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, đồng thời có thể sử dụng tiếng Nhật trong công việc hoặc tiếp tục học tiếng Nhật như một chuyên ngành ở trình độ cao hơn.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Về kiến thức

2.1.1. Về kiến thức ngôn ngữ

Sau khi hoàn thành Chương trình, người học nắm được kiến thức cơ bản về ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng của tiếng Nhật hiện đại; có thể học các môn chuyên ngành liên quan đến tiếng Nhật hoặc có thể sử dụng tiếng Nhật để nghiên cứu và học các ngành học khác.

2.1.2. Về kiến thức văn hóa - xã hội và giao tiếp liên văn hóa

Chương trình là cơ sở cho việc hình thành năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp bằng tiếng Nhật của người học, giúp người học tự tin sử dụng tiếng Nhật trong công việc và trong giao tiếp với người Nhật Bản; đồng thời cung cấp thêm kiến thức về văn hóa - xã hội, phát triển năng lực hiểu và tiếp nhận những điểm đặc thù, khác biệt của các nền văn hóa.

2.2. Về kĩ năng ngôn ngữ

Sau khi hoàn thành Chương trình, thông qua 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, người học có thể giao tiếp một cách trôi chảy bằng tiếng Nhật, sử dụng tiếng Nhật thành thạo trong công việc và cuộc sống.

2.3. Về phẩm chất

[...]