Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Thông tư 30-TC/TT năm 1957 về việc áp dụng các thể lệ bầu cử ở thành phố do Bộ Nội vụ ban hành

Số hiệu 30-TC/TT
Ngày ban hành 04/10/1957
Ngày có hiệu lực 19/10/1957
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Nội vụ
Người ký Tô Quang Đẩu
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ NỘI VỤ

*******

Số: 30-TC/TT

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

******

Hà Nội, ngày 4 tháng 10 năm 1957

 

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC THỂ LỆ BẦU CỬA Ở THÀNH PHỐ

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Kính gửi: Ủy ban Hành chánh các thành phố Hà Nội, Hải Phòng

Để tăng cưòng  chế độ pháp trị dân chủ, bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân, bảo đảm việc tổ chức và lãnh đạo cuộc bầu cử được tốt, Chính phủ đã ban hành Sắc luật 004-SLt ngày 20 tháng 7 năm 1957 và Nghị định số 432-TTg ngày 25 tháng 9 năm 1957 về bầu cử, về Hội đồng nhân dân và Ủy ban Hành chính các cấp. Việc áp dụng đúng đắn các văn bản này trong cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân thành phố sắp tới là rất cần thiết.

Thông tư này hướng dẫn thực hiện các công tác sau đây nhằm bảo đảm cho cuộc bầu cử tiến hành đúng thể lệ:

A) Lập danh sách cử tri.

B) Định các đơn vị bầu cử, số đại biểu cho mỗi đơn vị và định các khu vực bỏ phiếu.

C) Thành lập Hội đồng bầu cử, các Ban bầu cử và các Tổ bầu cử.

D) Chuẩn bị vật liệu cần thiết cho cuộc bầu cử.

A - LẬP DANH SÁCH CỬ TRI

Lập danh sách cử tri là một công tác đặc biệt quan trọng vì chỉ những người có tên trong danh sách cử tri mới có quyền bầu cử. Yêu cầu của công tác là không bỏ sót một người có quyền bầu cử mà không ghi vào danh sách cử tri và không ghi lầm một người không có quyền bầu cử vào danh sách ; do đó phân rõ người có quyền bầu cử và người không có quyền bầu cử, bảo vệ quyền bầu cử thiêng liêng của cử tri, củng cố hơn nữa nền dân chủ nhân dân chuyên chính.

Ủy ban Hành chính cơ sở (khu phố, thị trấn, xã), Ban chỉ huy đơn vị quân đội có nhiệm vụ lập danh sách cử tri.

I - Kế hoạch, phương pháp tiến hành:

1 - Đối với cử tri nhân dân:

Ở các khu phố, hộ tịch viên dựa vào những nguyên tắc quy định về tư cách cử tri và những tài liệu (quản lý hộ khẩu) lập danh sách cử tri từng tổ dân phố theo mẫu đã quy định nhưng chưa cần sắp xếp theo thứ tự A, B, C. Sau đó Ủy ban Hành chính khu phố hay Ban đại diện hành chính khu phố tập trung các tài liệu đó, thẩm ra lại, lập danh sách cử tri theo thứ tự A, B, C, theo khu vực bỏ phiếu và theo mẫu đã định rồi đem niêm yết ở những nơi công cộng trong các khu vực bỏ phiếu.

Ở các xã ngoại thành, xã nào có hộ tịch viên thì hộ tịch viên làm danh sách cử tri từng xóm đưa xuống xóm để nhân dân thảo luận tham gia ý kiến ; xã nào không có hộ tịch viên, Trưởng xóm hay Công an xóm làm nhiệm vụ này. Sau đó Ủy ban Hành chính xã tập trung các tài liệu đó thẩm tra lại, lập danh sách cử tri theo thứ tự A, B, C, theo khu vực bỏ phiếu và theo mẫu đã định rồi đem niêm yết ở những nơi công cộng trong các khu vực bỏ phiếu.

Đối với những người bị tước quyền bầu cử, cũng làm danh sách nhưng không niêm yết.

Ở các thị trấn ngoại thành kế hoạch cũng tương tự như ở khu phố.

Trong khi tiến hành lập danh sách cử tri phải làm tốt công tác thẩm tra tư cách cử tri, muốn vậy phải tổ chức và lãnh đạo chặt chẽ nhân dân tham gia ý kiến ngay từ khi bắt đầu thu thập các tài liệu.

Khi lập và sao chép danh sách cử tri phải cẩn thận để không bỏ sót, không ghi trùng, không được nhầm lẫn tên, họ (tên đọc giống nhau mà chữ viết không giống nhau) và nhất là không ghi vào danh sách cử tri những người đã bị tước quyền bầu cử. Việc sao chép danh sách cử tri có thể giao cho những người có trình độ văn hóa, chữ viết tốt và rõ, có tinh thần trách nhiệm, về chính trị tin cậy được. Số người này nhiều hay ít, tùy theo yêu cầu cụ thể của xã hay khu phố mà quyết định.

Danh sách cử tri phải được lập và niêm yết trước ngày bầu cử 40 ngày. Đối với cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân thành phố định vào ngày 24-11-57 thì danh sách cử tri phải niêm yết trước ngày 16-10-1957.

Khi niêm yết danh sách cử tri cần phải tuyên truyền rộng rãi và phát động quần chúng xem xét và thẩm tra danh sách cử tri.

Sau khi đã niêm yết danh sách cử ri, triệu tập hội nghị cử tri. Hội nghị cử tri của khu phố hay xã tùy theo sự thuận tiện có thể họp theo xóm, liên xóm, tổ đân phố, tiểu khu hay khu vực bỏ phiếu.

Trong hội nghị này, đại diện Ủy ban hành chính xã hay khu phố sẽ căn cứ vào pháp luật trình bày người có quyền bầu cử, người bị tước quyền bầu cử và công bố danh sách cử tri thuộc khu vực bỏ phiếu đã ấn định. Nếu có điểm cử tri nghi vấn, phải giải thích ; nếu có ý kiến khác nhau phải thảo luận và báo cáo lên Ủy ban hành chính xã hay khu phố giải quyết.

Cũng cần nói danh sách đã niêm yết ai không đồng ý về điểm nào có quyền gửi giấy khiếu nại đến cơ quan lập danh sách. Cơ quan lập danh sách phải giải quyết xong việc khiếu nại trong 3 ngày ; nếu người khiếu nại chưa đồng ý về cách giải quyết, có thể khiếu nại lên Tòa án nhân dân thành phố. Quyết định của Tòa án nhân dân thành phố là quyết định cuối cùng.

Triệu tập Hội nghị thanh niên chưa đủ 18 tuổi (chủ yếu là 16, 17 tuổi) tùy theo sự thuận tiện có thể họp theo xóm, liên xóm, tổ dân phố, tiểu khu hay khu vực bỏ phiếu. Đại diện Ủy ban hành chính xã hay khu phố nói rõ lý do những thanh nhiên chưa dủ 18 tuổi tạm thời chưa được quyền bầu cử, đặc biệt nhấn mạnh những người chưa đủ tuổi bầu cử căn bản không giống những phần tử bị tước quyền bầu cử và động viên họ tham gia công tác tuyên truyền bầu cử.

Đối với những người bị tước quyền bầu cử, nên triệu tập họ lại theo đơn vị khu phố hay xã, đại diện của Ủy ban hành chính xã hay khu phố nói cho họ rõ lý do bị tước quyền bầu cử và con đường tốt phải theo ; đối với phần tử có hành động xấu phải phê bình, giáo dục.

[...]