BỘ
Y TẾ
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
23-BYT/TT
|
Hà
Nội, ngày 30 tháng 11 năm 1960
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 59-CP NGÀY 26/10/1960 CỦA HỘI
ĐỒNG CHÍNH PHỦ VỀ VẤN ĐỀ PHỤ CẤP CHO CÁN BỘ NHÂN VIÊN Y TẾ LÀM VIỆC TRONG ĐIỀU
KIỆN DỄ BỊ TRUYỀN NHIỄM VÀ CÓ HẠI ĐẾN SỨC KHỎE
BỘ Y TẾ
Kính gửi:
Đồng kính gửi:
|
Các Ủy ban hành
chính khu, thành, tỉnh
Các
Sở, Ty Y tế,
Các
cơ quan trực thuộc.
Các
Bộ Nội vụ, Lao động, Tài chính
Các
Bộ có bệnh viện, bệnh xá
|
Hội đồng
Chính phủ đã ban hành nghị định số 59-CP ngày 26/10/1960 quy định khoản phụ cấp
cho cán bộ, nhân viên trong ngành Y tế làm việc trong điều kiện dễ bị truyền
nhiễm và có hại đến sức khỏe. Điều đó thể hiện sự quan tâm của Đảng và Chính phủ
đối với những nghề nghiệp có hại có sức khỏe. Nhưng vấn đề phụ cấp mới chỉ là một
mặt của chính sách, mà chủ yếu là sửa đổi lề lối làm việc, và chế độ trang bị
phòng hộ cho từng loại công tác cho thích hợp. Đối với cán bộ, nhân viên làm việc
trong các cơ sở điều trị lao, hủi, lây, cơ sở điện quang, hóa chất độc, các cơ
sở cần nghiên cứu để trang bị phương tiện phòng hộ cho từng loại, đó là vấn đề
căn bản.
Để giúp các đơn vị, các địa
phương thi hành đúng tinh thần nghị định số 59-CP của Hội đồng Chính phủ, Bộ giải
thích thêm một số điểm cần thiết và hướng dẫn thi hành như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG
ĐƯỢC HƯỞNG PHỤ CẤP.
Những cán bộ, nhân viên trong
ngành y tế làm việc trong điều kiện dễ bị truyền nhiễm và có hại sức khỏe được
hưởng thêm khoản phụ cấp ngoài lương chính nói ở điều 1 nghị định số 59-CP của
Hội đồng gồm những đối tượng sau đây:
- Cán bộ, nhân viên làm công tác
điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm: hủi, lao, lây.
- Cán bộ, nhân viên làm công tác
tại các cơ sở điện quang, cobalt, radium.
- Cán bộ, nhân viên làm công tác
tại các cơ sở tại các phòng hóa nghiệm độc chất, các phòng nuôi cấy, thí nghiệm
vi trùng.
- Cán bộ, nhân viên làm công tác
tại khoa bệnh lý giải phẫu (mổ xác chết), nhân viên phụ trách nhà xác, nhặt xác
vô thừa nhận và chôn liệm xác chết.
II. MỨC PHỤ CẤP
Theo điều 2 của nghị định là những
cán bộ, nhân viên làm công tác điều trị, phục vụ bệnh nhân trong các trại hủi,
bệnh viện hủi (trong các trại hủi) được hưởng khoản phụ cấp bằng tỷ lệ phần
trăm lương chính hàng tháng quy định như sau:
1. Cán bộ, nhân viên
chuyên môn trực tiếp làm công tác điều trị phục vụ bệnh nhân hủi, thường xuyên ở
trong trại hủi thì trong 3 năm đầu được hưởng khoản trợ cấp hàng tháng 40%
lương chính; nếu công tác liên tục trên 3 năm trở lên thì cứ mỗi năm tăng thêm
trong khoản phụ cấp hàng tháng 5% lương chính như phụ cấp tối đa mỗi tháng
không được qúa 60% lương chính.
Thí dụ: Một y sĩ đã có
thâm niên nghề trên 3 năm, được điều động đến công tác tại trại hủi thì trong 3
năm đầu phụ cấp hàng tháng tính như sau:
58
x 40
100
|
=
|
23đ20
|
- Một y sĩ khác cũng thâm niên
nghề như trên đồng thời đã liên tục công tác trên 3 năm trong trại hủi thì tính
phụ cấp hàng tháng như sau:
58
x 45
100
|
=
|
26đ10
|
Sau đó cứ thêm một năm thì phụ cấp
thêm 5% lương chính cho đến mức tối đa là 60% lương chính như đã quy định.
2. Cán bộ, nhân viên khác
không trực tiếp làm công tác điều trị như: cán bộ chính trị, hành chính quản trị,
dược pha chế, phát thuốc, thường ngày phải làm việc trong khu vực bệnh nhân hủi,
thỉnh thoảng có tiếp xúc với bệnh nhân thì trong 3 năm đầu được hưởng phụ cấp
hàng tháng bằng 20% lương chính; nếu công tác liên tục trên 3 năm trong trại hủi,
thì cứ mỗi năm khoản phụ cấp hàng tháng được tăng lên 5% lương chính, nhưng phụ
cấp tối đa mỗi tháng không được qúa 40% lương chính.
Thí dụ: Một Phó Quản đốc
chính trị lương chính là 74đ, công tác tại trại hủi trong 3 năm đầu thì được
tính phụ cấp như sau:
74
x 20
100
|
=
|
14đ80
|
- Một nhân viên kế toán viện
phí, lương chính đã xếp 50đ đã liên tục công tác tại trại hủi trên 3 năm thì
tính phụ cấp hàng tháng như sau:
50
x 25
100
|
=
|
12đ50
|
Sau đó cứ thêm một năm thì phụ cấp
thêm 5% lương chính cho đến mức tối đa là 40% lương chính như đã quy định.
Những trường hợp trước trực tiếp
nay không trực tiếp hoặc ngược lại trước không trực tiếp vay trực tiếp thì tính
như sau:
Thí dụ: Một y tá trước
công tác không trực tiếp 4 năm (9/1955 – 9/1959) nay đã chuyển sang công tác trực
tiếp 1 năm (9/1959 – 9/1960) thì 4 năm công tác không trực tiếp được tính 1/2
thời gian để cộng vào thâm niên trực tiếp sau (3 năm).
- Một ý tá khác trước công tác trực
tiếp 4 năm (9/1955 – 9/1959) nay đã chuyển công tác không trực tiếp 1 năm
(9/1959 – 9/1960) thì hưởng mức phụ cấp không trực tiếp (cộng cả trước và sau tức
là 5 năm).
Khi tính phụ cấp phải căn cứ
theo số ngày đã trực tiếp công tác trong trại nhiều hay ít mà vận dụng đúng
theo tinh thần điều 7 của nghị định.
Khoản phụ cấp này chỉ áp dụng
cho cán bộ, nhân viên trong biên chế, tạm tuyển, hợp đồng và những bệnh nhân đã
khỏi hẳn tình nguyện ở lại công tác. Còn đối với những bệnh nhân đang thời kỳ
điều trị, theo dõi, tuy có làm công tác cho trại cũng không được hưởng mà chỉ
hưởng chế độ sinh hoạt phí hiện hành.
Chế độ này chỉ áp dụng cho những
trại: Quỳnh Lập, Vân Môn, Qủa Cảm, Phủ Bình, Sông Mã.
Theo điều 3 của nghị định là những
cán bộ, nhân viên công tác trong những điều kiện sau đây được hưởng một khoản
phụ cấp ấn định là 15 đồng 1 tháng:
1. Chi tiết a gồm có:
- Bác sĩ, y sĩ chuyên trách và
hàng ngày trực tiếp chiếu điện cho bệnh nhân (chiếu tim, phổi, soi dạ dày).
- Y tá chuyên trách và hàng ngày
ngồi ghi kết qủa khi y, bác sĩ chiếu điện và những y tá thường xuyên đứng cạnh
máy để nâng đỡ bệnh nhân nặng với điều kiện là không có bình phong chi hoặc áo
chi bảo vệ.
- Cán bộ, nhân viên điều khiển
máy Cobalt để điều trị bệnh nhân.
2. Chi tiết b gồm có:
- Bác sĩ, y sĩ chuyên trách và
hàng ngày trực tiếp chiếu điện, chụp điện cho bệnh nhân lao ở các bệnh viện
chuyên khoa lao, phân viện lao, viện điều dưỡng lao.
- Y tá thường xuyên ngồi ghi kết
qủa chiếu chụp cho bệnh nhân lao ở các bệnh viện chuyên khoa lao, phân viện
lao, viện điều dưỡng lao, hoặc phải nâng đỡ bệnh nhân nặng khi chiếu, chụp cũng
với điều kiện là không có bình phong chi hoặc áo chi bảo vệ.
3. Chi tiết c gồm có:
- Cán bộ, nhân viên chuyên trách
vừa bảo vệ và dùng kim Radium để điều trị bệnh ung thư.
Theo điều 4 của nghị định là những
cán bộ, nhân viên công tác trong những điều kiện sau đây được hưởng một khoản
phụ cấp ấn định là 12 đồng 1 tháng:
1. Chi tiết a gồm có:
Bác sĩ, y sĩ, y tá chuyên trách
và hàng ngày trực tiếp điều khiển máy điện quang tại các tủ điều khiển đặt
riêng ở cạnh phòng để máy, hoặc đặt trong phòng máy nhưng có bình phong chi bảo
vệ đặt trước tủ điều khiển.
- Y tá thường xuyên ngồi ghi kết
qủa khi y, bác sĩ chiếu điện nhưng có bình phong chi bảo vệ, hoặc bàn ghi đặt
xa máy.
- Cán bộ, nhân viên phụ trách đặt
trạm và điều khiển máy điện quang để điều trị bệnh ung thư hay các bệnh khác, kể
cả cán bộ, công nhân sửa chữa máy, điều lượng máy khi chạy.
2. Chi tiết b gồm có:
- Bác sĩ, y tá, y sĩ, hộ lý hàng
ngày trực tiếp điều trị, phục vụ bệnh nhân chuyên khoa lao trong chuyên khoa
lao, phân viện lao, viện điều dưỡng lao hoặc các bệnh viện khác có khu bệnh
nhân lao từ 60 giường bệnh trở lên, giành riêng cho bệnh nhân lao.
Theo điều 5 của nghị định là những
cán bộ, nhân viên công tác trong những điều kiện sau đây được hưởng một khoản
phụ cấp ấn định là 10 đồng một tháng.
1. Chi tiết a gồm có:
- Bác sĩ, y sĩ, y tá, hộ lý
chuyên trách và hàng ngày trực tiếp điều trị, phục vụ bệnh nhân lây ở khu lây bệnh
viên Bạch Mai, kể cả khu cách ly bệnh nhân hủi.
- Y sĩ, y tá, hộ lý chuyên trách
và hàng ngày trực tiếp điều trị, phục vụ bệnh nhân ở khu cách ly, lao, lây của
các bệnh nhân khác có từ 6 giường trở lên giành riêng cho bệnh nhân lao, lây
(khu lây quy định ở đây là tập trung đủ các loại bệnh lây như: lao, thương hàn,
thổ tả, đậu mùa, lỵ, trực trùng, bại liệt, nhiệt thán, yết hầu, quai bị, viêm
màng não, chó dại, trừ các khu nội, ngoại, nhi, sản, có một số giường cách ly để
đề phòng khi có bệnh nhân cần cách ly thì tạm chuyển sang, rồi đưa đến khu cách
ly chung của bệnh viên thì không được hưởng).
2. Chi tiết b gồm có:
- Bác sĩ, y sĩ chuyên trách và
hàng ngày trực tiếp mổ xác chết đủ các loại để phục vụ cho việc nghiên cứu bệnh
lý ở các khoa bệnh lý giải phẫu như: bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Tiệp khắc Hải
Phòng, bệnh viện Phủ Doãn.
- Y sĩ, y tá, xét nghiệm viên
chuyên trách và hàng ngày trực tiếp vi trùng lao (máu, đờm…) của những bệnh viện
chuyên khoa lao, phân viện lao, viện điều dưỡng lao và những xét nghiệm viên
chuyên trách xét nghiệm vi trùng lao của bệnh viện Bạch Mai.
- Bác sĩ, y sĩ chuyên trách và
hàng ngày trực tiếp khám bệnh và điều trị bênh nhân lao, hủi ngoại trừ thuộc
các phòng khám bệnh lao, hủi ngoại trú.
3. Chi tiết c gồm có:
- Nhân viên trong các bệnh viện chuyên
khoa lao, phân viện lao, viện điều dưỡng và khu lao bệnh viện Bạch Mai, làm
công tác vệ sinh nhà xác, vệ sinh bố xí, cống rãnh, giặt quần áo, rửa bát đĩa của
bệnh nhân lao.
- Nhân viên phụ trách bể ướp xác
của Viện giải phẫu trường Đại học y dược thường xuyên phải ngâm, rửa, luộc, bơm
thuốc vào xác và chuyển xác đến phòng thực tập cho sinh viên thực tập.
- Nhân viên phụ trách nhà xác của
thành phố Hà Nội.
Theo điều 6 của Nghị định là những
cán bộ, nhân viên công tác trong những điều kiện sau đây được hưởng một khoản
phụ cấp ấn định là 5 đồng một tháng.
1. Chi tiết a gồm có:
- Bác sĩ, dược sĩ, y tá, dược tá
công tác ở các phòng hóa nghiệm độc chất hàng ngày phải tiếp xúc với các loại
acide mạnh, hóa chất độc, làm việc trong các phòng kín, nóng bức, thiếu không
khí như: bộ phận chất độc kỹ nghệ (Viện vệ sinh), phòng hóa dược hữu cơ, phòng
phân tích hóa vô cơ (Trường đại học y dược).
- Cán bộ, nhân viên công tác ở
các phòng thí nghiệm nuôi cấy, sản xuất vi trùng hàng ngày phải làm việc trong
phòng kín nóng bức, thiếu không khí của Viện Vi trùng như: cầu trùng sinh bệnh,
bệnh súc vật lây cho người, giang mai, vi trùng đường ruột, siêu vi trùng, đông
y thực nghiệm, giải độc tố, giữ giống, kháng nguyên, bộ phận nuôi súc vật đang
thí nghiệm.
2. Chi tiết b gồm có:
- Nhân viên làm công tác nhà
xác, chôn liệm xác chết ở các bệnh viện (trừ những nhân viên công tác đội chỉ
luân phiên quét dọn, chứ không làm nhiệm vụ chính là chôn liệm thì không được
hưởng).
- Bác sĩ làm công tác giảng dạy ở
bộ môn giải phẫu của Trường Đại học y dược được làm nhiệm vụ hướng dẫn sinh
viên thực tập về giải phẫu.
- Nhân viên công tác nhặt xác,
chôn liệm xác chết vô thừa nhận thuộc thành phố Hà Nội.
3. Chi tiết c gồm có:
- Những cán bộ, nhân viên khác
thường ngày phải làm việc trong khu vực bệnh nhân lao, thỉnh thoảng có tiếp xúc
với bệnh nhân như: công tác chính trị bệnh nhân, kế toán viện phí, gác cổng,
lái xe, y tá, hành chính, quản lý cấp dưỡng bệnh nhân… ở các bệnh viện chuyên
khoa lao, phân viện lao, viện điều dưỡng lao (không kể giữ trẻ, y tá cơ quan, cấp
dưỡng tập thể và những người không làm việc trong khu vực bệnh nhân).
- Y tá, hộ lý công tác ở phòng
điện quang làm nhiệm vụ hướng dẫn bệnh nhân vào buồng điện, chứ không phải thường
xuyên đứng cạnh máy.
- Y tá, hộ lý công tác ở phòng
khám bệnh lao, hủi làm nhiệm vụ tiếp nhận ít nhiều có tiếp xúc với bệnh nhân.
- Y sĩ, y tá các đội lưu động chống
lao, hủi hàng ngày làm nhiệm vụ phát thuốc, điều trị ngoại trú và phát hiện lao
hủi.
- Nhân viên xét nghiệm các bệnh
viện khác có một số giường bệnh lao, được phân công đặc trách xét nghiệm bệnh
phẩm lao (kể cả nội và ngoại trú) đồng thời xét nghiệm bệnh phẩm những tạp bệnh
khác.
III. CÁCH
TÍNH PHỤ CẤP.
Theo điều 7 của nghị định thì
cách tính phụ cấp như sau:
a) Chi tiết 1: 1/3 mức phụ cấp
áp dụng cho:
- Cán bộ, nhân viên chuyên trách
công việc trên, nhưng vì lý do nào đó: nghỉ có việc riêng, con ốm mẹ nghỉ, đi học,
đi công tác… trong tháng chỉ làm việc trên 5 ngày, dưới 10 ngày tại những nơi
đã quy định.
- Cán bộ, nhân viên không chuyên
trách công tác trên, nhưng được phân công kiêm nhiệm, tổng cộng trong tháng chỉ
làm việc trên 5 ngày, dưới 10 ngày trong tháng tại những nơi đã quy định.
- Cán bộ, nhân viên khác do yêu
cầu công tác bất thường được điều đến làm việc tại những nơi đã quy định liên
tiếp trên 5 ngày, dưới 10 ngày trong tháng ấy.
b) Chi tiết 2: 2/3 ức phụ cấp
áp dụng cho:
- Cán bộ, nhân viên chuyên trách
công tác trên, nhưng vì lý do nào đó như nghỉ việc riêng, đi công tác, trong tháng
chỉ làm việc trên 10 ngày dưới 20 ngày tại những nơi đã quy định.
- Cán bộ, nhân viên không chuyên
trách công tác trên, nhưng được phân công kiêm nhiệm, tổng cộng trong tháng làm
việc trên 10 ngày dưới 20 ngày tại những nơi đã quy định.
- Cán bộ, nhân viên khác do yêu
cầu công tác bất thường được điều động đến làm việc tại những nơi đã quy định
liên tiếp trên 10 ngày dưới 20 ngày trong tháng ấy.
c) Chi tiết 3: Cả mức phụ cấp
áp dụng cho:
- Cán bộ, nhân viên chuyên trách
và hàng ngày liên tiếp làm việc tại các nơi đã quy định, hoặc do yêu cầu công
tác được phân công kiêm nhiệm làm thêm việc khác nhưng trong tháng đã trực tiếp
làm tại những nơi đã quy định trên 20 ngày.
- Cán bộ, nhân viên khác do yêu
cầu công tác bất thường được điều động đến làm việc tại những nơi đã quy định
liên tiếp trên 20 ngày trong tháng ấy.
d) Những thời gian không được
hưởng:
- Cán bộ, nhân viên tuy chuyên
trách công tác trên, nhưng những thời gian đi học, đi bổ túc, đi công tác, con ốm
mẹ nghỉ, nghỉ việc riêng, nghỉ ốm trên 7 ngày (không kể thời gian nghỉ phép
hàng năm) thì không được hưởng.
- Cán bộ, nhân viên được phân
công kiêm nhiệm hoặc do yêu cầu công tác bất thường được điều động đến làm việc
tại những nơi đã quy định không qúa 5 ngày trong tháng ấy cũng không được hưởng.
Theo điều 8 của Nghị định là những
sinh viên trong thời gian thực tập, công nhân viên ngoài biên chế, nếu
công tác trong các điều kiện quy định ở các điều 2, 3, 4, 5, 6 của nghị định
này cũng được hưởng.
Bộ giải thích như sau:
- Những sinh viên và học sinh y
sĩ trung cấp trong thời gian thực tập nếu do yêu cầu công tác mà được điều động
đến công tác và thời gian học tập chuyên khoa hóa tại những nơi đã quy định thì
mới được hưởng. Còn đối với sinh viên và học sinh y sĩ trung cấp do yêu cầu học
tập được bố trí đến để học tập thêm thực tế thì không được hưởng.
- Cán bộ, nhân viên ngoài biên
chế như hợp đồng, tạm tuyển làm việc trong những điều kiện trên cũng được hưởng
(trừ nhân viên, công nhân công nhật).
IV. ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Theo điều 9 của nghị định thì chế
độ phụ cấp cho những cán bộ nhân viên trong ngành y tế làm việc trong điều kiện
dễ bị truyền nhiễm và có hại sức khỏe được thi hành kể từ ngày 1/9/1960. Các điều
khoản quy định về chế độ phụ cấp trong thông tư số 45-BYT/TT ngày
15/10/1957 và thông tư số 18-BYT/TT ngày 30/6/1959 của Bộ hết hiệu lực kể từ
ngày quy định của nghị định số 59-CP.
Bộ quy định áp dụng điều khoản
trên như sau:
1. Cán bộ, nhân viên trước đây ở
trong điều kiện công tác đã được phụ cấp theo tinh thần thông tư số 45 và thông
tư số 18 nay, nếu công tác ấy vẫn nằm trong diện được hưởng phụ cấp cũ thì được
truy lĩnh khoản chênh lệch này kể từ ngày 1/9/1960, nhưng nếu phụ cấp cũ đã
lĩnh cao hơn phụ cấp mới thì không truy hoàn khoản tiền chênh lệch đã lĩnh.
2. Cán bộ, nhân viên trước đây
chưa được hưởng diện phụ cấp của thông tư số 45 và thông tư số 18, nay mới được
quy định phụ cấp trong nghị định số 59 thì được hưởng phụ cấp mới này kể từ
ngày 1/9/1960.
3. Những cán bộ, nhân viên được
bố trí công tác ở những nơi đã quy định trên sau ngày 1/9/1960 thì được hưởng kể
từ ngày nhận công tác ấy.
Để thi hành chế độ phụ cấp theo
nghị định số 59-CP ngày 26/10/1960 của Hội đồng Chính phủ có kết qủa tốt, các Ủy
ban hành chính khu, thành, tỉnh, các Sở, Ty Y tế, các cơ quan trực thuộc đặt kế
hoạch phổ biến và áp dụng trong phạm vi những đối tượng đã quy định, tuyệt đối
không được tràn lan. Còn những trường hợp nào xét thấy chưa hợp lý hoặc chưa được
quy định ở trên cần xét để phụ cấp thì phải báo cáo về Bộ để nghiên cứu.
Hàng tháng sau khi thanh toán
khoản phụ cấp này, các cơ quan, đơn vị trực thuộc và các địa phương báo cáo về
Bộ rõ những trường hợp đã được hưởng phụ cấp theo mẫu kèm theo([1]).
|
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Đức Thắng
|
[1] Mẫu báo
cáo không đăng trong công báo này