Thông tư 227-CP-1965 về chính sách đối với gia đình quân nhân do Hội đồng Chính phủ ban hành

Số hiệu 227-CP
Ngày ban hành 15/11/1965
Ngày có hiệu lực 30/11/1965
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Hội đồng Chính phủ
Người ký Nguyễn Duy Trinh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 227-CP

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 1965

 

THÔNG TƯ

VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH QUÂN NHÂN

Trước tình hình đế quốc Mỹ tăng cường bắn phá miền Bắc và âm mưu mở rộng chiến tranh, Chính phủ đã thi hành lệnh động viên tăng cường lực lượng quốc phòng, tăng cường lực lượng bảo vệ miền Bắc, chuẩn bị sẵn sàng đối phó với mọi tình huống.

Chấp hành lệnh động viên, hàng vạn thanh niên đã xung phong tòng quân, nhiều quân nhân dự bị đã trở lại quân đội. Vào trong quân đội, mọi người đều xác định nghĩa vụ của mình đối với Tổ quốc, sẵn sàng hy sinh, chịu đựng gian khổ để góp phần vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.

Đối với gia đình quân nhân, từ trước đến nay Đảng và Chính phủ đã có nhiều chính sách ưu đãi. Các chính sách ấy đã được các cơ quan Nhà nước và nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành, làm cho các gia đình quân nhân yên tâm, phấn khởi tham gia sản xuất và công tác. Nhiều gia đình quân nhân đã phát huy truyền thống cách mạng, đấu tranh anh dũng, khắc phục mọi khó khăn, góp phần tích cực vào công cuộc chống Mỹ cứu nước.

Tuy nhiên trong tình hình hiện nay, cũng còn một số gia đình quân nhân còn gặp khó khăn trong đời sống, chủ yếu là những gia đình có đông con nhỏ, có cha mẹ già mà người quân nhân khi còn ở nhà phải nuôi dưỡng; nay vào quân đội lại hưởng theo chế độ cung cấp cho nên ít có điều kiện để giúp đỡ gia đình.

Để thể hiện sự quan tâm săn sóc của Đảng và Nhà nước đối với gia đình quân nhân, Hội đồng Chính phủ quyết định một số chính sách như sau:

I. CHÍNH SÁCH CHUNG ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH QUÂN NHÂN TẠI NGŨ

Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, quân nhân là những người xung phong ra tiền tuyến, sẵn sàng hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân. Nhân dân ta, Nhà nước ta có trách nhiệm giúp đỡ gia đình những quân nhân về mặt vật chất và tinh thần, tạo điều kiện để người quân nhân được yên tâm làm tròn nhiệm vụ. Phải làm cho các cơ quan Nhà nước, cán bộ và nhân dân thấu suốt tinh thần đó, bảo đảm thực hiện tốt các chính sách, chế độ đối với gia đình quân nhân theo các phương châm sau đây:

- Phải tăng cường giáo dục cho gia đình quân nhân thấy rõ hiện nay toàn dân ta đang đấu tranh chống Mỹ cứu nước; mọi người đều có nhiệm vụ phục vụ sự nghiệp thiêng liêng đó và xem việc chồng con mình tòng quân là một vinh dự lớn đối với gia đình. Trên cơ sở đó, động viên gia đình quân nhân nâng cao lòng yêu nước, chí căm thù địch, phát huy tinh thần chịu đựng gian khổ, đem hết cố gắng bản thân để tham gia sản xuất và công tác, khắc phục mọi khó khăn để ổn định đời sống của mình và góp phần vào sự nghiệp chung.

- Phải dựa vào nhân dân, động viên mọi người đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ săn sóc những gia đình quân nhân trong đời sống vật chất và tinh thần và coi đó là nghĩa vụ của mình. Cần dựa vào các hợp tác xã, các tổ chức công đoàn, các tổ chức quần chúng khác, làm cho những tổ chức đó nhận rõ trách nhiệm của mình trong việc giúp đỡ gia đình quân nhân.

- Cách giúp đỡ cơ bản nhất đối với gia đình quân nhân gặp khó khăn trong đời sống là tìm cách sắp xếp công việc làm cho những người gia đình chưa có việc làm, để đảm bảo thu nhập trong gia đình không quá giảm sút.

- Các cơ quan chính quyền các cấp phải tích cực thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà nước đã quy định đối với gia đình quân nhân, theo dõi sát tình hình đời sống của các gia đình đó, nhất là các gia đình neo đơn, túng thiếu để kịp thời có kế hoạch giúp đỡ thích đáng.

II. CHÍNH SÁCH GIÚP ĐỠ CÁC GIA ĐÌNH QUÂN NHÂN GIẢI QUYẾT KHÓ KHĂN TRONG ĐỜI SỐNG.

Để giúp đỡ các gia đình quân nhân giải quyết khó khăn trong đời sống, chủ yếu là các gia đình có đông con nhỏ, có cha mẹ già yếu mà trước khi vào quân đội người quân nhân phải nuôi dưỡng, nay quy định chính sách như sau:

1. Đối với gia đình quân nhân là xã viên hợp tác xã nông nghiệp.

Ủy ban hành chính xã cần bàn bạc với Ban quản trị hợp tác xã để bố trí công việc thích hợp cho người có lao động chính còn lại trong gia đình để người này thường xuyên có công điểm trong cả vụ; cần phân công cho những người già và các cháu nhỏ làm những việc phụ trong hợp tác xã để tăng thêm công điểm; và bố trí để gia đình có thì giờ làm những việc thuộc kinh tế phụ của gia đình. Việc sắp xếp trên đây nhằm cố gắng bảo đảm cho gia đình quân nhân có thu nhập xấp xí với thu nhập bình quân của các xã viên trong hợp tác xã.

Ủy ban hành chính xã cần chiếu cố các gia đình quân nhân neo đơn trong việc điều động đi dân công, miễn dân công cho những gia đình chỉ có một lao động duy nhất như chế độ hiện hành; đối với gia đình có thêm lao động phụ thì, khi huy động người lao động chính đi dân công, nên bố trí cho đi làm ở những nơi gần địa phương hoặc nếu có thể thì giảm cho một số ngày dân công. Ngoài ra; đối với việc huy động ngày nhân công đi làm những việc công ích trong địa phương (ngoài nghĩa vụ dân công) thì cần xét để giảm số ngày huy động và miễn huy động đối với gia đình neo đơn.

Sau khi đã bố trí công điểm như trên; đối với gia đình quân nhân nào còn thiếu lương thực thì Ủy ban hành chính xã cần bàn bạc với Ban quản trị để cố gắng điều hoà thích đáng (theo giá thu mua hoặc giá khuyến khích!); sau khi đã điều hòa mà vẫn còn thiếu thì có thể trích một phần qũy công ích của hợp tác xã để giúp đỡ.

2. Đối với gia đình quân nhân là xã viên hợp tác xã thủ công nghiệp.

Trước hết Ủy ban hành chính sở tại cần bàn bạc với Ban quản trị hợp tác xã để sắp xếp công việc làm cho những người trong gia đình quân nhân chưa có việc làm, cố gắng sử dụng lao động có những người già và trẻ em vào những công việc phụ của hợp tác xã để tăng thu nhập cho gia đình.

Đối với gia đình quân nhân mà thu nhập chưa bảo đảm được đời sống thì Ủy ban hành chính sở tại cần bàn bạc với Ban quản trị hợp tác xã để có trích một phần qũy phúc lợi của hợp tác xã để giúp đỡ.

Sau khi hợp tác xã (nông nghiệp hoặc thủ công nghiệp) đã tìm mọi cách để giúp đỡ như trên, đối với những gia đình quân nhân thật sự còn gặp khó khăn mà hợp tác xã không thể nào giải quyết được thì Ủy ban hành chính địa phương xem xét để trợ cấp thêm; nhằm bảo đảm cho gia đình quân nhân giữ được mức sống bình thường như nhân dân địa phương. Khoản trợ cấp này sẽ trích ở ngân sách địa phương.

3. Đối với gia đình quân nhân là công nhân, viên chức Nhà nước.

Cơ quan, xí nghiệp nơi làm việc của người công nhân, viên chức có nhiệm vụ giúp người đó tìm cách giải quyết những khó khăn trước khi vào quân đội; sau khi ngươi công nhân, viên chức đã vào quân đội, cơ quan, xí nghiệp, tuỳ theo điều kiện và khả năng của mình, cần tiếp tục giúp đỡ, nhất là về mặt tinh thần, để động viên gia đình quân nhân quyết tâm vượt mọi khó khăn trong đời sống.

Đối với gia đình quân nhân mà vợ, con là xã viên hợp tác xã nông nghiệp hoặc thủ công nghiệp, thì cần thi hành những biện pháp giúp đỡ như đã nói ở điểm 1 và 2 trên đây.

Đối với gia đình quân nhân có vợ hoặc con là công nhân, viên chức Nhà nước thì cơ quan, xí nghiệp nơi làm việc của người vợ hoặc con đó có trách nhiệm liên hệ với cơ quan lao động địa phương để sắp xếp việc làm cho những người trong gia đình có khó khăn chưa có việc làm; đối với những gia đình có khó khăn thì trợ cấp khó khăn theo như chế độ hiện hành.

III. TRÁCH NHIỆM THI HÀNH.

[...]
7
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ