Thông tư 22/2009/TT-BCT về quá cảnh hàng hóa của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Bộ Công thương ban hành
Số hiệu | 22/2009/TT-BCT |
Ngày ban hành | 04/08/2009 |
Ngày có hiệu lực | 18/09/2009 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Bộ Công thương |
Người ký | Nguyễn Thành Biên |
Lĩnh vực | Thương mại |
BỘ
CÔNG THƯƠNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2009/TT-BCT |
Hà Nội, ngày 04 tháng 08 năm 2009 |
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công
Thương;
Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23
tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc
tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước
ngoài;
Căn cứ Hiệp định quá cảnh hàng hóa giữa Chính phủ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào ngày 13 tháng 03 năm 2009 (sau đây viết tắt là Hiệp định);
Bộ Công Thương quy định thủ tục cấp, gia hạn giấy phép, vận chuyển hàng hóa của
nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào quá cảnh lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam như sau:
THỦ TỤC CẤP, GIA HẠN GIẤY PHÉP QUÁ CẢNH HÀNG HÓA
Điều 1. Cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa
Thủ tục xin giấy phép quá cảnh hàng hóa được thực hiện như sau:
1. Đối với hàng hóa quy định tại khoản 2 Điều 4 của Hiệp định, chủ hàng gửi hồ sơ đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa đến Bộ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:
a. Đơn đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa (theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này).
b. Văn bản đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa của Bộ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (bản chính).
Bộ trưởng Bộ Công Thương, căn cứ đơn đề nghị của chủ hàng và văn bản đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trên cơ sở ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản để chủ hàng biết và thực hiện.
2. Đối với hàng hóa quy định tại khoản 3 Điều 4 của Hiệp định, hồ sơ đề nghị cấp phép quá cảnh hàng hóa bao gồm:
a. Đơn đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa (theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này).
b. Văn bản đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa của Bộ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (bản chính).
3. Văn bản đề nghị cho phép, gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa của Bộ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1, điểm b khoản 2 Điều 1, điểm c khoản 1 Điều 2 Thông tư này được làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Trường hợp bằng tiếng Lào thì phải gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hoặc cơ quan đại diện ngoại giao nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tại Việt Nam công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự.
4. Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quá cảnh nêu tại khoản 2 Điều này:
- Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng. Địa chỉ: 132 Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.
- Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội. Địa chỉ: 25 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
5. Thời hạn giải quyết hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quá cảnh quy định tại khoản 2 Điều này là 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Điều 2. Gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa
1. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa được cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này bao gồm:
a. Đơn đề nghị gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa (theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
b. Giấy phép quá cảnh hàng hóa đã được cấp (bản sao).
c. Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa của Bộ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (bản chính).
2. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa được gửi đến cơ quan đã cấp giấy phép đó theo địa chỉ nêu tại khoản 4 Điều 1 Thông tư này.
3. Thời hạn giải quyết việc gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa là 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
BỘ
CÔNG THƯƠNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2009/TT-BCT |
Hà Nội, ngày 04 tháng 08 năm 2009 |
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công
Thương;
Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23
tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc
tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước
ngoài;
Căn cứ Hiệp định quá cảnh hàng hóa giữa Chính phủ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào ngày 13 tháng 03 năm 2009 (sau đây viết tắt là Hiệp định);
Bộ Công Thương quy định thủ tục cấp, gia hạn giấy phép, vận chuyển hàng hóa của
nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào quá cảnh lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam như sau:
THỦ TỤC CẤP, GIA HẠN GIẤY PHÉP QUÁ CẢNH HÀNG HÓA
Điều 1. Cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa
Thủ tục xin giấy phép quá cảnh hàng hóa được thực hiện như sau:
1. Đối với hàng hóa quy định tại khoản 2 Điều 4 của Hiệp định, chủ hàng gửi hồ sơ đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa đến Bộ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:
a. Đơn đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa (theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này).
b. Văn bản đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa của Bộ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (bản chính).
Bộ trưởng Bộ Công Thương, căn cứ đơn đề nghị của chủ hàng và văn bản đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trên cơ sở ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản để chủ hàng biết và thực hiện.
2. Đối với hàng hóa quy định tại khoản 3 Điều 4 của Hiệp định, hồ sơ đề nghị cấp phép quá cảnh hàng hóa bao gồm:
a. Đơn đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa (theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này).
b. Văn bản đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa của Bộ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (bản chính).
3. Văn bản đề nghị cho phép, gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa của Bộ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1, điểm b khoản 2 Điều 1, điểm c khoản 1 Điều 2 Thông tư này được làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Trường hợp bằng tiếng Lào thì phải gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hoặc cơ quan đại diện ngoại giao nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tại Việt Nam công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự.
4. Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quá cảnh nêu tại khoản 2 Điều này:
- Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng. Địa chỉ: 132 Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.
- Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội. Địa chỉ: 25 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
5. Thời hạn giải quyết hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quá cảnh quy định tại khoản 2 Điều này là 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Điều 2. Gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa
1. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa được cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này bao gồm:
a. Đơn đề nghị gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa (theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
b. Giấy phép quá cảnh hàng hóa đã được cấp (bản sao).
c. Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa của Bộ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (bản chính).
2. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa được gửi đến cơ quan đã cấp giấy phép đó theo địa chỉ nêu tại khoản 4 Điều 1 Thông tư này.
3. Thời hạn giải quyết việc gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa là 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Điều 3. Ủy quyền cấp, gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa
1. Bộ trưởng Bộ Công Thương ủy quyền cho Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng và Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội cấp, gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa quy định tại khoản 2 Điều 1, Điều 2 Thông tư này.
2. Mẫu giấy phép quá cảnh hàng hóa và mẫu văn bản trả lời đơn đề nghị gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa được quy định tại Phụ lục 5, Phụ lục 6A và 6B ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 4. Quá cảnh hàng hóa không theo giấy phép của Bộ Công Thương
Các loại hàng hóa khác không thuộc trường hợp quy định tại Điều 1 Thông tư này, khi quá cảnh qua các cặp cửa khẩu được quy định tại Điều 6 của Hiệp định, chủ hàng hoặc người chuyên chở chỉ cần làm thủ tục cho hàng hóa quá cảnh tại hải quan cửa khẩu mà không phải xin giấy phép quá cảnh hàng hóa tại Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng hoặc Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội - Bộ Công Thương.
Điều 5. Gia hạn thời gian quá cảnh hàng hóa
Việc gia hạn thời gian quá cảnh hàng hóa do cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục quá cảnh hàng hóa chấp thuận theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Cửa khẩu quá cảnh hàng hóa
Hàng hóa quá cảnh được phép qua các cặp cửa khẩu và các tuyến đường nối sau:
STT |
Cửa khẩu của Việt Nam |
Tuyến đường nối |
Cửa khẩu của Lào |
1 |
Lao Bảo (Quảng Trị) |
Đường 9 |
Đen-sa-vằn (Sa Va Na Khét) |
2 |
Cầu Treo (Hà Tĩnh) |
Đường 8 |
Nặm Phao (Bo Ly Khăm Xay) |
3 |
Na Mèo (Thanh Hóa) |
Đường 217 |
Nậm Xôi (Hủa Phăn) |
4 |
Tây Trang (Điện Biên) |
Đường 42 |
Pang Hốc (Phong Xa Lỳ) |
5 |
Nậm Cắn (Nghệ An) |
Đường 7 |
Nặm Cắn (Xiêng Khoảng) |
6 |
Cha Lo (Quảng Bình) |
Đường 12 |
Na Phàu (Khăm Muộn) |
7 |
Bờ Y (Kon Tum) |
Đường 18 |
Phu Cưa (Ăt Ta Pư) |
Điều 7. Phương tiện vận chuyển hàng hóa quá cảnh và người áp tải
1. Hàng hóa quá cảnh phải được vận chuyển bởi người chuyên chở là pháp nhân được cấp phép hoặc ủy quyền hợp pháp theo quy định của pháp luật.
2. Các phương tiện vận tải của Việt Nam, Lào tham gia vận chuyển hàng hóa quá cảnh bằng đường bộ phải tuân thủ Hiệp định Vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ký ngày 24 tháng 02 năm 1996, Nghị định thư của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ngày 18 tháng 7 năm 2001 về sửa đổi, bổ sung Hiệp định Vận tải đường bộ, các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các văn bản này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh phương tiện vận chuyển và người áp tải; thủ tục lưu kho, lưu bãi hàng quá cảnh; thủ tục sang mạn, thay đổi phương tiện vận chuyển hàng quá cảnh được thực hiện theo quy định của Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hải quan.
Điều 8. Thời gian quá cảnh hàng hóa
Hàng hóa quá cảnh được phép lưu lại trên lãnh thổ Việt Nam trong thời gian tối đa là 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập khẩu, trừ trường hợp được gia hạn thời gian quá cảnh theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
Điều 9. Chứng từ khi làm thủ tục hải quan cho hàng hóa quá cảnh
Chủ hàng hoặc người chuyên chở phải nộp, xuất trình các loại chứng từ cho cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan và các văn bản hướng dẫn.
Điều 10. Giám sát hàng hóa quá cảnh lãnh thổ Việt Nam
Hàng hóa quá cảnh chịu sự giám sát của Hải quan Việt Nam trong toàn bộ thời gian hàng hóa quá cảnh trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 11. Việc phân phối, buôn bán và tiêu thụ hàng hóa quá cảnh
1. Cấm phân phối, buôn bán, tiêu thụ tại Việt Nam hàng hóa quá cảnh thuộc Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam ban hành.
2. Trừ hàng hóa thuộc Danh mục nêu tại khoản 1 Điều này, các loại hàng hóa quá cảnh khác được phép tiêu thụ tại Việt Nam trong trường hợp bất khả kháng sau khi được Bộ trưởng Bộ Công Thương chấp thuận bằng văn bản.
3. Việc tiêu thụ hàng quá cảnh nêu tại khoản 2 Điều này phải thực hiện qua thương nhân Việt Nam và phải làm thủ tục nhập khẩu tại cơ quan Hải quan theo quy định hiện hành về quản lý xuất nhập khẩu.
4. Trong trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 2 Điều này, chủ hàng gửi hồ sơ đề nghị cho phép tiêu thụ hàng quá cảnh đến Vụ Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương. Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:
a. Đơn đề nghị cho phép tiêu thụ hàng hóa quá cảnh (theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này).
b. Tài liệu chứng minh trường hợp bất khả kháng đối với hàng hóa quá cảnh xin được tiêu thụ tại Việt Nam.
5. Thời hạn giải quyết hồ sơ đề nghị cho phép tiêu thụ hàng hóa quá cảnh là 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Điều 12. Thay đổi cửa khẩu quá cảnh
Việc thay đổi cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu trong phạm vi quy định tại Hiệp định do cơ quan cấp phép xem xét giải quyết đối với hàng hóa quá cảnh theo giấy phép và do cơ quan Hải quan xem xét giải quyết đối với hàng hóa quá cảnh không theo giấy phép.
Điều 13. Quyền và nghĩa vụ của chủ hàng và người chuyên chở hàng hóa quá cảnh
Chủ hàng, người chuyên chở thực hiện hoạt động quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Hiệp định quá cảnh hàng hóa giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ngày 13 tháng 3 năm 2009, Thông tư này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký.
2. Thông tư này thay thế Quyết định số 0938/2000/QĐ-BTM ngày 30 tháng 6 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành Quy chế về hàng hóa của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào quá cảnh lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP QUÁ CẢNH HÀNG HÓA
(Mẫu này dùng cho hàng hóa quá cảnh quy định tại khoản 1 Điều
1 của Thông tư)
......., ngày ….. tháng …… năm 20….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP QUÁ CẢNH HÀNG HÓA
Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Công Thương
I. Chủ hàng: (ghi rõ tên, địa chỉ, điện thoại, fax)
Đề nghị được quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo các nội dung sau đây:
1. Hàng quá cảnh:
STT |
Tên hàng |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Bao bì và ký mã hiệu |
Ghi chú |
1 |
…………………….. |
………… |
………… |
…………. |
……………. |
2 |
…………………….. |
………… |
………… |
…………. |
……………. |
2. Cửa khẩu nhập hàng:
3. Cửa khẩu xuất hàng:
4. Tuyến đường vận chuyển:
5. Phương tiện vận chuyển:
6. Thời gian dự kiến quá cảnh:
(Từ ngày ….. tháng …. năm … đến ngày …… tháng ….. năm ……)
II. Người chuyên chở: (Nếu chủ hàng tự vận chuyển thì ghi “tự vận chuyển”. Nếu ký hợp đồng vận chuyển với thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân Lào thì ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại, fax của thương nhân vận chuyển)
III. Địa chỉ nhận văn bản trả lời (của chủ hàng):
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Kèm theo Đơn này là văn bản đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa của Bộ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
|
Chủ
hàng ký tên và đóng dấu |
* Lưu ý: Nếu văn bản có từ 02 tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP QUÁ CẢNH HÀNG HÓA
(Mẫu này dùng cho hàng hóa quá cảnh quy định tại khoản 2 Điều
1 của Thông tư)
......., ngày ….. tháng …… năm 20….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP QUÁ CẢNH HÀNG HÓA
Kính gửi: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực …………………….
I. Chủ hàng: (ghi rõ tên, địa chỉ, điện thoại, fax)
Đề nghị Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực ………………….. cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa theo các nội dung sau đây:
1. Hàng hóa quá cảnh:
STT |
Tên hàng |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Trị giá |
Bao bì và ký mã hiệu |
Ghi chú |
1 |
…………………….. |
………… |
………… |
……… |
…………. |
……………. |
2 |
…………………….. |
………… |
………… |
……… |
…………. |
……………. |
2. Cửa khẩu nhập hàng:
3. Cửa khẩu xuất hàng:
4. Tuyến đường vận chuyển:
5. Phương tiện vận chuyển:
II. Người chuyên chở: (Nếu chủ hàng tự vận chuyển thì ghi “tự vận chuyển”. Nếu ký hợp đồng vận chuyển với thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân Lào thì ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại, fax của thương nhân vận chuyển)
III. Địa chỉ nhận giấy phép (của chủ hàng hoặc người chuyên chở):
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Kèm theo Đơn này là văn bản đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa của Bộ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Chủ
hàng ký tên và đóng dấu
(Người ký là người đứng đầu thương nhân, ghi rõ chức danh)
* Lưu ý: Nếu văn bản có từ 02 tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP QUÁ CẢNH HÀNG HÓA
(Mẫu này dùng cho hàng hóa quá cảnh quy định tại khoản 2 Điều
1 của Thông tư)
……….., ngày ……. tháng ……….. năm 20……..
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP QUÁ CẢNH HÀNG HÓA
Kính gửi: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực ………………
1. Chủ hàng (ghi rõ tên, địa chỉ, điện thoại, fax):
Đề nghị Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực ……… gia hạn Giấy phép quá cảnh hàng hóa số ……… do Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực ……… cấp ngày ……. tháng….. năm 20….
2. Lý do đề nghị gia hạn:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
3. Thời gian dự kiến xin gia hạn: (Đến ngày ….. tháng ……. năm 20…..)
4. Địa chỉ nhận văn bản trả lời (của chủ hàng hoặc người chuyên chở):
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Kèm theo Đơn này là bản sao Giấy phép quá cảnh hàng hóa số …….. do Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực …….. cấp ngày … tháng … năm 20… và văn bản đề nghị gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa của Bộ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (bản chính).
Chủ
hàng ký tên và đóng dấu
(Người ký là người đứng đầu thương nhân, ghi rõ chức danh)
* Lưu ý: Nếu văn bản có từ 02 tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP TIÊU THỤ HÀNG HÓA QUÁ CẢNH
......., ngày ….. tháng …… năm 20….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP TIÊU THỤ HÀNG HÓA QUÁ CẢNH
Kính gửi: Vụ Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương
Chủ hàng: (ghi rõ tên, địa chỉ, điện thoại, fax)
Đề nghị Bộ Công Thương cho phép tiêu thụ hàng quá cảnh theo các nội dung sau đây:
1. Tờ khai hải quan số ….. ngày ….. tháng …… năm 20…
2. Miêu tả chi tiết:
STT |
Tên hàng |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Trị giá |
Bao bì và ký mã hiệu |
Ghi chú |
1 |
…………………….. |
………… |
………… |
……… |
…………. |
……………. |
2 |
…………………….. |
………… |
………… |
……… |
…………. |
……………. |
3. Lý do đề nghị cho phép tiêu thụ tại Việt Nam:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
4. Thời gian tiêu thụ (dự kiến):
(Từ ngày …. tháng … năm 20 … đến ngày … tháng … năm 20…)
5. Địa chỉ nhận văn bản trả lời (của chủ hàng hoặc người chuyên chở)
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Kèm theo Đơn này là tài liệu chứng minh trường hợp bất khả kháng đối với hàng quá cảnh đề nghị cho phép tiêu thụ tại Việt Nam.
Chủ
hàng ký tên và đóng dấu
(Người ký là người đứng đầu thương nhân, ghi rõ chức danh)
* Lưu ý: Nếu văn bản có từ 02 tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
MẪU GIẤY PHÉP QUÁ CẢNH HÀNG HÓA
(Mẫu này dùng cho hàng hóa quá cảnh quy định tại khoản 2 Điều
1 của Thông tư)
BỘ
CÔNG THƯƠNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……./…………-GPQC V/v cho phép quá cảnh hàng hóa |
…….., ngày …. tháng …... năm 20… |
Kính gửi: ………… (Chủ hàng quá cảnh Lào)
- Căn cứ Thông tư số ……/2009/TT-BCT ngày … tháng … năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quá cảnh hàng hóa của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Xét Đơn đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa của …. (ghi rõ tên, địa chỉ chủ hàng quá cảnh Lào) …. Và văn bản đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ngày … tháng … năm ….;
Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực ……… cho phép ………… (chủ hàng quá cảnh Lào) …….. quá cảnh hàng hóa theo các quy định sau đây:
1. Hàng quá cảnh:
STT |
Tên hàng |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Trị giá |
Bao bì và ký mã hiệu |
Ghi chú |
1 |
…………………….. |
………… |
………… |
……… |
…………. |
……………. |
2 |
…………………….. |
………… |
………… |
……… |
…………. |
……………. |
2. Cửa khẩu nhập hàng:
3. Cửa khẩu xuất hàng:
4. Phương tiện vận chuyển:
5. Văn bản này có hiệu lực đến ngày … tháng … năm 20…
Nơi nhận: |
TRƯỞNG
PHÒNG |
MẪU VĂN BẢN TRẢ LỜI ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP
QUÁ CẢNH HÀNG HÓA
(Mẫu này dùng trong trường hợp đồng ý gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa đã
cấp cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư)
BỘ
CÔNG THƯƠNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………/…………-GHGPQC V/v gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa |
…….., ngày …. tháng …... năm 20… |
Kính gửi: ………… (Chủ hàng quá cảnh Lào)
- Căn cứ Thông tư số ……/2009/TT-BCT ngày … tháng … năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quá cảnh hàng hóa của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Xét Đơn đề nghị gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa của …. (ghi rõ tên, địa chỉ chủ hàng quá cảnh Lào) …. và văn bản đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ngày … tháng … năm ….;
Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực ……… đồng ý gia hạn Giấy phép quá cảnh hàng hóa số: ……….. do Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực ………….. cấp ngày … tháng … năm 20…. cho …. (chủ hàng quá cảnh Lào).
Thời gian gia hạn: Đến hết ngày ……. tháng …… năm 20 ...
Hết thời hạn trên, giấy phép đã cấp không còn hiệu lực.
Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực …….. thông báo để …….. (Chủ hàng quá cảnh Lào) biết và thực hiện.
Nơi nhận: |
TRƯỞNG
PHÒNG |
MẪU VĂN BẢN TRẢ LỜI ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP
QUÁ CẢNH HÀNG HÓA
(Mẫu này dùng trong trường hợp không đồng ý gia hạn giấy phép quá cảnh hàng
hóa đã cấp cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư)
BỘ
CÔNG THƯƠNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………/…………-GHGPQC V/v gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa |
…….., ngày …. tháng …... năm 20… |
Kính gửi: ………… (Chủ hàng quá cảnh Lào)
- Căn cứ Thông tư số ……/2009/TT-BCT ngày … tháng … năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quá cảnh hàng hóa của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Xét Đơn đề nghị gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa của …. (ghi rõ tên, địa chỉ chủ hàng quá cảnh Lào) …. và văn bản đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ngày … tháng … năm ….;
Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực ……… không đồng ý gia hạn Giấy phép quá cảnh hàng hóa số: ……….. do Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực ………….. cấp ngày … tháng … năm 20…. cho …. (chủ hàng quá cảnh Lào).
Lý do không đồng ý gia hạn ...................................................................................................
............................................................................................................................................
Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực ……. thông báo để ...................(Chủ hàng quá cảnh Lào) biết và thực hiện.
Nơi nhận: |
TRƯỞNG
PHÒNG |