Thông tư 206-TT/HCVX-1969 quy định chế độ trợ cấp tiền tàu xe cho cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước trong các trường hợp đi khám bệnh, điều trị, đi nghỉ phép và thôi việc về quê quán do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu | 206-TT/HCVX |
Ngày ban hành | 17/10/1969 |
Ngày có hiệu lực | 01/01/1970 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Người ký | Trịnh Văn Bính |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương |
BỘ
TÀI CHÍNH |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 206-TT/HCVX |
Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 1969 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Kính gửi |
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc hội đồng
chính phủ |
Ngày 06/01/1968, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 04-TT/HCVX quy định chế độ phụ cấp cho cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước khi đi công tác ở trong nước (gọi tắt là công tác phí).
Vận dụng thông tư nói trên vào các trường hợp không coi là đi công tác (đi khám bệnh, điều trị, đi nghỉ phép, thôi việc trở về quê quán) và để thuận tiện cho việc thi hành thông tư, nay tổng hợp, bổ sung các quy định trước đây của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động, Bộ Tài chính, sau khi đã thống nhất ý kiến giữa các Bộ nói trên và Tổng công đoàn Việt Nam.
I. TRƯỜNG HỢP ĐI KHÁM BỆNH ĐIỀU TRỊ
1. Phụ cấp tiền tàu xe.
Công nhân, viên chức nam, nữ đau ốm (kể cả trường hợp bị tai nạn) được đi khám bệnh điều trị, hoặc được cơ quan, xí nghiệp giới thiệu đi lắp chân giả, mắt giả… nữ công nhân, viên chức đi khám phụ khoa, khám thai, đi điều trị vì sẩy thai hoặc đi đẻ,… khi đi và về cũng như khi chuyển viện, ra viện, đều được trợ cấp tiền tàu xe như sau:
a) Trường hợp cấp cứu:
- Do y tế cơ quan, xí nghiệp hoặc thủ trưởng đơn vị chứng nhận, và được thanh toán theo thực chi cho lượt đi bệnh viện bằng bất cứ phương tiện vận tải nào thuận tiện nhất (kể cả võng, cáng…) dùng để chuyên chở người bệnh.
Đối với lượt về, đã nhẹ bệnh thì giải quyết tiền tàu xe như quy định cho trường hợp bình thường nói dưới đây:
- Trường hợp ốm nặng, nhưng chưa đến mức cấp cứu, mà người bệnh không thể tự mình đến bệnh viện được, nếu phải đi bằng các phương tiện giao thông vận tải thô sơ như xích lô, xe ngựa… do y tế cơ quan, xí nghiệp hoặc thủ trưởng đơn vị chứng nhận, thì được thanh toán tiền thuê phương tiện tính theo giá cước chính thức ở địa phương.
b) Trường hợp bình thường:
Được thanh toán theo thực chi khi đi bằng các phương tiện vận tải công cộng của Nhà nước hoặc đã được Nhà nước quản lý và quy định giá cước vận chuyển, như xe lửa, xe điện, ô tô, canô, tàu thủy, đò ngang.
Nếu không có các phương tiện công cộng của Nhà nước như đã kể trên, hoặc có nhưng không thuận tiện mà công nhân, viên chức phải tranh thủ thời gian sử dụng các phương tiện vận tải khác như xe ngựa, xích lô, thuyền (đò dọc)… hoặc phải đi bộ, đi xe đạp tư, xe máy tư, thì được thanh toán một khoản phụ cấp thay vào tiền tàu xe ấn định là 0đ03 (ba xu) một kilômét.
Để tránh phiền phức cho công việc thanh toán, đối với trường hợp đi các quãng đường ngắn (số tiền được hưởng mỗi lần quá ít), thì đến cuối tháng sẽ cộng những lần đã đi khám bệnh hay điều trị trong tháng để tính tiền tàu xe hoặc phụ cấp thay vào tiền tàu xe. Nếu trong một tháng, số tiền được thanh toán tính ra không bằng một nửa định suất công tác phí hiện hành thì bỏ, không chuyển cộng với những lần đi các tháng sau để tính.
c) Điều khoản phụ.
- Trong tất cả các trường hợp kể trên, đều không cấp cước phí xe đạp, xe máy mang theo, hoặc phụ cấp hao mòn xe tư và phụ cấp đi đường.
- Công nhân, viên chức đưa người bệnh là công nhân, viên chức đến bệnh viện, được hưởng các khoản phụ cấp đi đường như đi công tác.
- Công nhân, viên chức đưa con đi khám bệnh không thuộc phạm vi các quy định trên.
2. Phụ cấp lưu trú.
Công nhân, viên chức từ các tỉnh khác đến để khám bệnh hoặc điều trị ở các bệnh viện khu vực hay Trung ương, nếu bệnh viện thiếu chỗ nằm, phải điều trị ngoài trú (có chứng nhận của bệnh viện) mà cơ quan cùng hay khác ngành cũng không sắp xếp được nơi ăn, chốn ở nên phải ở trọ, thì được hưởng phụ cấp lưu trú và tiền trọ như quy định tại mục IV, điểm 1 của Thông tư số 04-TT/HCVX ngày 06/01/1968 về chế độ công tác phí.
Khoản chi về tiền tàu xe, phụ cấp lưu trú và tiền trọ của công nhân viên chức đi khám bệnh, điều trị, do cơ quan, xí nghiệp thanh toán và ghi vào một tiết riêng “tiền tàu xe đi khám bệnh điều trị” trong mục “Y tế - Vệ sinh” của mục lục ngân sách, chứ không trích trong quỹ bảo hiểm xã hội.
Riêng đối với trường hợp chuyển viện thì tiền tàu xe do bệnh viện thanh toán vào kinh phí của Bệnh viện theo quy định của Bộ Y tế.
Để khỏi lẫn với trường hợp đi công tác, cơ quan, xí nghiệp không cấp giấy đi đường cho công nhân, viên chức khi đi khám bệnh, điều trị. Việc thanh toán tiền tàu xe đi khám bệnh, điều trị căn cứ vào giấy ra viện hoặc tờ khai của công nhân, viên chức, có xác nhận của y tế cơ quan, xí nghiệp hoặc của thủ trưởng đơn vị, và có kèm theo vé tàu xe (nếu đi tàu, xe có phát vé).
Công nhân, viên chức đang nghỉ việc vì mất sức lao động hoặc đã về hưu, khi đi khám bệnh, điều trị, cũng được trợ cấp tiền tàu xe, phụ cấp lưu trú và tiền trọ (nếu có) như công nhân, viên chức tại chức. Các khoản này do Ủy ban hành chính nơi công nhân, viên chức cư trú thanh toán vào quỹ bảo hiểm xã hội (phần thuộc Bộ Nội vụ quản lý), và ghi sổ sách theo sự hướng dẫn của Bộ Nội vụ.