Thông tư 20-TC/TDT năm 1959 về chế độ giấy nộp tiền áp dụng cho các khoản thu thuộc hệ thống thu tài chính (trừ các loại thu về thuế và thu xí nghiệp có chế độ riêng) do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu | 20-TC/TDT |
Ngày ban hành | 12/03/1959 |
Ngày có hiệu lực | 01/04/1959 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Người ký | Trịnh Văn Bính |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
BỘ
TÀI CHÍNH |
VIỆT
|
Số: 20-TC/TDT |
Hà Nội, ngày 12 tháng 03 năm 1959 |
Để bảo đảm việc nộp tiền được nhanh chóng đồng thời bảo đảm việc phân định số thu được chính xác, sau khi thống nhất ý kiến với Ngân hàng, Bộ Tài chính quy định dưới đây thể lệ giấy nộp tiền áp dụng cho các khoản thu thuộc hệ thống thu tài chính (Trừ các loại thu về thuế và thu xí nghiệp có chế độ riêng).
Tất cả các khoản nộp vào Kho bạc bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản đều phải có giấy nộp tiền do các đơn vị có tiền nộp trực tiếp làm, theo mẫu thống nhất của Bộ Tài chính, và trực tiếp đưa thẳng đến Kho bạc kiểm tra không phải qua Bộ Tài chính ký duyệt như trước.
Trường hợp cần khấu trừ ngay khi cấp phát, Bộ Tài chính sẽ làm giấy nộp tiền và làm thêm một bản gửi cho Ngân hàng Quốc gia để Ngân hàng làm thủ tục chuyển khoản nộp tiền vào Kho bạc. Bản thêm này có giá trị như giấy trích tài khoản của đơn vị đã khấu trừ cấp phát.
Giấy nộp tiền chia thành hai loại (Mẫu đính kèm).
1. Một loại dùng cho những số thu ngoài dự toán như thu giảm cấp phát, thu giảm chi, thu hồi tạm ứng, tạm thu… Mỗi số thu ngoài dự toán ấy phải làm riêng một giấy nộp tiền.
2. Một loại dùng cho những số thu trong dự toán: mỗi khoản thu dự toán, (khoản trong mục lục tài khoản dự toán) phải làm riêng một giấy nộp tiền.
Giấy nộp tiền có 4 liên (mảnh) giống nhau. Liên cuống, liên biên lai, liên thông báo, liên hồi báo.
Liên cuống cơ quan lập giấy nộp tiền giữ làm bản lưu còn 3 liên khác đều đưa đến Kho bạc để Kho bạc thu tiền, ký tên và đóng dấu.
Liên biên lai Kho bạc trả cho cơ quan nộp tiền để cơ quan này đối chiếu lại với liên cuống và dùng làm chứng từ kế toán của cơ quan.
Liên thông báo Kho bạc giữ lại làm chứng từ kế toán của Kho bạc.
Liên hồi báo Kho bạc đính kèm vào báo cáo hàng ngày, coi như chứng từ thu gốc, gửi cho Bộ Tài chính để Bộ Tài chính có cơ sở xác định việc phân tích tính chất các khoản thu.
4. Nhiệm vụ thu nộp và kiểm tra việc thu nộp.
Các đơn vị có tiền nộp, chịu trách nhiệm tận thu, tận nộp không được để tiền đọng ở quỹ hay ở Ngân hàng và phải thi hành đúng thể lệ lập giấy nộp tiền, điền thêm đầy đủ các điểm đã ghi trên giấy nộp tiền như: Niên độ dự toán, loại, khoản, hạng, diễn giải, số tiền, ngày, tháng…
Kho bạc khi khu tiền, kiểm tra lại các giấy nộp tiền, xác minh việc phân định khoản thu, đánh số thứ tự, ghi ngày tháng thu, bảo đảm thu nhanh không để các đơn vị phải chờ đợi và đính kèm vào báo cáo thu hàng ngày liên hồi báo gửi Bộ Tài chính.
Bộ Tài chính theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị chấp hành đầy đủ nhiệm vụ nộp vào Kho bạc các số tiền phải nộp, giám đốc Kho bạc thu nhanh, phân định khoản thu chính xác và cùng với đơn vị nộp, Kho bạc thực hiện chế độ đối chiếu số liệu hàng tháng để số liệu được nhất trí.
Thể lệ này bắt đầu thi hành từ ngày 01-04-1959.
|
K.T.
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
Tổng dự toán |
VIỆT
|