Thông tư 20/LĐTBXH-TT-1996 hướng dẫn mở và quản lý cơ sở dạy nghề do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 20/LĐTBXH-TT
Ngày ban hành 21/09/1996
Ngày có hiệu lực 21/09/1996
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Người ký Trần Đình Hoan
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Lao động - Tiền lương,Giáo dục

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 20/LĐTBXH-TT

Hà Nội, ngày 21 tháng 9 năm 1996

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 20/LĐTBXH-TT NGÀY 21 THÁNG 9 NĂM 1996 HƯỚNG DẪN VIỆC MỞ VÀ QUẢN LÝ CƠ SỞ DẠY NGHỀ

Thi hành Nghị định số 90/CP ngày 15-12-1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ luật lao động về học nghề; sau khi có ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội hướng dẫn một số điều về việc mở và quản lý cơ sở dạy nghề như sau:

I- ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Theo Điều 1 Nghị định 90/CP ngày 15-12-1995 của Chính phủ, cơ sở dạy nghề thuộc đối tượng áp dụng Thông tư này gồm:

1- Cơ sở dạy nghề của doanh nghiệp (Tổng công ty, công ty, xí nghiệp không phân biệt thành phần Kinh tế).

2- Cơ sở dạy nghề của các tổ chức:

a) Cơ sở dạy nghề thuộc Tổng liên đoàn lao động Việt Nam; Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hội nông dân Việt Nam; Hội cựu chiến binh Việt Nam v.v...

b) Cơ sở dạy nghề gắn với tạo việc làm thuộc các trung tâm dịch vụ việc làm.

3- Cơ sở dạy nghề của tư nhân.

II- MỞ CƠ SỞ DẠY NGHỀ

1- Doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có đủ điều kiện theo Điều 4 Nghị định 90/CP ngày 15-12-1995 của Chính phủ muốn mở cơ sở dạy nghề phải đăng ký với Sở lao động - thương binh và xã hội để được cấp giấy phép (mẫu số 1).

Hồ sơ đăng ký gồm:

a) Đơn xin mở cơ sở dạy nghề (mẫu số 2);

b) Dự án tổ chức và hoạt động của cơ sở dạy nghề (mẫu số 3);

Nội dung dự án cần nói rõ:

- Mục tiêu đào tạo: trình độ nghề cao nhất của từng nghề mà cơ sở dạy nghề có thể đào tạo;

- Địa điểm, quy mô: tên các địa điểm, số lớp học, số người học nhiều nhất có thể nhận dạy cho một khoá học.

- Tên các nghề nhận dạy;

- Các hình thức dạy (dạy theo những hình thức nào);

- Nội dung chương trình giảng dạy (dạy theo chương trình chuẩn của Nhà nước ban hành hay tự biên soạn);

- Thiết bị, máy móc để dạy nghề; số lượng và tính năng kỹ thuật chủ yếu của từng loại;

- Thời gian dạy nghề: thời gian dài nhất, ngắn nhát, trung bình cho một khoá học;

- Đội ngũ giáo viên: số lượng giáo viên; trình độ của giáo viên dạy lý thuyết và giáo viên hướng dẫn thực hành.

2- Theo Điều 5 Nghị định 90/CP ngày 15/12/1995 của Chính phủ:

a) Cơ sở dạy nghề thuộc quy định tại phần I thông tư này đã mở và hoạt động trước ngày ban hành thông tư này đều phải làm hồ sơ xin cấp giấy phép tại Sở lao động thương binh và xã hội. Hồ sơ, thủ tục đăng ký theo quy định tại mục I phần II của Thông tư này.

b) Cơ sở dạy nghề được Phòng lao động thương binh và xã hội xác nhận là cơ sở dạy nghề theo hình thức kèm cặp tại xưởng, tại nhà thường xuyên có dưới 10 người học thì không phải đăng ký hoạt động.

3- Thẩm định, cấp giấy phép và giấy xác nhận:

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ