BỘ TÀI
CHÍNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 188/2012/TT-BTC
|
Hà Nội, ngày 7
tháng 11 năm 2012
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG
DẪN HỖ TRỢ LÃI SUẤT VAY VỐN VÀ CẤP BÙ CHÊNH LỆCH LÃI SUẤT DO THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH HỖ TRỢ NHẰM GIẢM TỔN THẤT SAU THU HOẠCH ĐỐI VỚI NÔNG SẢN, THUỶ SẢN
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008
của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010
của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch
đối với nông sản, thuỷ sản; Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg ngày 02/12/2011 của
Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg
ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất
sau thu hoạch đối với nông sản, thuỷ sản;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các
ngân hàng và tổ chức tài chính;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng
dẫn về hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất cho các ngân hàng
thương mại nhà nước do thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu
hoạch đối với nông sản, thuỷ sản như sau:
Điều 1. Phạm vi điều
chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Thông tư này hướng dẫn về điều kiện, hồ sơ,
thủ tục, quy trình hỗ trợ lãi suất và cấp bù chênh lệch lãi suất cho các ngân
hàng thương mại nhà nước quy định tại Khoản 2 Điều này khi thực hiện việc cho
vay theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg
ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất
sau thu hoạch đối với nông sản, thuỷ sản (sau đây gọi tắt là Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg)
và Khoản 1, Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg ngày
02/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg (sau đây gọi tắt là Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg).
2. Đối tượng áp dụng:
a) Các ngân hàng thương mại nhà nước bao gồm:
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Phát triển nhà
đồng bằng sông Cửu Long, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt
Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ
phần Ngoại thương Việt Nam (sau đây gọi chung là ngân hàng thương mại nhà nước)
được ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất khi thực hiện việc cho vay theo quy
định tại Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg.
b) Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam được ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất khi thực hiện
việc cho vay theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg
và Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg.
Điều 2. Điều kiện
được ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất
1. Các ngân hàng thương mại nhà nước tổ chức
thực hiện cho vay theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Quyết định số
63/2010/QĐ-TTg; Khoản 1, Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg
và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Các khoản vay được ngân sách nhà nước hỗ
trợ lãi suất và cấp bù chênh lệch lãi suất là các khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều
kiện sau:
a) Đúng đối tượng, đúng mục tiêu quy định tại
Khoản 1 Điều 2 Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg và Khoản
1, Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg.
b) Các khoản vay được hỗ trợ lãi suất và cấp
bù chênh lệch lãi suất là các khoản vay trả nợ trong hạn tại thời điểm hỗ trợ
lãi suất và cấp bù chênh lệch lãi suất; không thực hiện hỗ trợ lãi suất và cấp
bù chênh lệch lãi suất đối với các khoản vay (gốc và lãi) quá hạn tính từ thời
điểm quá hạn và các khoản vay được ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ tính từ
thời điểm cơ cấu lại nợ cho khách hàng.
Điều 3. Mức và nguồn
vốn hỗ trợ lãi suất và cấp bù chênh lệch lãi suất
1. Mức hỗ trợ lãi suất và cấp bù chênh lệch
lãi suất:
a) Các khoản vay hỗ trợ lãi suất để mua các
loại máy móc, thiết bị quy định tại Khoản 1 Điều 1 Quyết định
số 65/2011/QĐ-TTg được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm
đầu và từ năm thứ 3 trở đi, ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất, tính từ
ngày giải ngân của hợp đồng tín dụng, khế ước (hoặc các giấy tờ tương đương).
b) Các khoản vay áp dụng lãi suất tín dụng
đầu tư phát triển để mua các loại máy móc, thiết bị và đầu tư các dự án quy
định tại Khoản 1 Điều 2 Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg và Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg được ngân sách nhà
nước cấp bù chênh lệch giữa lãi suất cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam và lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, tính
từ ngày giải ngân của hợp đồng tín dụng, khế ước (hoặc các giấy tờ tương
đương).
c) Mức lãi suất cho vay của các ngân hàng
thương mại nhà nước làm cơ sở để ngân sách nhà nước hỗ trợ và cấp bù chênh lệch
lãi suất là mức lãi suất cho vay thấp nhất của ngân hàng áp dụng cho các khoản
vay vốn phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cùng kỳ hạn và cùng thời kỳ.
Các ngân hàng thương mại nhà nước có trách
nhiệm công bố công khai lãi suất cho vay thấp nhất để áp dụng cho vay hỗ trợ
các đối tượng theo quy định tại Điều 1 Thông tư này làm căn cứ hỗ trợ lãi suất và
cấp bù chênh lệch lãi suất.
d) Mức lãi suất tín dụng đầu tư phát triển
được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Quyết định số
63/2010/QĐ-TTg là mức lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước được
công bố áp dụng cho từng thời kỳ.
2. Nguồn vốn hỗ trợ lãi suất và cấp bù chênh
lệch lãi suất:
Nguồn vốn hỗ trợ lãi suất và cấp bù chênh
lệch lãi suất thực hiện chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch đối với
nông sản, thuỷ sản được bố trí trong dự toán chi cấp bù chênh lệch lãi suất tín
dụng ưu đãi hàng năm của ngân sách nhà nước. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách
nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính bố trí dự toán chi hỗ trợ lãi suất,
cấp bù chênh lệch lãi suất giảm tổn thất sau thu hoạch cho các ngân hàng thương
mại nhà nước theo quy định tại Khoản 5 Điều 6 Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg
và quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Điều 4. Hồ sơ, thủ
tục hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất
1. Lập kế hoạch hỗ trợ lãi suất và cấp bù
chênh lệch lãi suất:
Hàng năm, chậm nhất vào ngày 31/7, các ngân
hàng thương mại nhà nước căn cứ nhiệm vụ được giao, dự kiến dư nợ cho vay để
mua máy móc, thiết bị phục vụ thu hoạch nông sản, thuỷ sản và đầu tư các dự án
xây dựng các kho của năm tiếp theo để xây dựng kế hoạch hỗ trợ lãi suất và cấp
bù chênh lệch lãi suất cho năm kế hoạch (có chia ra từng quý) gửi Bộ Tài chính
(01 bộ) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (01 bộ) vào thời gian xây dựng dự toán thu chi
ngân sách nhà nước của năm kế tiếp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và
các văn bản hướng dẫn.
Riêng năm 2012 và năm 2013, muộn nhất sau 15
ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các ngân hàng thương mại nhà
nước có trách nhiệm lập và gửi kế hoạch hỗ trợ lãi suất và cấp bù chênh lệch
lãi suất cho Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Việc lập kế hoạch hỗ trợ lãi suất và cấp bù
chênh lệch lãi suất năm được thực hiện theo công thức sau đây:
1.1. Đối với lãi suất vay vốn được hỗ trợ:
Số tiền lãi được hỗ
trợ kế hoạch
|
=
|
Số tiền lãi được hỗ
trợ của dư nợ cũ đã phát sinh (nêu tại Tiết a) Điểm này)
|
+
|
Số tiền lãi được hỗ
trợ dự kiến phát sinh trong năm kế hoạch (nêu tại Tiết b) Điểm này)
|
a) Đối với những dư nợ cũ đã phát sinh (bao
gồm cả số ước thực hiện đến 31/12 của năm trước năm kế hoạch):
Số tiền lãi được hỗ
trợ của dư nợ cũ đã phát sinh
|
=
|
Dư nợ cho vay bình
quân
|
x
|
Mức lãi suất hỗ trợ
bình quân
|
Trong đó:
- Dư nợ cho vay bình quân được ngân hàng
thương mại nhà nước tính toán trên cơ sở bình quân số dư nợ đã thực hiện cho
vay.
- Mức lãi suất hỗ trợ bình quân bằng 100% lãi
suất cho vay bình quân của ngân hàng thương mại nhà nước trong 2 năm đầu và từ
năm thứ ba trở đi, bằng 50% lãi suất cho vay bình quân của ngân hàng thương mại
nhà nước được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này.
b) Đối với những dư nợ sẽ phát sinh trong năm
kế hoạch:
Số tiền lãi được hỗ
trợ dự kiến phát sinh trong năm kế hoạch
|
=
|
Dư nợ cho vay bình
quân năm được hỗ trợ
|
x
|
Mức lãi suất hỗ trợ
bình quân
|
Trong đó:
- Dư nợ cho vay bình quân năm được hỗ trợ
được tính theo công thức bình quân số học giữa dư nợ đầu năm kế hoạch và dư nợ
cuối năm kế hoạch.
- Mức lãi suất hỗ trợ bình quân bằng 100% lãi
suất cho vay bình quân của ngân hàng thương mại nhà nước trong 2 năm đầu và từ
năm thứ ba trở đi, bằng 50% lãi suất cho vay bình quân của ngân hàng thương mại
nhà nước được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này.
1.2. Đối với lãi suất vay vốn được cấp bù:
Số tiền lãi chênh
lệch được cấp bù kế hoạch
|
=
|
Số tiền lãi chênh
lệch được cấp bù của dư nợ cũ đã phát sinh (nêu tại Tiết a) Điểm này)
|
+
|
Số tiền lãi chênh
lệch được cấp bù dự kiến phát sinh trong năm kế hoạch (nêu tại Tiết b) Điểm
này)
|
a) Đối với những dư nợ cũ đã phát sinh (bao
gồm cả số ước thực hiện đến 31/12 của năm trước năm kế hoạch):
Số tiền lãi chênh
lệch được cấp bù của dư nợ cũ đã phát sinh
|
=
|
Dư nợ đã cho vay bình
quân được cấp bù chênh lệch lãi suất
|
x
|
Mức chênh lệch lãi
suất cấp bù bình quân
|
Trong đó:
- Dư nợ đã cho vay bình quân được cấp bù
chênh lệch lãi suất được Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tính toán trên cơ sở bình quân số dư nợ đã thực hiện cho vay.
- Mức chênh lệch lãi suất cấp bù bình quân là
chênh lệch giữa lãi suất cho vay bình quân của Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam và lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước,
được tính theo công thức bình quân số học giữa mức chênh lệch lãi suất cấp bù
đầu năm và cuối năm.
b) Đối với những dư nợ ước sẽ phát sinh trong
năm kế hoạch:
Số tiền lãi chênh
lệch được cấp bù dự kiến phát sinh trong năm kế hoạch
|
=
|
Dư nợ cho vay bình
quân năm được cấp bù
|
x
|
Mức chênh lệch lãi
suất cấp bù bình quân
|
Trong đó:
- Dư nợ cho vay bình quân năm được cấp bù được
tính theo công thức bình quân số học giữa dư nợ đầu năm kế hoạch và dư nợ cuối
năm kế hoạch.
- Mức chênh lệch lãi suất cấp bù bình quân là
chênh lệch giữa lãi suất cho vay bình quân của Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam và lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước,
được tính theo công thức bình quân số học giữa mức chênh lệch lãi suất cấp bù
đầu năm và cuối năm.
2. Tạm cấp hỗ trợ lãi suất vay vốn và tạm cấp
bù chênh lệch lãi suất hàng quý:
Tối đa sau 30 ngày kể từ ngày nhận được báo
cáo thực hiện quý kèm văn bản đề nghị của các ngân hàng thương mại nhà nước, Bộ
Tài chính sẽ thực hiện tạm cấp bằng 80% số tiền hỗ trợ lãi suất của ngân hàng
thực hiện quý trước nhưng không vượt quá dự toán được giao đầu năm. Trường hợp
không thực hiện tạm cấp, Bộ Tài chính có văn bản trả lời các ngân hàng thương
mại nhà nước trong thời hạn 20 ngày làm việc.
3. Phương pháp xác định số tiền lãi được hỗ
trợ và số tiền lãi chênh lệch được cấp bù:
3.1. Đối với các khoản vay được hỗ trợ lãi
suất vốn vay theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg:
a) Số tiền lãi được hỗ trợ cho một khoản vay
được tính theo phương pháp tích số giữa mức lãi suất hỗ trợ với dư nợ cho vay
và thời gian vay vốn được hỗ trợ lãi suất theo công thức sau:
Số tiền lãi được hỗ
trợ thực tế
|
=
|
n
∑
i=1
|
Mức lãi suất hỗ trợ
|
x
|
Tổng các tích số
giữa số dư nợ (tương ứng với lãi suất cho vay cùng kỳ) với số ngày dư nợ thực
tế trong tháng
|
30
|
Trong đó:
- Mức lãi suất hỗ trợ thực hiện theo quy định
tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này và được tính theo đơn vị: % tháng.
- n là số ngày dư nợ trong kỳ được hỗ trợ lãi
suất.
b) Số tiền lãi được hỗ trợ của các ngân hàng
thương mại nhà nước là tổng số tiền lãi hỗ trợ thực tế của tất cả các khoản vay
thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất.
c) Các ngân hàng thương mại nhà nước sử dụng
công thức trên để xác định số tiền hỗ trợ lãi suất đề nghị Bộ Tài chính cấp bù.
3.2. Đối với các khoản vay được cấp bù chênh
lệch lãi suất theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg
và Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg:
a) Số tiền lãi chênh lệch được cấp bù cho một
khoản vay được tính theo phương pháp tích số giữa mức chênh lệch lãi suất được cấp
bù với dư nợ cho vay và thời gian vay vốn được cấp bù lãi suất theo công thức
sau:
Số tiền lãi chênh
lệch được cấp bù thực tế
|
=
|
n
∑
i=1
|
Mức chênh lệch lãi
suất cấp bù
|
x
|
Tổng các tích số
giữa số dư nợ (tương ứng với lãi suất cho vay cùng kỳ) với số ngày dư nợ thực
tế trong tháng
|
30
|
Trong đó:
- Mức chênh lệch lãi suất cấp bù theo quy
định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này và được tính theo đơn vị: % tháng.
- n là số ngày dư nợ trong kỳ được hỗ trợ lãi
suất.
b) Số tiền lãi chênh lệch được cấp bù của Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là tổng số lãi cấp bù thực tế
của tất cả các khoản vay thuộc đối tượng được cấp bù lãi suất.
c) Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam sử dụng công thức trên để xác định số tiền chênh lệch lãi suất đề
nghị Bộ Tài chính cấp bù.
4. Quyết toán hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp
bù chênh lệch lãi suất:
4.1. Chậm nhất trong vòng 90 ngày kể từ ngày
kết thúc năm tài chính, các ngân hàng thương mại nhà nước phải gửi hồ sơ đề
nghị quyết toán hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất cho Bộ
Tài chính. Đối với các trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Tài chính có trách
nhiệm thông báo bằng văn bản cho các ngân hàng thương mại nhà nước trong thời
hạn 10 ngày.
4.2. Hồ sơ đề nghị quyết toán:
a) Hồ sơ đề nghị quyết toán đối với khoản vay
được hỗ trợ lãi suất vay vốn:
- Báo cáo tổng hợp toàn hệ thống về quyết
toán hỗ trợ lãi suất vay vốn đã được kiểm toán bởi Kiểm toán độc lập hoặc Kiểm
toán nhà nước (Biểu 1 đính kèm).
- Báo cáo theo từng tỉnh về quyết toán hỗ trợ
lãi suất vay vốn (Biểu 2 đính kèm).
b) Hồ sơ đề nghị quyết toán đối với khoản vay
được cấp bù chênh lệch lãi suất:
- Báo cáo tổng hợp toàn hệ thống về quyết
toán chênh lệch lãi suất cấp bù theo lãi suất tín dụng đầu tư phát triển đã
được kiểm toán bởi Kiểm toán độc lập hoặc Kiểm toán nhà nước (Biểu 3 đính kèm).
- Báo cáo theo từng tỉnh về quyết toán chênh
lệch lãi suất cấp bù theo lãi suất tín dụng đầu tư phát triển (Biểu 4 đính
kèm).
4.3. Các ngân hàng thương mại nhà nước tổ
chức sao, lưu chứng từ, các báo cáo chi tiết theo từng khoản hỗ trợ lãi suất
đảm bảo tính chính xác, minh bạch rõ ràng để tạo điều kiện cho công tác thẩm
tra số liệu quyết toán hỗ trợ lãi suất và cấp bù chênh lệch lãi suất quy định
tại Điểm 4.4 Khoản 4 Điều này.
4.4. Thẩm tra số liệu quyết toán hỗ trợ lãi
suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất:
a) Bộ Tài chính tiến hành thẩm tra số liệu
quyết toán hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất sau khi nhận
được đầy đủ hồ sơ đề nghị quyết toán hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh
lệch lãi suất.
b) Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản các
chi nhánh của ngân hàng thương mại nhà nước được lựa chọn để thực hiện thẩm tra
quyết toán.
c) Các ngân hàng thương mại nhà nước có trách
nhiệm cung cấp các hồ sơ chi tiết theo từng khoản vay, được tổng hợp theo từng
chi nhánh được lựa chọn để thực hiện thẩm tra quyết toán như sau:
- Hợp đồng tín dụng, khế ước hoặc các giấy tờ
tương đương để xác định đối tượng khách hàng vay vốn, tình hình thực hiện cho
vay, dư nợ, thu nợ.
- Bảng kê tích số để xác định số tiền hỗ trợ
lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất.
- Giấy xác nhận của khách hàng trực tiếp đi
vay vốn về việc đã được hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất
theo năm trong đó có liệt kê từng lần được hỗ trợ dưới mọi hình thức.
Các tài liệu nêu trên là bản phôtô có đóng
dấu sao y bản chính của các ngân hàng thương mại nhà nước (số lượng 01 bộ) và
được người có trách nhiệm ký, ghi rõ họ tên.
d) Việc thẩm tra số liệu quyết toán hỗ trợ
lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất được thực hiện trong thời gian
90 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quyết toán hỗ trợ lãi suất vay vốn và
cấp bù chênh lệch lãi suất của các ngân hàng thương mại nhà nước.
4.5. Xử lý chênh lệch số liệu quyết toán và
số tạm cấp hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất:
- Trường hợp có sự chênh lệch giữa số báo cáo
quyết toán có xác nhận của cơ quan kiểm toán và số thẩm tra quyết toán của Bộ
Tài chính, các ngân hàng thương mại nhà nước có trách nhiệm điều chỉnh trên sổ sách
kế toán để phản ánh chính xác số quyết toán hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù
chênh lệch lãi suất.
- Trường hợp số tạm cấp hỗ trợ lãi suất vay
vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất đã được ngân sách nhà nước chuyển tiền cao
hơn số thẩm tra quyết toán thì số chênh lệch sẽ được Bộ Tài chính thu hồi nộp
ngân sách nhà nước.
- Việc xử lý chênh lệch giữa số thẩm tra
quyết toán và số tạm cấp hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất
được thực hiện trong thời gian 45 ngày kể từ ngày của Biên bản thẩm tra quyết
toán.
- Trường hợp phải kéo dài thời gian xử lý
chênh lệch giữa số liệu quyết toán và số thẩm tra quyết toán hỗ trợ lãi suất
vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất và các trường hợp đặc biệt khác sẽ do Bộ
trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định.
5. Xử lý việc thu hồi số tiền đã hỗ trợ lãi
suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất:
- Trường hợp trong thời gian hỗ trợ, các ngân
hàng thương mại nhà nước qua kiểm tra khách hàng vay vốn mà phát hiện sai phạm
trong việc sử dụng vốn vay của khách hàng thì tiến hành chuyển khoản vay sai
phạm được nhà nước hỗ trợ thành khoản vay thông thường và tiến hành thu hồi
ngay số tiền ngân hàng đã tạm ứng hỗ trợ cho khách hàng vay vốn.
- Trường hợp sai phạm của khách hàng vay vốn
được phát hiện sau khi quyết toán của các cơ quan quản lý nhà nước, các ngân
hàng thương mại nhà nước có trách nhiệm thu hồi số tiền được nhà nước hỗ trợ và
nộp trả về ngân sách nhà nước.
- Trường hợp số tiền hỗ trợ lãi suất của các
khách hàng vay vốn có sai phạm đã được các ngân hàng thương mại nhà nước dùng
mọi biện pháp để tận thu nhưng không thu hồi được, các ngân hàng thương mại nhà
nước có báo cáo cụ thể từng trường hợp gửi về Bộ Tài chính để được hướng dẫn xử
lý.
Điều 5. Chế độ báo
cáo
1. Đối với báo cáo tháng/ quý:
Định kỳ hàng tháng (chậm nhất vào ngày 15 của
tháng sau), các ngân hàng thương mại nhà nước gửi báo cáo về kết quả thực hiện hỗ
trợ lãi suất của chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với
nông sản, thuỷ sản cho Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Định kỳ hàng
quý (chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý tiếp theo), các ngân hàng thương
mại nhà nước tổng hợp số liệu hỗ trợ lãi suất của toàn hệ thống, đánh giá tình
hình thực hiện và gửi về Bộ Tài chính.
2. Đối với báo cáo năm:
Chậm nhất trong vòng
45 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, các ngân hàng thương mại nhà nước
gửi báo cáo thực hiện năm cho Bộ Tài chính gồm:
- Số tiền hỗ trợ lãi suất vay vốn và chênh
lệch lãi suất đã được tạm cấp trong năm.
- Số tiền hỗ trợ lãi suất vay vốn và chênh
lệch lãi suất phát sinh thực tế đề nghị được cấp cả năm.
- Hồ sơ đề nghị quyết toán theo quy định tại Điểm
4.2 Khoản 4 Điều 4 Thông tư này.
Điều 6. Tổ chức thực
hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 28 tháng 12 năm 2012 và áp dụng cho các khoản cho vay hỗ trợ nhằm giảm tổn
thất sau thu hoạch đối với nông sản, thuỷ sản theo quy định tại Quyết định số
63/2010/QĐ-TTg và Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg; thay thế Thông tư số 65/2011/TT-BTC
ngày 16/05/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù
chênh lệch lãi suất do thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu
hoạch đối với nông sản, thuỷ sản.
2. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh
vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
-
Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam;
- Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam;
- Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam;
- Ngân hàng TMCP Đầu tư Việt Nam;
- Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Vụ NSNN, Vụ PC;
- Lưu: VT, Vụ TCNH.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Xuân Hà
|