Thông tư 133/2008/TT-BTC hướng dẫn suất chi đào tạo cho lưu học sinh nước ngoài (diện Hiệp định) đang học tập tại các trường đại học của Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 133/2008/TT-BTC
Ngày ban hành 31/12/2008
Ngày có hiệu lực 16/02/2009
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Trần Xuân Hà
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Giáo dục

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

Số: 133/2008/TT-BTC

Hà Nội, ngày 31 tháng 12  năm 2008

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN SUẤT CHI ĐÀO TẠO CHO LƯU HỌC SINH NƯỚC NGOÀI (DIỆN HIỆP ĐỊNH) ĐANG HỌC TẬP TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA VIỆT NAM

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Thực hiện Quyết định số 1231/QĐ-TTg ngày 10/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh chế độ suất chi đào tạo cho lưu học sinh nước ngoài đang học tập tại Việt Nam theo diện Hiệp định;
Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ suất chi đào tạo cho lưu học sinh nước ngoài diện Hiệp định đang học tập tại các trường đại học của Việt Nam như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1. Đối tượng áp dụng suất chi đào tạo là các lưu học sinh nước ngoài được Chính phủ nước ngoài cử sang học tập tại các trường đại học của Việt Nam diện Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ các nước về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, văn hoá, khoa học kỹ thuật (sau đây được gọi tắt là lưu học sinh nước ngoài).

2. Lưu học sinh Campuchia và Lào không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư này.

II. CƠ CẤU SUẤT CHI ĐÀO TẠO

Cơ cấu suất chi đào tạo cho lưu học sinh nước ngoài do ngân sách nhà nước đảm bảo, bao gồm:

1. Kinh phí chi đào tạo: Kinh phí đào tạo được cấp cho các bậc học theo mức: 1.723.000 đồng/ lưu học sinh/ tháng, bao gồm:

a. Chi thường xuyên hàng tháng:

- Chi giảng dạy, học tập bao gồm: tiền lương cán bộ (kể cả bồi dưỡng giảng dạy ngoài giờ), tài liệu, thí nghiệm, thực hành, thực tập môn học, phiên dịch, các khoản chi khác có liên quan đến giảng dạy và học tập của lưu học sinh.

- Chi hành chính bao gồm: văn phòng phẩm, văn hoá, thể thao, điện, nước, xăng dầu, bảo hiểm y tế học sinh, y tế cơ quan, mua sắm bổ sung vật rẻ tiền mau hỏng, tiếp khách, các khoản chi khác.

b. Các khoản chi một lần cho cả khoá học: chi hỗ trợ trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, thực hành và trang thiết bị phục vụ sinh hoạt của lưu học sinh ở tại kí túc xá, chi tham quan, chi làm hồ sơ thủ tục nhập học, chi tổng kết, kết thúc khoá học và bảo vệ luận văn tốt nghiệp, chi tặng phẩm, chi đón và tiễn lưu học sinh đi và về tại sân bay quốc tế Việt Nam.

c. Các khoản chi phát sinh trong năm: chi Quốc khánh Việt Nam và Quốc khánh nước bạn.

Căn cứ vào các nội dung chi tiêu nói trên, các trường chủ động trong việc chi tiêu nhưng không vượt quá mức: 1.723.000 đồng/lưu học sinh/tháng.

Trường hợp nhà trường không có đủ điều kiện phục vụ ăn ở, sinh hoạt cho các lưu học sinh nước ngoài thì căn cứ vào các mức chi nói trên, các trường đại học cùng cơ sở phục vụ lưu học sinh thoả thuận kí kết hợp đồng về các điều kiện đảm bảo ăn, ở, sinh hoạt cho lưu học sinh.

2. Phần chi sinh hoạt phí cho lưu học sinh nước ngoài (gọi tắt là học bổng), bao gồm: tiền ăn, tiêu vặt, trang phục cá nhân, chi phí đi lại hàng ngày và chi tài liệu phục vụ học tập được cấp theo các mức như sau:

a. Lưu học sinh đào tạo dài hạn hệ đại học: 1.870.000 đồng/lưu học sinh/tháng.

b. Lưu học sinh đào tạo hệ sau đại học: 2.120.000 đồng/lưu học sinh/tháng.

c. Lưu học sinh đào tạo, tập huấn ngắn hạn (dưới 12 tháng): 2.480.000 đồng/lưu học sinh/tháng. 

III.  LẬP DỰ TOÁN, CẤP PHÁT, QUYẾT TOÁN

1. Hàng năm, các trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao tiếp nhận đào tạo lưu học sinh nước ngoài, căn cứ vào số lượng lưu học sinh được giao và cơ cấu suất chi đào tạo qui định tại Mục II của Thông tư này, lập dự toán chi đào tạo lưu học sinh nước ngoài gửi Bộ chủ quản tổng hợp gửi Bộ Tài chính thẩm định để trình cấp có thẩm quyền quyết định.

2.  Các trường gửi dự toán hàng năm được cấp thẩm quyền phê duyệt cho Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để làm căn cứ cấp phát.

3. Việc cấp phát suất chi đào tạo cho lưu học sinh nước ngoài đang học tập tại Việt Nam qui định tại Mục II Thông tư này được thực hiện theo hình thức rút dự toán qua Kho bạc Nhà nước.

4. Việc quyết toán kinh phí đào tạo lưu học sinh nước ngoài (diện Hiệp định) bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định hiện hành.

5. Các quy định tại Thông tư này áp dụng kể từ năm học 2008-2009.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ