Thông tư 129-TTg 1973 giải quyết một số vấn đề về công tác giải phóng lòng sông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 129-TTg |
Ngày ban hành | 29/05/1973 |
Ngày có hiệu lực | 13/06/1973 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký | Lê Thanh Nghị |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị,Tài nguyên - Môi trường |
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
VIỆT
|
Số: 129-TTg |
Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 1973 |
VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỤ THỂ TRONG CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG LÒNG SÔNG
Căn cứ báo cáo của Bộ Thủy lợi và Ủy ban Thanh tra của Chính phủ về việc thực hiện công tác phòng chống lũ, lụt năm 1973 , Thủ tướng Chính phủ giải quyết một số vấn đề cụ thể về công tác giải phóng lòng sông, như sau:
a) Mức trợ cấp bình quân bằng tiền và gạo tại các tỉnh và thành phố là 400 đồng và 40kilôgam gạo cho một hộ phải di chuyển nhà cửa. Về phần gạo, Nhà nước trợ cấp bằng cách cho nguyên gạo.
b) Đối với những nhà cửa của nhân dân xây dựng từ năm 1970 trở lại đây không được xét trợ giúp vì đã không nghiêm chỉnh thi hành chỉ thị cấm việc phát triển xây dựng mới tại vùng bối bãi. Về điểm này, trong trường hợp nhân dân không được chính quyền địa phương phổ biến chủ trương cấm việc xây dựng mới hoặc hoàn cảnh kinh tế của những hộ phải di chuyển thực sự gặp khó khăn, thì Ủy ban Hành chính huyện sẽ xét trợ giúp một phần dưới mức quy định nói trên, để tạo điều kiện cho nhân dân di chuyển.
Ủy ban Hành chính các địa phương phải phổ biến ngay chỉ thị cấm việc xây dựng mới ở bối bãi mà Nhà nước không cho phép. Từ khi ban hành thông tư này, ai còn tiếp tục xây dựng mới thì không những không được xét trợ giúp mà còn phải xử lý thích đáng.
c) Đối với nhà thờ, đình chùa nằm trong phạm vi dòng chảy được quy định, nói chung chưa đặt vấn đề di chuyển. Trong trường hợp thật cần thiết phải di chuyển thì Ủy ban Hành chính tỉnh hoặc thành phố bàn với Bộ Thủy lợi quyết định, nhưng phải có kế hoạch chỉ đạo thật chặt chẽ, không được để xảy ra sự phàn nàn trong nhân dân; trường hợp nhân dân có yêu cầu xây dựng lại ở nơi khác thì căn cứ vào giá trị tài sản cố định còn lại của nhà thờ hoặc đình chùa đó mà trợ giúp phần chi phí, hư hao vật liệu. Đối với những di tích lịch sử có giá trị là cơ sở bảo tồn, bảo tàng được xếp hạng thuộc Bộ Văn hóa quản lý, hoặc chưa được xếp hạng do địa phương phát hiện cần phải di chuyển thì Bộ Văn hóa bàn bạc với Ủy ban Hành chính địa phương để có kế hoạch cụ thể về việc di chuyển và xây dựng lại những phần có giá trị của cơ sở . Kinh phí di chuyển và xây dựng lại được giải quyết theo quy định nói trên ; phần tu sửa, phục trang những hiện vật của cơ sở do kinh phí sự nghiệp của ngành văn hóa đài thọ .
d) Việc lăn bối hiện nay ở một số nơi chủ yếu là để kịp thời bảo vệ sản xuất, chưa thể xác định ngay thành tuyến đê chính được, vì vậy vấn đề kinh phí lăn bối được giải quyết theo chế độ dân công và do ngân sách địa phương đài thọ .
|
K.T
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |