Thông tư 125/NH-TT năm 1990 hướng dẫn thi hành Quyết định 315/HĐBT về chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất và kinh doanh trong khu vực kinh tế quốc doanh do Ngân Hàng Nhà Nước ban hành

Số hiệu 125/NH-TT
Ngày ban hành 30/12/1990
Ngày có hiệu lực 14/01/1991
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Ngân hàng Nhà nước
Người ký Chu Văn Nguyễn
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Tiền tệ - Ngân hàng

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 125/NH-TT

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 1990

 

THÔNG TƯ

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 125/NH-TT NGÀY 30 THÁNG 12 NĂM 1990 HƯỚNG DẪN THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 315/HĐBT NGÀY 01/9/1990 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG VỀ CHẤN CHỈNH VÀ TỔ CHỨC LẠI SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH TRONG KHU VỰC KINH TẾ QUỐC DOANH

Thi hành Quyết định số 315/HĐBT ngày 01/9/1990 của Hội đồng Bộ trưởng "Về chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất và kinh doanh trong khu vực kinh tế quốc doanh", sau khi xin ý kiến Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng về Điều 14 trong bản Quy định kèm theo Quyết định số 315/HĐBT ngày 01 tháng 9 năm 1990 (tờ trình số 249/NH-CV ngày 23/11/1990), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số nội dung về công tác ngân hàng đối với xí nghiệp, tổ chức kinh tế quốc doanh thuộc diện chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất, kinh doanh như sau:

1. Các xí nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc diện xử lý theo Quyết định 315/HĐBT còn dư nợ vay (vốn lưu động, vốn cố định) phải có trách nhiệm trả đủ vốn và lãi đối với Ngân hàng cho vay:

- Nợ gốc được căn cứ vào số dư nợ đến ngày xử lý phải được trả đủ bằng các nguồn và cách xử lý theo hướng dẫn tại văn bản này.

- Lãi phải trả từ ngày vay đến ngày ngừng hoạt động và tính theo mức lãi suất thông thường.

Việc xử lý cụ thể nợ vay thực hiện như sau:

a. Đối với các xí nghiệp sáp nhập vào xí nghiệp khác hoặc chuyển thành các tổ chức kinh tế tập thể.

- Ngân hàng cơ sở có quan hệ trực tiếp với xí nghiệp, tổ chức kinh tế bị sáp nhập, chủ động phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan tại địa phương giúp xí nghiệp đánh giá tài sản, xác định nợ và lãi tiền vay chưa trả Ngân hàng, các nguồn thu của xí nghiệp đến ngày chuyển giao.

- Xí nghiệp bị sáp nhập phải chịu trách nhiệm trả các khoản nợ, trong đó có nợ và lãi vay Ngân hàng. Trường hợp xí nghiệp bị sáp nhập không trả hết nợ và lãi vay Ngân hàng thì xí nghiệp mới phải nhận toàn bộ số nợ vay Ngân hàng, trong đó số nợ Ngân hàng không có vật tư bảo dảm và tiền lãi của số nợ vay này đến ngày tuyên bố sáp nhập xí nghiệp được hạch toán vào một phần loại tiểu khoản cho vay riêng để tiếp tục xử lý theo quy định của cấp có thẩm quyền.

- Đối với xí nghiệp chuyển thành tổ chức kinh tế tập thể, tổ chức kinh tế tập thể này phải nhận toàn bộ số nợ vay Ngân hàng, trong đó số nợ vay Ngân hàng không có vật tư bảo đảm và tiền lãi của số nợ vay này tính đến ngày tuyên bố chuyển thành tổ chức tập thể được hạch toán như trường hợp sáp nhập nêu trên.

- Việc xác định số nợ không có vật tư bảo đảm phải do Hội đồng giải thể xem xét và xác nhận.

b. Đối với xí nghiệp giải thể:

b.1. Ngân hàng cần nắm các khoản nợ của xí nghiệp đến ngày thành lập Hội đồng giải thể xí nghiệp như: tiền lương mà xí nghiệp còn nợ cán bộ, công nhân (tính theo lương cấp bậc tính đến ngày ngừng sản xuất kinh doanh), tiền bảo hiểm xã hội mà cơ quan bảo hiểm còn nợ, nợ dân (bao gồm cán bộ công nhân viên và nhân dân) trong trường hợp xí nghiệp trực tiếp huy động của dân, nợ Ngân hàng quá thời hạn và đến hạn, nợ tiền lãi ngân hàng (tính theo lãi suất vay thông thường từ ngày vay đến ngày ngừng hoạt động), nợ các tổ chức kinh tế và cá nhân về cung cấp hàng hoá, dịch vụ, nợ ngân sách (thuế doanh thu, thuế lợi tác) v.v...

- Nắm giá trị thu hồi được từ việc bán tài sản của xí nghiệp và từ các nguồn thu khác. Giúp xí nghiệp thu gom các khoản vốn tập trung vào tài khoản tiền gửi hiện có của xí nghiệp và chỉ chi ra khi có quyết định của Hội đồng giải thể.

b.2. Tham gia với Hội đồng giải thể về phương án phân chia giá trị thu được từ việc bán tài sản và tiền đền bù vật chất (nếu có) của các xí nghiệp theo tinh thần và nội dung sau:

Về thứ tự ưu tiên thanh toán nợ:

Ngân hàng các cấp kiến nghị với Hội đồng giải thể áp dụng thứ tự ưu tiên thanh toán như sau:

1. Trả nợ dân trong trường hợp xí nghiệp trực tiếp huy động vốn, tiền lương mà xí nghiệp còn nợ cán bộ, công nhân đến ngày ngừng hoạt động (lương cơ bản).

2. Nợ các tổ chức kinh tế và cá nhân trong quan hệ cung cấp hàng hoá, dịch vụ.

3. Nợ Ngân hàng (gốc và lãi), nợ ngân sách (thuế doanh thu, thuế lợi tức).

b.3. Việc xử lý nợ Ngân hàng cần chú ý:

- Trong trường hợp Ngân hàng cho vay có cơ quan hoặc cá nhân khác bảo lãnh nếu xí nghiệp vay không có khả năng trả nợ, thì cơ quan hoặc cá nhân bảo lãnh đó phải chịu trách nhiệm trả nợ thay cho xí nghiệp.

- Trong trường hợp xí nghiệp giải thể còn nợ nhiều Ngân hàng quốc doanh mà nguồn tiền thu được không đủ để trả hết nợ thì phân chia số thu nợ theo tỷ trọng nợ của mỗi Ngân hàng trong tổng số nợ Ngân hàng.

- Trường hợp giá trị thu hồi được không đủ để trả hết nợ Ngân hàng, thì Ngân hàng yêu cầu Bộ trưởng Bộ chủ quản, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu xí nghiệp giải thể chưa trả hết nợ Ngân hàng không được công bố xoá nợ Ngân hàng, cơ quan chủ quản xí nghiệp giải thể, sáp nhập, chuyển hình thức sở hữu tổng hợp số nợ và lãi vay Ngân hàng chưa trả được để tìm nguồn trả nợ Ngân hàng hoặc trình cơ quan Nhà nước có chủ trương giải quyết.

b.4. Riêng nợ tiền bảo hiểm xã hội của cán bộ, công nhân do nguồn vốn bảo hiểm đài thọ, không dùng vốn của xí nghiệp.

b.5. Phần còn lại (nếu có) sử dụng để giải quyết quyền lợi về mặt vật chất của người lao động theo Quyết định 176/HĐBT ngày 9/10/1989 của Hội đồng Bộ trưởng về "sắp xếp lại lao động trong các đơn vị kinh tế quốc doanh".

2. Phân công Ngân hàng các cấp tham gia Hội đồng giải thể xí nghiệp quốc doanh Trung ương và địa phương:

[...]