Thông tư 123-LN-KH năm 1958 về biện pháp quản lý tiền mặt do Ngân hàng Quốc gia và Hợp tác xã mua bán Trung ương ban hành

Số hiệu 123-LN-KH
Ngày ban hành 31/03/1958
Ngày có hiệu lực 15/04/1958
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Liên minh Hợp tác xã,Ngân hàng quốc gia
Người ký Bùi Bảo Vân,Tạ Hoàng Cơ
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

NGÂN HÀNG QUỐC GIA-LIÊN MINH HỢP TÁC XÃ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 123-LN-KH

Hà Nội, ngày 31 tháng 03 năm 1958 

 

THÔNG TƯ

VỀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TIỀN MẶT.

Để chấp hành Nghị định số 169-TTg ngày 01-05-1952 và Thông tư số 622-TTg ngày 27-11-1955 về quản lý tiền mặt, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và Hợp tác xã mua bán Trung ương quy định biện pháp thực hiện quản lý tiền mặt đối với các cấp Hợp tác xã mua bán như sau:

Mục 1

MỞ TÀI KHOẢN TẬP TRUNG TIỀN MẶT VÀ SÉC VÀO NGÂN HÀNG

Điều 1. – Tất cả các cấp Hợp tác xã mua bán và các đơn vị kế hoạch trực thuộc độc lập hạch toán đều phải mở tài khoản gửi kinh phí, tập trung tiền mặt vào Ngân hàng.

Điều 2. – Các đơn vị kinh doanh độc lập hạch toán trực thuộc các cấp khi bán hàng thu được tiền mặt đều phải nộp vào Ngân hàng.

Những cửa hàng nào của Hợp tác xã mua bán ở gần địa điểm Ngân hàng có thể trực tiếp nộp tiền vào Ngân hàng để ghi vào tài  khoản của Hợp tác xã. Ngân hàng và Hợp tác xã mua bán có cửa hàng nói trên phải thảo luận và quy định trước các thủ tục nộp tiền của các cửa hàng.

Điều 3. – Các cửa hàng và các cơ sở Hợp tác xã mua bán các cấp ở gần các chi nhánh Ngân hàng và các phòng thu, chi điếm, Phòng doanh nghiệp của Ngân hàng trong vòng 5  cây số, nếu thu ngày hôm trước thì chậm nhất ngày hôm sau phải nộp vào Ngân hàng (trừ ngày nghỉ).

Điều 4. – Những cửa hàng hoặc cơ sở  Hợp tác xã ở xa Ngân hàng hoặc phòng thu, chi điếm, và Phòng doanh nghiệp của Ngân hàng thì quy định ngày nộp tiền vào Ngân hàng như sau:

a) Những cửa hàng và cơ sở Hợp tác xã cách Ngân hàng từ 5 đến 20 cây số thì quy định 3 ngày nộp một lần.

b) Những cửa hàng cách Ngân hàng từ 20 đến 30 cây số thì quy định 5 ngày một lần.

c) Những cửa hàng cách Ngân hàng ngoài 30 cây số quy định 7 ngày một lần.

d) Trường hợp số tiền mặt tồn quỹ đã quá mức quy định nhưng chưa đến kỳ nộp, và ngày cuối tháng thì các cơ sở và cửa hàng phải mang nộp vào Ngân hàng.

Điều 5. – Ngân hàng tổ chức việc đếm nhận tiền của Hợp tác xã tại các chi nhánh, chi điếm, Phòng thu doanh nghiệp, tùy theo điều kiện từng nơi thu nhận, phải có kế hoạch kịp thời ghi vào tài khoản của Hợp tác xã.

Điều 6. – Khi các cơ sở đem tiền đến nộp Ngân hàng đảm bảo đếm nhận đầy đủ và nhanh chóng. Chậm nhất là ngày hôm sau (trừ ngày nghỉ) phải nhận xong để ghi vào tài sản Hợp tác xã, trừ trường hợp các cơ sở Hợp tác xã đem đến nộp không đúng lịch thì tùy khả năng kiểm ngân của Ngân hàng có thể sắp xếp kiểm nhận ngay hoặc không thì hai bên cùng niêm phong gửi lại Ngân hàng để ngày hôm sau tiếp tục kiểm nhận.

Mục 2

NGUYÊN TẮC TỌA CHI, RÚT TIỀN VÀ MỨC GIỮ TẠI QUỸ

Điều 7. – Để tránh bớt việc điều vận tiền mặt không hợp lý giữa các cửa hàng hợp tác xã nông thôn và Ngân hàng, nay quy định những cửa hàng và các cơ sở hợp tác xã vừa bán vừa thu mua trong từng thời vụ được dùng số tiền bán trong ngày để chi thu mua theo kế hoạch, nhưng mỗi khi đến hạn nộp tiền mà số tiền mặt còn lại vượt quá mức quỹ đã quy định thì phải đem nộp vào Ngân hàng.

Điều 8. – Mức  tọa chi căn cứ vào nhu cầu thu mua thực tế trong từng thời gian và từng cửa hàng hoặc cơ sở hợp tác xã mà sử dụng mức tọa chi nhiều hay ít nhưng mức tọa chi bình quân trong thời gian nhất định thì không vượt quá 30% của tổng số doanh thu bán hàng của tất cả các hợp tác xã mua bán trong tỉnh.

Điều 9. – Việc rút tiền ở Ngân hàng về thu mua, gia công, vv… của các cơ sở hợp tác xã, các cửa hàng  và các tổ chức thu mua lưu động thì căn cứ theo kế hoạch mua hàng  mà định mức và thời gian rút tiền.

Ở thành phố, thị trấn gần Ngân hàng trong vòng 5 cây số thì được rút tiền về chi trong 2 ngày (trừ số đã trả bằng séc).

Những nơi xa Ngân hàng từ 5 đến 20 cây số quy định 5 ngày.

Từ 20 đến 50 cây số quy định 7 ngày. Ngoài 50 cây số quy định 10 ngày.

Điều 10. – Để đảm bảo việc chi tiêu lặt vặt hàng ngày, các cơ sở hợp tác xã, các ban Vận động được giữ lại quỹ một số tiền mặt nhất định dùng cho các chi tiêu trên. Ngân hàng và hợp tác xã sẽ tùy theo nhu cầu thực tế để quy định mức hợp lý.

Điều 11. – Các chi nhánh Ngân hàng có nhiệm vụ theo dõi kiểm tra tồn quỹ của các cơ sở hợp tác xã các cấp, các ban Vận động tỉnh và đôn đốc sử dụng tiền mặt thật hợp lý.

Điều 12. – Khi có những khoản chi  tiêu lớn bất thường ngoài kế hoạch phải báo trước và có sự thỏa thuận của Ngân hàng mới được rút tiền mặt để chi.

Mục 3

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ