Thông tư 12-TC/TCT năm 1993 hướng dẫn Chỉ thị 208-TTg năm 1992 về việc tiếp tục lập sổ thuế theo hộ gia đình do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 12-TC/TCT
Ngày ban hành 25/02/1993
Ngày có hiệu lực 12/03/1993
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Phan Văn Dĩnh
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 12-TC/TCT

Hà Nội, ngày 25 tháng 2 năm 1993

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 12-TC\TCT NGÀY 25-2-1993 HƯỚNG DẪN THI HÀNH CHỈ THỊ SỐ 208-TTg NGÀY 29-12-1992 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TIẾP TỤC LẬP SỔ THUẾ THEO HỘ GIA ĐÌNH

Thi hành Chỉ thị số 208-TTg ngày 29-12-1992 của Thủ tướng chính phủ về việc tiếp tục lập sổ thuế theo hộ gia đình; Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:

I. Căn cứ vào công văn số 1001-TC/TCT/TNN ngày 21-9-1992 của Tổng cục thuế hướng dẫn việc đánh giá kết quả lập sổ theo hộ gia đình và thực hiện lập sổ thuế theo hộ gia đình và thực hiện lập sổ thuế năm 1993; Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố tập trung sơ kết, đánh giá tình hình và kết quả lập sổ thuế và thu thuế theo hộ gia đình trong năm 1992; Rút kinh nghiệm trực tiếp ở các xã chỉ đạo điểm (nếu có) trên các mặt chủ yếu sau đây:

1. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất nông nghiệp; quản lý, phân chia, sử dụng ruộng đất ở địa phương ảnh hưởng đến việc lập sổ thuế và thu thuế theo hộ; cách làm và những vấn đề cần khắc phục xử lý v.v..

2. Những biện pháp chỉ đạo và hiệu quả mang lại ...;

3. Kết quả triển khai lập sổ thuế và thu thuế theo hộ;

4. Bài học kinh nghiệm và kiến nghị;

5. Kế hoạch tiến hành trong năm 1993.

II. Xử lý những vướng mắc trong quá trình lập sổ thuế và thu thuế theo hộ gia đình

1. Về điện tích chịu thuế: Theo quy định tại mục II-1b. Thông tư số 21-TC/TCT ngày 18-6-1992 của Bộ Tài chính, xử lý những vướng mắc về diện tích các trường hợp cụ thể như sau:

a) Do đo đạc sai hoặc có chênh lệch giữa diện tích tính thuế và diện tích đo đạc thì phải thực hiện đo đạc lại. Trường hợp không đo đạc lại được, thì cơ quan quản lý ruộng đất tỉnh phải xác nhận vào sự chênh lệch đó và thực hiện tính thuế theo tờ khai của hộ sử dụng đất.

b) Không phân bổ diện tích kênh mương thuỷ lợi nội đồng dùng chung cho một cánh đồng vào diện tích chịu thuế của từng hộ, nhưng phải phân bổ số thuế này cho từng hộ nhận khoán. Diện tích bờ gắn vào thử ruộng nào thì tích vào diện tích chịu thuế của thửa ruộng đó tính từ tâm bờ rào ruộng.

c) Diện tích đất nông nghiệp dùng vào thổ cư, giao thông, thuỷ lợi, xây dựng.... chưa được cấp có thẩm quyền xét duyệt, thì tổ chức, cá nhân sử dụng có trách nhiệm nộp thuế. Trường hợp những diện tích này đã kê khai tính thuế đất ở, đất xây dựng công trình thì phải kiểm tra lại chặt chẽ để xác định rõ ranh giới thuế đất và thuế nông nghiệp do cục thuế tỉnh quyết định sau khi có sự đồng ý của Tổng cục thuế.

d) Diện tích ao, hồ, mặt nước, đồng cỏ, bãi bồi, diện tích hoang hoá. .. không quy chủ và thực tế không ai sử dụng thì không lập sổ thuế, nhưng phải kiểm tra xác định lại, lập biên bản được cơ quan quản lý ruộng đất tỉnh xác nhận trình Uỷ ban nhân dân tỉnh đưa ra khỏi hộ thuế.

2. Về thuế ghi thu: Tuỳ đặc điểm đất đai và thực tế sản xuất nông nghiệp của từng hợp tác xã, xã, thôn, ấp mà xác định thuế ghi thu của từng hộ xã viên; nhưng nguyên tắc chung là thuế ghi thu trên đất nhận khoán của các hộ xã viên bao gồm cả đất làm kinh tế gia đình (nếu có) cộng thuế ghi thu trên đất giao cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng và thuế ghi thu trên đất nông nghiệp chuyển sang sử dụng vào mục đích khác chưa được cấp có thẩm quyền quyết định phải bằng tổng số thuế ghi thu của cả hợp tác xã.

Trên cơ sở tổng số thuế ghi thu của cả hợp tác xã xác định:

a) Thuế ghi thu của ao, hồ, đầm và mặt nước dùng vào nuôi trồng thuỷ sản.

b) Thuế ghi thu trên đất thổ canh, đất vườn (nếu có), đất trồng cây lâu năm.

c) Thuế ghi thu trên đất mạ, đất khác.

Căn cứ vào kết quả xác định được thuế ghi thu của các loại đất trên và diện tích sử dụng của từng đối tượng mà xác định thuế ghi thu của từng đối tượng theo quy định tại mục II-3b của Thông tư số 21-TC/TCT ngày 18-6-1992 của Bộ Tài chính.

d) Phần còn lại là thuế ghi thu trên đất ruộng trồng cây hàng năm cũng được chia theo các đối tượng sử dụng đất được quy định tại mục II-3b của Thông tư số 21-TC/TCT ngày 18-6-1992 của Bộ Tài chính theo thứ tự sau:

- Thuế ghi thu trên đất giao cho tổ chức, cá nhân khác không phải là hộ gia đình xã viên kể cả do xã dùng vào việc xây dựng ngân sách xã.

- Thuế ghi thu trên đất chuyển sang sử dụng vào mục đích khác chưa được cấp có thẩm quyền quyết định.

- Thuế ghi thu trên đất nhận khoán của các hộ gia đình xã viên bao gồm cả đất làm kinh tế gia đình (nếu có).

Tổng hợp thuế ghi thu các mục a, b, c, d lại thành thuế ghi thu của cả hợp tác xã và chi tiết theo từng hộ gia đình xã viên và các đối tượng khác.

e) Về phân hạng đất và xác định thuế ghi thu của từng hộ gia đình xã viên.

Căn cứ vào tổng số thuế ghi thu trên đất nhận khoán của các hộ gia đình xã viên bao gồm cả đất làm kinh tế gia đình (nếu có); thực hiện phân hạng đất tính thuế đối vói từng hộ xã viên nhận khoán theo quy định tại mụa II-2 Thông tư số 21-TC/TCT. ở những nơi ruộng đất quá phức tạp, manh mún... khó thực hiện phân hạng đất, Uỷ ban nhân dân huyện phải chỉ đạo Chi cục thuế và Uỷ ban nhân dân các xã thực hiện:

[...]