Thông tư 11/2019/TT-BVHTTDL quy định về điều kiện để cơ sở đào tạo, nghiên cứu được tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng viên chức ngành văn hóa, thể thao và du lịch do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành

Số hiệu 11/2019/TT-BVHTTDL
Ngày ban hành 11/11/2019
Ngày có hiệu lực 01/01/2020
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch
Người ký Nguyễn Ngọc Thiện
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/2019/TT-BVHTTDL

Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2019

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ CƠ SỞ ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU ĐƯỢC TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC NGÀNH VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Căn cứ Luật viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ khoản 8 Điều 40 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Nghị định số 79/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định về điều kiện để cơ sở đào tạo, nghiên cứu được tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng viên chức ngành văn hóa, thể thao và du lịch.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về điều kiện để cơ sở đào tạo, nghiên cứu được tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng viên chức ngành văn hóa, thể thao và du lịch, bao gồm: các điều kiện về chương trình, tài liệu bồi dưỡng; giảng viên; cơ sở vật chất, cơ sở thực hành; kinh nghiệm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo, nghiên cứu.

2. Thông tư này áp dụng đối với:

a) Cơ sở đào tạo, nghiên cứu bao gồm: học viện, viện nghiên cứu, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp có đào tạo ngành văn hóa, thể thao, du lịch;

b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan

Điều 2. Mục đích bồi dưỡng

1. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của viên chức ngành văn hóa, thể thao và du lịch.

2. Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định pháp luật để làm căn cứ xét thăng hạng, thi thăng hạng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và thực hiện các chế độ, chính sách khác có liên quan.

Chương II

ĐIỀU KIỆN ĐỂ CƠ SỞ ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU ĐƯỢC TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC NGÀNH VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Điều 3. Chương trình bồi dưỡng

1. Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức ngành văn hóa, thể thao và du lịch, gồm các chuyên ngành: Thư viện, Di sản văn hóa, Văn hóa cơ sở, Mỹ thuật, Nghệ thuật biểu diễn và Điện ảnh, Thể dục thể thao và các chuyên ngành khác do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành theo quy định của pháp luật.

2. Chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành của viên chức ngành văn hóa, thể thao và du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành.

Điều 4. Tài liệu bồi dưỡng

1. Cơ sở đào tạo, nghiên cứu sử dụng một trong các tài liệu bồi dưỡng sau đây:

a) Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức ngành văn hóa, thể thao và du lịch đã được ban hành theo các chương trình bồi dưỡng quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này;

b) Tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành của viên chức ngành văn hóa, thể thao và du lịch đã được ban hành theo quy định của pháp luật.

2. Tài liệu bồi dưỡng phải được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành, được cập nhật thường xuyên, phù hợp với chương trình bồi dưỡng viên chức tương ứng; đáp ứng yêu cầu thực tiễn hoạt động nghề nghiệp của viên chức ngành văn hóa, thể thao và du lịch.

Điều 5. Giảng viên

[...]