Thứ 3, Ngày 29/10/2024

Thông tư 11/2013/TT-BKHCN hướng dẫn quản lý Dự án khoa học và công nghệ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Số hiệu 11/2013/TT-BKHCN
Ngày ban hành 29/03/2013
Ngày có hiệu lực 16/05/2013
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Khoa học và Công nghệ
Người ký Chu Ngọc Anh
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/2013/TT-BKHCN

Hà Nội, ngày 29 tháng 3 năm 2013

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Căn cứ Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật, Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc xây dựng và quản lý Dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định việc xây dựng và quản lý các Dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất các sản phẩm trọng điểm, chủ lực, ưu tiên, mũi nhọn được Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Thông tư này này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện, quản lý Dự án khoa học và công nghệ.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Dự án khoa học và công nghệ (sau đây viết tắt là Dự án KH&CN): là một loại nhiệm vụ khoa học và công nghệ bao gồm một số đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ và dự án sản xuất thử nghiệm (sau đây viết tắt là các nhiệm vụ thuộc Dự án KH&CN) có sự gắn kết hữu cơ, đồng bộ được tiến hành trong một thời gian nhất định, nhằm giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ chủ yếu phục vụ cho việc sản xuất một sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm trọng điểm, chủ lực, ưu tiên, mũi nhọn có tác động nâng cao trình độ công nghệ của một ngành, lĩnh vực và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

2. Cơ quan chủ quản của Tổ chức chủ trì Dự án KH&CN (sau đây viết tắt là Cơ quan chủ quản Dự án KH&CN): là Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp quản lý tổ chức chủ trì dự án khoa học và công nghệ.

3. Đơn vị quản lý Dự án KH&CN là đơn vị được Cơ quan chủ quản Dự án KH&CN giao trách nhiệm quản lý các Dự án KH&CN.

4. Tổ chức chủ trì Dự án KH&CN là doanh nghiệp hoặc tổ chức khoa học và công nghệ có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động phù hợp với việc nghiên cứu hoặc sản xuất các sản phẩm trọng điểm, chủ lực, ưu tiên, mũi nhọn.

Điều 3. Các nguồn hình thành Dự án KH&CN

Dự án KH&CN được hình thành từ các nguồn sau:

1. Đề xuất đặt hàng của các Bộ, ngành trên cơ sở xem xét, tổng hợp nhu cầu từ các doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ để giải quyết những vấn đề cấp thiết về khoa học và công nghệ nhằm phục vụ kế hoạch phát triển sản xuất các sản phẩm trọng điểm, chủ lực, ưu tiên, mũi nhọn của Bộ, ngành;

2. Đề xuất đặt hàng của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở xem xét, tổng hợp nhu cầu từ các doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ để giải quyết những vấn đề cấp thiết về khoa học và công nghệ nhằm phục vụ kế hoạch phát triển sản xuất các sản phẩm trọng điểm, chủ lực, ưu tiên, mũi nhọn của địa phương.

Điều 4. Tiêu chí xác định Dự án KH&CN

Dự án KH&CN phải đảm bảo các tiêu chí sau:

1. Giải quyết vấn đề khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp dự án đầu tư sản xuất sản phẩm trọng điểm, chủ lực, ưu tiên, mũi nhọn được Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

2. Kết quả của Dự án KH&CN được áp dụng và nâng cao hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư sản xuất; có ý nghĩa tác động lâu dài tới sự phát triển khoa học và công nghệ của ngành, lĩnh vực.

3. Có tính khả thi:

a) Phù hợp với năng lực khoa học và công nghệ trong nước;

b) Bảo đảm phương án huy động các nguồn tài chính, trong đó các nguồn tài chính ngoài ngân sách cần được các tổ chức tài chính, tín dụng, quỹ xác nhận;

[...]