Thông tư 10TC/NT năm 1988 về chế độ tài chính đối với cán bộ đi công tác ngắn hạn, học tâp,tham quan, khảo sát, dự lớp huấn luyện được các nước và tổ chức nước ngoài đài thọ do Bộ Tài Chính ban hành

Số hiệu 10TC/NT
Ngày ban hành 24/03/1988
Ngày có hiệu lực 24/03/1988
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Ngô Thiết Thạch
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10 TC/NT

Hà Nội, ngày 24 tháng 3 năm 1988

 

THÔNG TƯ

CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁN BỘ ĐI CÔNG TÁC NGẮN HẠN, HỌC TÂP,THAM QUAN, KHẢO SÁT, DỰ CÁC LỚP HUẤN LUYỆN ĐƯỢC CÁC NƯỚC VÀ TỔ CHỨC NƯỚC NGOÀI ĐÀI THỌ

Các cán bộ ta đi công tác ngắn hạn, học tập, tham quan khảo sát ở nước ngoài ( gọi chung là đi công tác nước ngoài ) thường được các tổ chức nước ngoài cấp sinh hoạt phí theo mức sinh hoạt ở các nước kinh tế phát triển, có mức sinh hoạt cao hơn nhiều so với mức sinh hoạt của cán bộ ta ở trong nước và cũng cao hơn mức sinh hoạt của cán bộ ta công tác ở nước ngoài do Ngân sách Nhà nước đài thọ. Nguồn sinh hoạt phí của các cán bộ đi công tác ở nước ngoài có liên quan chặt chẽ đến nguồn vay nợ, viện trợ hoặc các khoản đóng niên liễm, hội phí của Nhà nước ta đối với nước ngoài, do đó trong hoàn cảnh đất nước ta còn nhiều khó khăn về ngoại tệ, Nhà nước chủ trương ngoài số sinh hoạt phí cần thiết để lại cho cán bộ hưởng, sẽ điều tiết một phần số chênh lệch về sinh hoạt phí cho Ngân sách Nhà nước, Tuỳ theo mức chênh lệch đó cao hay thấp mà thu luỹ tiến hoặc miễn thu.

Theo tinh thần công văn số 2393-V7 ngày 28/5/1986 của Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng và trên cơ sở thực tế thực hiện các chế độ tài chính đối với các đoàn đi công tác được nước ngoài đài thọ trong thời gian qua sau khi tham khảo ý kiến một số bộ, ngành và ý kiến một số Đại sứ quán ta ở nước ngoài, Bộ tài chính quy định chế độ thu nộp chênh lệch sinh hoạt phí đối với cán bộ ta đi công tác được các nước và tổ chức nước ngoài đài thọ như sau:

I. CÁC QUY ĐINH CHUNG

1- Đối tượng thi hành thông tư này gồm các cán bộ đi công tác, dự hội nghị, hội thảo, học tập, thực tập, tham quan khảo sát, biểu diễn thể thao, biểu diễn văn nghệ và các hoạt động khác, được các tổ chức nước ngoài đài thọ sinh hoạt phí. Không thuộc đối tượng áp dụng thông tư này: các cán bộ đi làm chuyên gia theo hiệp định, các cán bộ do nước ta cử đi công tác theo nhiệm kỳ tại các tổ chức quốc tế, được các tổ chức nước ngoài trả lương, các thành viên của các đoàn biểu diễn văn nghệ theo điều kiện kinh doanh.

2- Các cán bộ đi công tác được tổ chức nước ngoài đài thọ có nghĩa vụ nộp Ngân sách Nhà nước một phần chênh lệch sinh hoạt phí, sau khi trừ tiền thuê khách sạn, nhà ở và sinh hoạt phí trung bình, theo tỷ lệ quy định tại điểm 4 mục II thông tư này.

Ngoài phần chênh lệch sinh hoạt phí phải nộp Ngân sách Nhà nước, các cán bộ đi công tác được sử dụng số thu nhập còn lại vào việc trang trải mọi chi tiêu của cá nhân ( gồm tiền ăn, ở, đi lại làm việc hàng ngày, chờ đợi tàu xe quá cảnh, tiêu vặt và các chi phí khác cho cá nhân). Tuyệt đối không được sử dụng tuỳ tiện số tiền chênh lệch sinh hoạt phí đáng lẽ phải nộp Ngân sách Nhà nước vào việc khác, kể cả việc mua sắm vật tư, tài liệu, dụng cụ cho cơ quan.

3. Trong trường hợp đặc biệt, nếu có căn cứ chứng minh là tổ chức nước ngoài không kịp gửi vé máy bay và tiền đi đường thì cán bộ đi công tác có thể đề nghị Bộ chủ quản tạm ứng bằng quỹ ngoại tệ tự có của ngành mình hoặc Bộ chủ quản đề nghị Bộ tài chính tạm ứng bằng vốn ngoại tệ của ngân sách nhà nước với điều kiện là người được tạm ứng có trách nhiệm hoàn trả công quỹ đầy đủ số tiền được tạm ứng.

4. Nếu đoàn ra không được duyệt trong kế hoạch do Ngân sách nhà nước cấp kinh phí mà được nước ngoài mời với điều kiện phía ta tự túc vé máy bay, bạn chỉ cấp tiền ăn ở thì Bộ chủ quản cần cân nhắc chỉ cử đoàn ra khi tính toán thấy số tiền đoàn sẽ phải nộp ngân sách ít nhất cũng đủ bù đắp tiền vé máy bay.

II/ CÁC QUY ĐINH CỤ THỂ

1- Ngoại tệ dùng để tính toán sinh hoạt phí và nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước là đồng Rúp Xô viết (đối với các nước Xã hội chủ nghĩa ) và đồng đôla Mỹ (đối với các nước ngoài khối Xã hội chủ nghĩa).

Tỷ giá dùng để tính toán quy đổi trong việc này là : tỷ giá thanh toán phí mậu dịch giữa đồng tiền các nước XHCN với Rúp Xô viết và tỷ giá hối đoái chính thức giữa đôla Mỹ với đồng tiền các nước ngoài khối XHCN, do ngân hàng Trung ương các nước đó công bố tại thời điểm đoàn cán bộ ta đi công tác.

2- Căn cứ để tính số sinh hoạt phí được hưởng, số phải nộp ngân sách nhà nước là tổng số tiền mà tổ chức nước ngoài cấp, bao gồm tiền lưu trú hàng ngày cho mỗi người trong thời gian công tác, ( tiền ăn, ở, tiêu vặt ) và trợ cấp lưu trú ở nước quá cảnh và các khoản tiền khác mà cán bộ ta thực lĩnh.

Thời gian công tác ở đây bao gồm số ngày thực tế làm việc và số ngày đi trên đường được tổ chức nước ngoài đài thọ chi phí và số ngày cần thiết chờ đi máy bay Việt Nam.

3- Nếu cán bộ ta đi công tác nước ngoài, được tổ chức nước ngoài cấp tiền chi phí bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi để chi tiêu ở một nước XHCN, thì số tiền nộp nghĩa vụ với ngân sách nhà nước phải là ngoại tệ tự do chuyển đổi mà cán bộ ta đã được lĩnh. Mức được hưởng và mức điều tiết trong trường hợp này như đối với khu vực các nước ngoài khối XHCN nói ở điểm 4 dưới đây.

4- Mức điều tiết thu nộp ngân sách đối với cán bộ đi công tác ngắn hạn tại các nước ngoài khối XHCN được các tổ chức nước ngoài đài thọ bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.

Mức điều tiết này được xác định từng ngày trên cơ sở số tiền còn lại sau khi trừ số tiền thực chi về khách sạn hay nhà ở.

Nếu số tiền còn lại này là 10 USD/ngày thì được miễn thu. Nếu từ 11USD/ngày trở lên thì thu theo tỷ lệ phần trăm (%) của phần chênh lệch cao hơn mức 10 USD/ngày. Tỷ lệ thu cao nhất không quá 50%. Cụ thể các mức thu theo biểu sau đây:

Số tiền được bạn cấp hàng ngày

(USD)

Tỷ lệ nộp ngân sách

(sau khi trừ 10 USD)

Số tiền phải nộp

ngân sách mỗi ngày

A

B(%)

C= (A-10)%

10 USD

Từ 11 USD đến 15 US$

- 16‘’- 20 -

- 21 ‘’- 25 -

- 26 ‘’- 30 -

- 31 ‘’- 35 -

- 36 ‘’- 40 -

- 41 ‘’- 45 -

- 46 ‘’- 50 -

- 51 ‘’- 55 -

- 56 ‘’- 60 -

- 61 USD trở lên

0

31%

33%

35%

37%

39%

41%

43%

45%

47%

49%

50%

0

Từ 0,30 USD đến 1,5 US$

- 2,00‘’- 3,30 -

- 3,80 ‘’- 5,20 -

- 5,90 ‘’- 7,40 -

- 8,20 ‘’-9,70 -

- 10,60 ‘’- 12,00-

- 13,30 ‘’- 15,00 -

- 16,20 ‘’- 18,00 -

- 19,20 ‘’- 21,19 -

- 22,50 ‘’- 24,50-

 

Nếu tổ chức nước ngoài mời theo điều kiện bao việc ăn ở, cấp tiền tiêu vặt trên 5USD/ngày/người và thời gian được cấp trên 1 tháng (30 ngày) thì tỷ lệ thu, nộp ngân sách thống nhất là 20% tổng số tiền được cấp. Nếu số tiền hoặc thời gian được cấp ít hơn số trên đây, thì được miễn thu.

5. Mức điều tiết đối với cán bộ đi công tác ngắn hạn được các nước XHCN hoặc các tổ chức quốc tế hoặc các nước XHCN đài thọ.

Các đoàn đi công tác ngắn hạn tại các nước XHCN thường được bạn đài thọ một tháng một người từ 200 rúp trở lên. Mức điều tiết phải nộp ngân sách là 20% số chênh lệch vượt 200r/tháng.

III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Trước khi đoàn đi công tác nước ngoài đồng thời với việc làm các thủ tục khác, cơ quan chủ quản cần đến Bộ Tài chính làm dự toán cho đoàn đi gồm các việc :

- Xác định số kinh phí được tổ chức nước ngoài đài thọ.

- Xác định số tiền đoàn được sử dụng và số số tiền chênh lệch sinh hoạt phí phải nộp Ngân sách nhà nước.

- Làm các thủ tục nhận ngoại tệ hoặc xin tạm ứng nếu có.

[...]