SỐ 10-LĐTBXH/TT NGÀY 24-10-1987 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ
NÂNG BẬC LƯƠNG THƯỜNG XUYÊN ĐỐI CÁN BỘ,VIÊN CHỨC NHÀ NƯỚC NĂM 1987
Thi
hành Chỉ thị số 297-CT ngày 13-10-1987 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về thực
hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ, viên chức Nhà nước năm
1987, Bộ Lao động - Thương binh và X hội hướng dẫn cụ thể như sau:
I.
ĐỐI TƯỢNG
Đối tượng nâng bậc
lương và điều chỉnh lương là cán bộ, viên chức đã xếp lương theo Nghị định số
235-HĐBT ngày 18-9-1985 của Hội đồng Bộ trưởng, đang công tác trong các cơ quan
quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể, các đơn vị sự nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh
doanh, từ Trung ương đến huyện, quận, thị xã.
Cán bộ, viên chức còn tạm xếp
lương, bảo lưu lương, tập sự, đang học trường lớn tập trung do quỹ đào tạo trả
lương thì chưa nâng bậc, chưa điều chỉnh lương.
II.
TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN VỀ THỜI HẠN ĐỂ XÉT NÂNG BẬC LƯƠNG
1.
Việc nâng bậc lương cũng phải quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động như
việc xếp lương; vì vậy điều trước tiên là nắm vững 3 tiêu chuẩn nâng bậc quy định
tại Điều 2 Quyết định số 274-CP ngày 25-7-1979 và được cụ thể hoá trong Thông
tư số 3-LĐ/TT ngày 22-1-1980 của Bộ Lao động. Đó là căn cứ quan trọng nhất, chứ
không phải cứ đủ 5 năm là đương nhiên nâng bậc như đã làm ở nhiều nơi theo kiểu
"đến hẹn lại lên".
Trong việc vận dụng tiêu chuẩn
chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ, đối với cán bộ, viên chức đã vi phạm sự
việc tiêu cực và đã bị xử lý kỷ luật lao động từ khiển trách trở lên dù đủ 5
năm cũng chưa nâng bậc lần này. Trường hợp bị kỷ luật nói trên, nhưng đã được
xoá kỷ luật nếu đủ tiêu chuẩn thì được xét nâng bậc lương. Những trường hợp
chưa được kết luận, thì thủ trưởng cơ quan căn cứ vào đề nghị của Hội đồng
lương cơ quan mà quyết định.
2. Để không gây
biến động quan hệ xếp lương trong khi chưa triển khai ứng dụng chức danh tiêu
chuẩn nghiệp vụ viên chức kiện toàn tổ chức và tinh giảm biên chế cơ quan hành
chính và quản lý sản xuất kinh doanh, năm 1987 vẫn giữ điều kiện thời hạn 5
năm, tính từ lần nâng bậc trước. Cán bộ, viên chức phải đủ 5 năm (60 tháng) mới
được xét và nếu bảo đảm cả 3 tiêu chuẩn thì mới nâng bậc.
3. Năm nay Hội
đồng Bộ trưởng cho thực hiện nâng bậc sớm (trước 1 hoặc 2 năm) đối với cán bộ,
viên chức đã thực sự hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thể hiện ở kết quả nổi bật,
ý chí phấn đấu bền bỉ và tinh thần trách nhiệm cao; không nhất thiết hễ là chiến
sĩ thi đua hay lao động tiên tiến liên tục nhiều năm thì đều coi là xuất sắc được
nâng bậc sớm.
Chỉ tiêu 5% là tối đa. Những người
xuất sắc được xem xét lần lượt, người bậc cũ đủ 4 năm xét trước, đủ 3 năm xét
sau, đủ 5% tổng số người trong danh sách thường xuyên năm 1987 thì dừng lại. Nếu
có ít người xuất sắc thì dẫu cơ quan có rất nhiều người xếp bậc đã 3 - 4 năm
cũng không nâng bậc sớm để cho hết 5%.
III.
ĐIỀU CHỈNH MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐÃ XẾP LƯƠNG THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 235-HĐBT NGÀY
18-9-1985
Chủ trương cho điều
chỉnh một số trường hợp đã xếp lương chức vụ theo Nghị định số 235-HĐBT ngày
18-9-1985 nói tại điểm 3 và điểm 4, Chỉ thị số 297-CT ngày 13-10-1987 của Chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng, nhằm tiếp tục điều chỉnh một bộ phận, chủ yếu là đối với một
số thang, bậc lương công nhân kỹ thuật và cán bộ khoa học kỹ thuật theo tinh thần
Nghị quyết hội nghị trung ương lần thứ hai (khoá VI).
Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội nói rõ các trường hợp cụ thể như sau:
1. Điều chỉnh
bậc lương cho một số cán bộ, viên chức tốt nghiệp trung học đã làm việc nhiều
năm trong các ngành khoa học, kỹ thuật, giáo dục, văn hoá, nghệ thuật, thông
tin.
Những cán bộ viên chức này lương
cũ có nhiều mức khác nhau, khi ban hành Nghị định số 235-HĐBT phải gộp chung lại
một mức để chuyển xếp vào bậc mới, nên người có mức cũ cao hơn bị một phần thiệt
thòi. Vì vậy, những anh em này nếu bậc lương xếp trước Nghị định số 235-HĐBT đến
nay đã được 3 năm (36 tháng) mà vẫn làm tốt công tác và lương hiện lĩnh vẫn
đang tương ứng với bậc cũ chuyển sang thì được nâng lên bậc trên liền kề.
Để không giải quyết tràn lan đồng
loạt, các cơ quan, đơn vị chỉ giải quyết đúng từng chức danh, từng trường hợp xếp
lương trước đây, như hướng dẫn trong phụ lục 1 kèm theo thông tư này. Nếu bậc
lương hiện xếp không quá bất hợp lý thì chưa điều chỉnh.
2. Trường hợp
cán bộ lãnh đạo đã xếp dồn vào bậc 1 mới và cán bộ khoa học, kỹ thuật 1 bậc cũ
xếp vào 1 trong 2 bậc mới, nói ở điểm 4 Chỉ thị số 297-CT ngày 13-10-1987 của
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, đây là tiếp tục thực hiện việc xếp lương theo
Thông tư số 16-LĐ/TT ngày 7-11-1985 của Bộ Lao động, những người bậc cũ xếp đã
đủ 3 năm (36 tháng) và kết quả công tác tốt thì xếp bậc trên của 2 bậc mới
tương ứng.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội nói rõ thêm về một số đối tượng cụ thể:
a) Đối với cán bộ lãnh đạo cùng
một chức vụ có nhiều bậc cũ xếp chung bậc 1 mới thì chỉ xét điều chỉnh lên bậc
2 cho người có bậc cũ cao nhất trong số đã cùng xếp bậc 1 mới, vì trong số người
bị dồn bậc thì chỉ duy nhất người ấy giữ chức vụ lâu hơn, bất hợp lý hơn.
b) Những cán bộ trực tiếp làm
công tác khoa học, kỹ thuật, giáo dục, y tế, văn hoá, thông tin phần lớn là cán
bộ trình độ đại học mà lương mới đã xếp bậc dưới của 2 bậc tương ứng theo hướng
dẫn ở mục C, điểm 1 của Thông tư số 16-LĐ/TT ngày 7-11-1985 của Bộ Lao động, nếu
năm 1987 bậc cũ đã xếp đủ 3 năm, công tác làm tốt, thì nâng lên bậc trên liền kề
của 2 bậc mới ấy.
Các cơ quan đơn vị căn cứ vào bản
phụ lục kèm theo Thông tư số 16-LĐ/TT nói trên của Bộ Lao động để giải quyết
đúng từng trường hợp đã quy định.
Đối với những cán bộ, viên chức
tuy có mức lương cũ tương tự nhưng lại làm công tác chính trị, kinh tế..., đang
hưởng lương chuyên viên, cán sự, nhân viên thì không thuộc diện điều chỉnh theo
trường hợp b này.
3. Hai trường
hợp nói tại điểm 1 và 2-b trên đây không áp dụng đối với cán bộ làm công tác
nghiệp vụ quản lý (quản lý khoa học, quản lý kỹ thuật, quản lý giáo dục...) trước
kia hưởng lương kỹ sư, bác sĩ, giáo viên, giảng viên đại học từ tháng 9-1985 đã
xếp chuyên viên, cán sự theo bảng lương chính trị, kinh tế D1-4 như đã hướng dẫn
tại Thông tư số 16-LĐ/TT của Bộ Lao động, vì không trực tiếp làm công tác khoa
học, kỹ thuật, giáo dục, y tế...
IV.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.
Về mốc thời gian để tính điều kiện nâng bậc lương, căn cứ vào mục IV của Thông
tư số 14-LĐ/TT ngày 11-10-1986 của Bộ Lao động hướng dẫn nâng bậc lương năm
1986 để xem xét từng loại bậc lương đã hình thành do nâng bậc, điều chỉnh trước
tháng 9-1985.
2. Chỉ thị số
297-CT ngày 13-10-1987 thực hiện cùng lúc với việc tính lại lương theo Quyết định
số 147-HĐBT ngày 22-9-1987 trong khi giá, lương, tiền, hàng và ngân sách có nhiều
khó khăn và diễn biến không bình thường. Vì vậy, Bộ Lao động - Thương binh và
xã hội yêu cầu các ngành, các địa phương phổ biến chỉ thị của Chủ tịch Hội đồng
Bộ trưởng và thông tư hướng dẫn này cho toàn thể công nhân viên chức trong cơ
quan, đơn vị nắm được nội dung quy định, thực hiện "dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra". Bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng theo chức năng
quy định, cơ quan chính quyền phối hợp với công đoàn, đoàn thanh niên để giúp
thủ trưởng chuyên môn quyết định đúng đắn.
3. Giám đốc
các Sở Lao động - Thương binh và xã hội cùng với Ban Tổ chức tỉnh uỷ và Ban tổ
chức chính quyền phối hợp với Sở Tài chính, Ngân hàng, Uỷ ban Thanh tra, Liên
hiệp Công đoàn để giúp Uỷ ban Nhân dân chỉ đạo tốt, uốn nắn và xử lý kịp thời
những trường hợp sai phạm. Đề nghị Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Tổng Công
đoàn Việt Nam, Uỷ ban Thanh tra Nhà nước cùng phối hợp để giúp các ngành ở
Trung ương và địa phương thực hiện tốt và có kết quả, đồng thời kiểm tra chặt
chẽ để phát hiện và sửa ngay các trường hợp làm sai.
4. Cán bộ, viên
chức được nâng bậc, điều chỉnh bậc lương đều hưởng lương mới từ ngày 1-10-1987
trở đi, tuỳ theo ngày tháng ký quyết định.
5. Trường hợp
giải quyết lương cán bộ lãnh đạo lên 668 đồng và cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ lên
644 đồng, các ngành, các địa phương làm việc với các Ban của Đảng ở Trung ương
theo phân cấp hiện hành của Ban Bí thư.
Chỉ thị số 297-CT chỉ thi hành đến
ngày 31-12-1987 là kết thúc; còn trường hợp nào không dứt điểm được thì sẽ xem
xét vào năm 1988 khi có chủ trương.
PHỤ LỤC 1:
(Kèm
theo Thông tư số 10-LĐTBXH/TT ngày 24-10-1987 của Bộ Lao động - Thương binh và
xã hội)
Các đối tượng sau đây nếu mức lương cũ đủ 3 năm (36 tháng)
hoàn thành tốt nhiệm vụ và bảo đảm quan hệ tiền lương hợp lý trong nội bộ cơ
quan thì được điều chỉnh bậc lương như sau:
ĐỐI
TƯỢNG
|
Mức
lương hiện hưởng
|
Mức
lương hiệu chỉnh
|
|
Lương
cũ
|
Lương
mới đã xếp
|
|
1. Kỹ thuật viên
|
57-59
66-68
77-80
88-92
100-104
|
272
290
310
333
359
|
290
310
333
359
Bậc
cũ đủ 5 năm được phụ cấp thâm niên vượt khung
|
2. Kỹ sư
|
85-88
|
333
|
359
|
3. Y sĩ, dược sĩ, y tá, dược
tá, nữ hộ sinh tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp
|
58-61-64
68-71-74
78-82-86
|
272
290
310
|
290
310
333
|
4. Bác sĩ, dược sĩ đại học
|
85-87-90
|
333
|
359
|
5. Giáo viên phổ thông đã tốt
nghiệp trung học sư phạm
|
59
68
80
92
104
|
272
290
310
333
359
|
290
310
333
359
Bậc cũ đủ 5 năm được phụ cấp
thâm niên vượt khung
|
6. Cô nuôi dạy trẻ đã tốt nghiệp
trung học chuyên nghiệp
|
58
68
78
|
272
290
310
|
290
310
333
|
7. Diễn viên nghệ thuật
|
56-59-61
68-71-73
78-81-83
89-92-94
130-133-136
|
272
290
310
333
463
|
290
310
333
359
505
|
8. Phát thanh viên đài phát
thanh và truyền hình
|
78
89
|
310
333
|
333
359
|