BỘ
TÀI CHÍNH-BỘ THƯƠNG NGHIỆP-NGÂN HÀNG QUỐC GIA
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
10-LB-TC-NH-TN
|
Hà
Nội, ngày 08 tháng 03 năm 1957
|
THÔNG TƯ
VỀ VIỆC CUNG CẤP GẠO ĂN HÀNG THÁNG CỦA TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI HƯỞNG
LƯƠNG CỦA NHÀ NƯỚC HOẶC ĐƯỢC NHÀ NƯỚC PHỤ CẤP, TRỢ CẤP SINH HOẠT PHÍ
LIÊN BỘ TÀI CHÍNH –
NGÂN HÀNG – THƯƠNG NGHIỆP
Kính gửi:
|
- Các Bộ, Ban, Đoàn thể Trung ương
- Các bệnh viện, trường học, trại
- Các xí nghiệp quốc doanh
- Ủy ban Hành chính các liên khu, tỉnh, thành phố và các khu tự trị
|
Tiếp theo thông tư số 021-TTg
ngày 19-01-1957, Thủ tướng phủ vừa ra quyết định số 070-TTg ngày 01-03-1957
giao nhiệm vụ cho ngành Tài chính, Thương nghiệp, Ngân hàng nghiên cứu việc
cung cấp gạo cho các cơ quan Quân, Dân, Chính, Đảng và xí nghiệp quốc doanh để
giảm bớt khối lượng tiền mặt tung ra thị trường, thực hiện quản lý tiền mặt chặt
chẽ.
Liên Bộ quy định dưới đây thể thức
cấp phát gạo, áp dụng từ 01 tháng 03 năm 1957:
NGUYÊN TẮC CHUNG
Kể từ 01-03-1957, Chính phủ sẽ
cung cấp phần gạo bản thân cho các cán bộ, công nhân viên trong và ngoài biên
chế (kể cả nhân viên nguyên lương) và các nhân lực khác công tác tại các cơ
quan Quân, Dân, Chính, Đảng các công trường, các xí nghiệp quốc doanh cũng như
các học sinh, bệnh nhân và trại viên các trường học, bệnh viện và trại của
Chính phủ v.v…
Chế độ này áp dụng cho tất cả bộ
đội, cán bộ, công nhân và nhân viên, dù ở tập thể hay ở nhà riêng; cho tất cả học
sinh các trường, lớp do Chính phủ mở có tổ chức ăn ở tập thể dù hưởng theo chế
độ nào (lương cũ, sinh hoạt phí hay học bổng) và các học sinh hưởng học bổng
toàn phần dù không ở ký túc xá; cho tất cả các trại dù do Chính phủ đài thọ
hoàn toàn hay tự túc một phần (trừ trường hợp tự túc lúa gạo); cho tất cả các bệnh
nhân nằm tại các bệnh viện và viện điều dưỡng; và cho các hội nghị do cơ quan tự
tổ chức việc ăn uống.
Tiêu chuẩn cung cấp gạo như sau:
- Bộ đội 21kg một người mỗi
tháng
- Công nhân 18kg một người mỗi
tháng
- Các loại khác 15kg một người mỗi
tháng
- Bệnh nhân dự trù theo nhu cầu
thực tế.
Tiêu chuẩn trên đây có tính chất
hướng dẫn để lập dự trù và cấp phát; cuối tháng nếu không dùng hết sẽ thanh
toán bằng tiền với anh chị em.
Số gạo hiện vật cung cấp đã tính
theo nhu cầu tiêu thụ gạo của từng loại cán bộ, công nhân viên; tuy nhiên trong
những trường hợp dưới đây, không tiêu thụ hết gạo, có thể nhận một phần hay
toàn bộ bằng tiền:
a) Cán bộ làm công tác lưu động,
nay chỗ này mai chỗ khác.
b) Cán bộ đi công tác, ốm đau,
già, yếu ăn không hiết tiêu chuẩn.
c) Các trường hợp không tiện
dùng gạo Mậu dịch như:
- Tại một số địa phương (miền
núi) cán bộ, nhân viên ở xa kho và cửa hàng lương thực, không tiện đi lĩnh gạo
và được Ty Tài chính xác nhận.
- Một số công nhân công nhật,
làm khoán làm việc ngắn ngày tại các cơ quan.
Gạo cung cấp phải được đảm bảo về
phẩm chất; giá gạo là giá bán ở cửa hàng từng địa phương tùy theo loại gạo và
phẩm chất (thông tư Liên Bộ TC-TN số 4053 ngày 21-12-1956); thủ tục lĩnh gạo
đơn giản và thích hợp với hoàn cảnh cán bộ, công nhân viên.
THỦ TỤC CẤP PHÁT VÀ THANH TOÁN
BƯỚC 1. - Lập kế hoạch.
Căn cứ vào số người có mặt, và
tiêu chuẩn đã định, và ước tính trừ đi một số gạo hợp lý về các trường hợp
không tiêu thụ hết gạo nói trên, các đơn vị sẽ lập kế hoạch như sau:
a) Đối với bộ đội, cơ quan, trường
học, bệnh viện, công trường:
Kế hoạch chi hàng quý, hàng
tháng và dự toán xin kinh phí hàng tháng của các đơn vị dự toán các cấp (I, II,
III) cần ghi rõ biên chế có mặt, nhu cầu gạo và nơi lĩnh gạo.
b) Đối với các quốc doanh và xí
nghiệp:
Hàng quý và tháng, bất luận là
quốc doanh ở trung ương hay tỉnh, thành phố, đều phải gửi đến Ty (hay Sở) Công
thương địa phương nhu cầu gạo tính theo số người có mặt.
Sau khi thẩm tra và xác nhận kế
hoạch gạo của xí nghiệp là đúng, Ty Công thương sẽ báo cho Công ty lương thực
và chi nhánh Ngân hàng tỉnh biết.
BƯỚC 2. - Cấp kinh phí
a) Đối với bộ đội, cơ quan, trường
học, bệnh viện, công trường:
Cơ quan Tài chính (Bộ Tài chính
đối với các đơn vị dự toán thuộc Tổng dự toán trung ương; Khu, Ty, Sở Tài chính
đối với các đơn vị dự toán thuộc Tổng dự toán tỉnh và thành phố, khu tự trị)
căn cứ vào dự toán của đơn vị (đã ghi rõ nhu cầu gạo) cấp kinh phí làm hai phần;
ghi rõ trên thông tri duyệt y dự toán:
- Phần để mua gạo thì chuyển vào
tài khoản của Công ty lương thực (kinh phí mua gạo của đơn vị dự toán trung
ương đóng ở Hà Nội thì chuyển vào tài khoản Công ty lương thực Hà Nội).
- Phần để chi tiêu khác thì chuyển
vào tài khoản của đơn vị.
Riêng đối với kinh phí của đơn vị
dự toán do trung ương quản lý, nhưng đóng ở địa phương thì giải quyết như sau:
Cấp khu: Bộ Tài chính cấp toàn bộ
kinh phí cho Khu không trừ phần gạo; Khu Tài chính khi phân phối cho các cơ
quan trực thuộc Khu thì có nhiệm vụ:
- Chuyển cho Công ty lương thực
nơi đơn vị đóng số kinh phí để mua gạo.
- Chuyển vào tài khoản đơn vị mở
tại Ngân hàng số kinh phí còn lại.
- Báo cáo lên Bộ Tài chính tình
hình phân phối kinh phí đó.
Kinh phí sửa sai: Kinh phí sửa
sai Ty Tài chính địa phương quản lý hộ trung ương, do đó khi cấp phát kinh phí,
Bộ Tài chính chuyển toàn bộ cho Ty Tài chính, Ty Tài chính có nhiệm vụ chuyển số
tiền để mua gạo sang Công ty lương thực tỉnh và phân phối phiếu gạo cho cán bộ.
Bộ đội: Bộ Tài chính khi cấp
kinh phí cho Cục Tài vụ, sẽ làm như sau:
- Kinh phí của các đơn vị bộ đội
đóng tại Hà Nội sẽ chia làm hai phần, phần để mua gạo thì chuyển thẳng vào tài
khoản của Công ty lương thực Hà Nội; phần để chi tiêu khác thì chuyển vào tài
khoản của Cục Tài vụ.
- Kinh phí của các đơn vị bộ đội
đóng tại các tỉnh khác sẽ chuyển toàn bộ vào tài khoản Cục Tài vụ; Cục Tài vụ
khi phân phối cũng sẽ chuyển một phần cho đơn vị và một phần cho Công ty lương
thực địa phương, và báo cáo cho Bộ Tài chính.
Đơn vị sự nghiệp công trường: Bộ
Tài chính cấp phát toàn bộ kinh phí của các đơn vị trực thuộc vào tài khoản của
Bộ chủ quản không trừ phần gạo, Bộ chủ quản khi phân phối kinh phí cho đơn vị
thì chia làm hai phần:
- Phần để mua gạo thì chuyển vào
tài khoản của Công ty lương thực nơi đơn vị đóng.
- Phần còn lại thì chuyển vào
tài khoản của đơn vị tại chi nhánh Ngân hàng địa phương.
Giấy báo phân phối cho đơn vị sẽ
sao gửi Bộ Tài chính một bản để đối chiếu với kế hoạch.
Tuy nhiên, có những trường hợp Bộ
chủ quản không trực tiếp quản lý kinh phí của công trường thì giải quyết như
sau:
- Đối với các công trường mà Bộ
chủ quản ủy nhiệm cho địa phương quản lý thì Bộ chủ quản chuyển toàn bộ kinh
phí cho Ty Tài chính. Ty Tài chính sẽ làm nhiệm vụ phân phối và chuyển cho Công
ty lương thực, rồi báo cáo lên Bộ chủ quản.
- Đối với các công trường kiến
thiết cơ bản do cơ quan cấp phát kiến thiết cơ bản địa phương cấp kinh phí, thì
cơ quan cấp phát kiến thiết cơ bản đó sẽ làm nhiệm vụ phân phối, chuyển cho
Công ty lương thực phần đơn vị dùng để mua gạo, rồi báo cáo lên cơ quan cấp
phát kiến thiết cơ bản trung ương và Bộ chủ quản.
b) Đối với xí nghiệp quốc doanh:
1) Chi về xây dựng cơ bản do cơ
quan Tài chính cấp phát kinh phí thì áp dụng như trên.
2) Chi về kinh doanh thì trước
khi rút tiền phải ghi rõ số tiền dùng để mua gạo của lương thực trả lương cho
cán bộ, công nhân, nhân viên tính theo tiêu chuẩn nói trên; và làm giấy trích
tài khoản để Ngân hàng chuyển toàn bộ số tiền đó sang tài khoản của Công ty
lương thực. Ngân hàng các cấp sẽ căn cứ vào kế hoạch tiền mặt được duyệt của
các quốc doanh xí nghiệp mà cho rút tiền về các loại chi khác. Sau khi chuyển
kinh phí của đơn vị sang tài khoản của Công ty lương thực, Ngân hàng sẽ làm
ngay giấy báo có cho Công ty đó ghi rõ chuyển tiền để mua gạo cho cơ quan nào:
tiền của mỗi cơ quan chuyển sang Công ty lương thực sẽ làm một giấy báo có
riêng, không báo gộp nhiều cơ quan vào một giấy báo. Giấy báo có cho Công ty
lương thực sẽ giao tay cho cơ quan có tiền chuyển cầm thẳng sang Công ty lương
thực, không phải đợi Ngân hàng gửi đến Công ty đó.
BƯỚC 3. – Liên hệ giữa cơ quan
mua gạo và Công ty lương thực.
Ngay sau khi nhận được giấy báo
có của Ngân hàng, do đơn vị chuyển tiền cầm đến, Công ty lương thực sẽ cùng đơn
vị thảo luận kế hoạch giao hàng, và trao cho đơn vị các phiếu gạo trị giá bằng
số tiền đã chuyển khoản.
Phiếu gạo của Công ty lương thực
sẽ phát hành hai loại:
- Loại phiếu tập thể
- Loại phiếu cá nhân.
Phiếu gạo có giá trị từng tháng,
tháng này không dùng để lĩnh gạo tháng sau.
Phiếu gạo của cơ quan nào chỉ có
giá trị lĩnh và thanh toán với cơ quan đó, không dùng để thanh toán giữa cơ
quan này với cơ quan khác.
Các phiếu gạo không lĩnh đến đều
do cơ quan tập trung đem đến Công ty lương thực (nơi phát phiếu) đổi lấy tiền.
Tổng Công ty lương thực sẽ
nghiên cứu thêm về thể thức phát hành phiếu gạo, làm thế nào đảm bảo các yêu cầu
đơn giản, và tôn trọng các quyền lợi của cán bộ có phiếu như đã nói ở trên.
Cuối mỗi tháng, Công ty lương thực
có trách nhiệm thanh toán dứt khoát với cơ quan đã chuyển tiền cho mình. Tất cả
các phiếu tập thể hay cá nhân chưa lĩnh gạo trong tháng đều phải được thanh
toán bằng tiền. Cơ quan dùng tiền đó để trả lại cho quản lý cơ quan thanh toán
với anh em (nếu là phiếu tập thể thừa) hoặc trả thẳng cho anh em (nếu là phiếu
cá nhân).
Trường hợp đặc biệt việc thanh
toán hàng tháng còn dây dưa thì tháng sau hay chậm nhất là cuối quý phải cố gắng
làm xong, tránh tình trạng ngành lương thực nhận thừa tiền của cơ quan sử dụng
gạo.
NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý
Để cho việc cấp phát gạo hiện vật
đem lại được kết quả tốt, là “thực sự tiết giảm khối lượng tiền mặt tung ra thị
trường” góp phần vào việc bình ổn vật giá tiền tệ, và giúp cho Nhà nước quản lý
thị trường thóc gạo, các Bộ và cơ quan, đoàn thể trung ương, các Ủy ban Hành
chính các cấp, cần chú ý những điểm dưới đây:
- Nắm vững ý nghĩa và tinh thần
của việc cấp phát gạo nói trên, đồng thời không quên đảm bảo những quyền lợi
thiết thực và chính đáng cho cán bộ, công nhân viên: chủ yếu là bảo đảm tiêu thụ
gạo nhưng không gò bó, máy móc làm khó khăn hoặc thiệt cho anh chị em; cho nên
khi áp dụng phải xuất phát từ tình hình thực tế cơ quan mà thi hành nghiêm chỉnh.
- Dựa vào tổ chức Đảng và các
đoàn thể ở cơ quan (chủ yếu là Công đoàn) làm cho anh chị em tự nguyện tự giác,
thấy rõ nhiệm vụ của mình trước khó khăn chung, phân biệt lợi ích tạm thời, lâu
dài, mà chấp hành chính sách một cách triệt để. Cần có kế hoạch giải thích chu
đáo, giúp đỡ bộ phận kế toán quản trị, quản lý cơ quan nắm vững kỷ luật mà tiến
hành công tác. Sau đó cần kiểm tra thường xuyên, uốn nắn các lệch lạc và phản ảnh
những khó khăn để trung ương kịp thời giải quyết.
TỔNG
GIÁM ĐỐC
NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM
Lê Viết Lượng
|
K.T.
BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Trịnh Văn Bình
|
K.T.
BỘ TRƯỞNG
BỘ THƯƠNG NGHIỆP
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Mười
|