Thông tư 09/1999/TT-KKTW hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định lại giá trị tài sản cố định và vật tư, hàng hoá tồn kho của doanh nghiệp Nhà nước áp dụng trong thời kỳ tổng kiểm kê tại thời điểm 0 giờ ngày 1/1/2000 do Ban Kiểm Kê Trung ương ban hành

Số hiệu 09/1999/TT-KKTW
Ngày ban hành 24/11/1999
Ngày có hiệu lực 24/11/1999
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Ban Chỉ đạo Kiểm kê Trung ương
Người ký Trần Văn Tá
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Kế toán - Kiểm toán,Tài chính nhà nước

BAN CHỈ ĐẠO KIỂM KÊ TRUNG ƯƠNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 09/1999/TT-KKTW

Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 1999

 

THÔNG TƯ

CỦA BAN CHỈ ĐẠO KIỂM KÊ TRUNG ƯƠNG SỐ 09/1999/TT-KKTW NGÀY 24 THÁNG 11 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LẠI GIÁ TRỊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ VẬT TƯ, HÀNG HOÁ TỒN KHO CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ÁP DỤNG TRONG KỲ TỔNG KIỂM KÊ TẠI THỜI ĐIỂM 0 GIỜ NGÀY 01 THÁNG 01 NĂM 2000

Thi hành Quyết định số 150/1999/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổng kiểm kê tài sản và xác định lại giá trị tài sản của doanh nghiệp Nhà nước. Thực hiện phương án số 04/KK-TW ngày 22 tháng 10 năm 1999 của ban chỉ đạo Kiểm kê Trung ương về việc "tiến hành tổng kiểm kê tài sản và xác định lại giá trị tài sản của doanh nghiệp Nhà nước tại thời điểm 01/01/2000". Sau khi trao đổi thống nhất với các Bộ, ngành liên quan, Ban chỉ đạo kiểm kê Trung ương hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định lại giá trị tài sản cố định và vật tư, hàng hoá tồn kho kém mất phẩm chất của doanh nghiệp Nhà nước áp dụng trong đợt tổng kiểm kê tại thời điểm 0 giờ ngày 01 thangs 01 năm 2000, cụ thể như sau:

I. ĐỐI VỚI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH:

Trong kỳ kiểm kê này, toàn bộ tài sản cố định hiện có thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp, kể cả những loại tài sản cố định đang cho thuê, tài sản cố định gửi giữ hộ, tài sản cố định được tặng biếu, viện trợ, tài sản vô chủ hiện có trong khu vực quản lý của doanh nghiệp đều được kiểm kê xác định về số lượng, chất lượng, hiện trạng của từng tài sản cố định theo sổ kế toán và thực tế, chỉ tiêu giá trị theo nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của từng loại tài sản cố định.

Về nguyên tắc xác định lại giá trị tài sản của doanh nghiệp Nhà nước trong kỳ kiểm kê lần này, không phải xác định lại giá trị của toàn bộ tài sản cố định thuộc đối tượng kiểm kê mà chỉ xác định lại giá trị của một số loại tài sản cố định thuộc một số ngành và doanh nghiệp mà giá hạch toán trên sổ kế toán còn chênh lệch so với mặt bằng giá thành, làm cho giá thành và kết quả kinh doanh sai lệch, không đảm bảo nguồn tái đầu tư, duy trì và phát triển năng lực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

1. Tài sản cố định thuộc diện phải xác định lại giá trị (nguyên giá tài sản cố định):

1.1. Trong kỳ kiểm kê lần này những tài sản cố định thuộc các ngành, doanh nghiệp cần được xem xét để thực hiện việc xác định lại giá trị tài sản (Nguyên giá TSCĐ) bao gồm các loại tài sản cố định (danh mục kèm theo).

1.2. Những tài sản được Nhà nước đầu tư, xây dựng từ trước năm 1990 đến thời điểm kiểm kê 01/01/1990 chưa hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, chưa được xác định lại giá trị theo mặt bằng giá kiểm kê năm 1990. Sau năm 1990 đưa vào sử dụng chưa được đánh giá lại và điều chỉnh giá trị theo hệ số bảo toàn vốn. Vì vậy giá đang hạch toán hiện nay có chênh lệch so với giá mua sắm năm 1999.

1.3. Những loại TSCĐ mà doanh nghiệp tiếp nhận của các dự án viện trợ không hoàn lại của các Chính phủ và tổ chức nước ngoài; Tài sản cố định là quà tặng, quà biếu mà giá đang hạch toán trên sổ kế toán có chênh lệch so với mặt bằng giá năm 1999.

1.4. Những tài sản doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng mà trước thời điểm kiểm kê 01/01/1990 thuộc các đơn vị sự nghiệp quản lý, chưa được kiểm kê, xác định lại giá trị mà sau năm 1990 chuyển sang kinh doanh chưa được điều chỉnh lại theo hệ số bảo toàn vốn. Giá trị tài sản ghi trên sổ kế toán chênh lệch so với giá thực tế hiện nay tại thời điểm năm 1999.

1.5. Tài sản cố định được đầu tư mua sắm bằng vốn ngân sách trước năm 1992 có giá trị đang hạch toán trên số kế toán chênh lệch so với giá năm 1999.

1.6. Một số loại tài sản cố định khác trước đây đã được đánh giá lại theo giá kiểm kê ngày 01/01/1990 nhưng vì lý do nào đó chưa đúng, chưa sát nay có chênh lệch so với mặt bằng giá hiện hành cũng cần điều chỉnh lại cho phù hợp với giá hiện nay.

1.7. Đối với ngành thuỷ lợi, kỳ kiểm kê lần này chỉ xác định lại giá trị tài sản cố định đối với:

- Công trình xây đúc.

- Hệ thống trạm bơm (bao gồm toàn bộ thiết bị là máy bơm và trạm máy bơm kể cả đầu nguồn, nội đồng (cấp 1, cấp 2).

Không xác định lại giá trị tài sản cố định đối với đê điều, kênh mương của các xí nghiệp thuỷ nông đang quản lý.

1.8. Ngoài những tài sản cố định thuộc các ngành cần được xem xét để xác định lại giá trị tài sản cố định theo bảng kê kèm theo Thông tư này, trường hợp các doanh nghiệp khác có những tài sản cố định cá biệt mà giá hạch toán trên sổ kế toán có chênh lệch so với mặt bằng giá thành vì những lý do nói trên, dẫn đến hạch toán kết quả kinh doanh sai lệch thì cũng được xem xét để điều chỉnh cho phù hợp.

2. Nguyên tắc, phương pháp xác định lại giá trị (nguyên giá tài sản cố định).

Căn cứ vào các quy định tại điểm 1 mục I Thông tư này, Hội đồng kiểm kê doanh nghiệp phải tổ chức kiểm kê từng loại tài sản cố định. Xác định đầy đủ số lượng, chủng loại và các thông số kỹ thuật chủ yếu của từng loại tài sản. Phân loại cụ thể để xác định rõ tài sản cố định thuộc diện phải xác định lại giá trị. Tiến hành điều chỉnh giá trị tài sản theo các nguyên tắc, căn cứ sau:

2.1. Đối với tài sản cố định phải xác định lại giá trị, mà khi mua sắm chưa xác định được giá mua bằng nguyên tệ thì căn cứ vào giá nguyên tệ tại thời điểm mua quy đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá của ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm kiểm kê ngày 01/01/2000 cộng (+) thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), Cộng (+) phí nhập khẩu, chi phí trở thành tài sản cố định từ 3-5% trên giá nhập khẩu tuỳ theo từng loại tài sản cố định. Trường hợp tài sản cố định. được mua của Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu theo nguyên tệ là đồng Rúp chuyển nhượng thì quy đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá:

1 Rúp chuyển nhượng = 10.000 đồng Việt Nam.

Hoặc căn cứ vào mức giá đầu tư tài sản cố định tương đương về tính năng, công suất hiện hành để điều chỉnh cho phù hợp.

2.2. Đối với tài sản phải xác định lại giá trị, mà không xác định được giá mua gốc ban đầu bằng nguyên tệ và trên thực tế tài sản cố định đó đang có bán trên thị trường, thì Hội đồng kiểm kê của doanh nghiệp có thể căn cứ vào giá thực tế trên thị trường để điều chỉnh cho phù hợp.

2.3. Trong trường hợp tài sản cố định phải xác định lại giá trị mà không xác định được giá trị đang bán trên thị trường loại tài sản đó thì Hội đồng kiểm kê của doanh nghiệp có thể căn cứ vào giá trị tài sản đang hạch toán trên sổ kế toán (giá kiểm kê năm 1990 hoặc giá đã điều chỉnh theo hệ số bảo toàn vốn năm 1992) nhân (x) hệ số tăng thấp nhất 2 lần, cao nhất không quá 4 lần tuỳ theo từng loại tài sản cố định mà điều chỉnh lại giá trị tài sản cố định cho phù hợp.

Căn cứ vào các nguyên tắc và căn cứ vào hướng dẫn trên, Hội đồng kiểm kê của doanh nghiệp có trách nhiệm tính toán và điều chỉnh lại nguyên giá tài sản cố định của từng loại tài sản cố định thuộc diện phải xác định lại giá trị tài sản. Giá kiểm kê tài sản cố định sẽ là giá trị tài sản cố định được xác định lại.

3. Tài sản cố định không thuộc diện phải xác định lại giá trị:

Trong kỳ kiểm kê tài sản cố định lần này, những tài sản cố định sau không thuộc diện phải xác định lại giá trị tài sản bao gồm:

[...]