Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Thông tư 07-LĐ/TT năm 1961 quy định chế độ phụ cấp lưu động cho công nhân, nhân viên, thủy thủ các tàu đi biển, đi sông và thuyền đánh cá biển do Bộ Lao Động ban hành.

Số hiệu 07-LĐ/TT
Ngày ban hành 23/02/1961
Ngày có hiệu lực 01/03/1961
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Lao động
Người ký Nguyễn Đăng
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ LAO ĐỘNG
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 07-LĐ/TT

Hà Nội, ngày 23 tháng 02 năm 1961 

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP LƯU ĐỘNG CHO CÔNG NHÂN, NHÂN VIÊN, THỦY THỦ CÁC TÀU ĐI BIỂN, ĐI SÔNG VÀ THUYỀN ĐÁNH CÁ BIỂN

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG

Kính gửi:
Đồng kính gửi

- Các vị Bộ trưởng các Bộ và các vị thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ.
- Các Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh
- Các ông Giám đốc, Trưởng Ty lao động
- Tổng liên đoàn lao động Việt Nam

 

Đối với công nhân, nhân viên và thủy thủ các tàu đi biển, đi sông, trước đây một vài ngành đã tạm thời ban hành chế độ phụ cấp lưu động nhằm bồi dưỡng thêm một phần cho những công nhân, nhân viên này vì tính chất công tác trên các tàu có nhiều khó khăn và thường xuyên phải đi lưu động, điều kiện lao động lại thường vất vả nặng nhọc.

Năm nay, mức lương của công nhân, nhân viên và thủy thủ các tàu đi biển, đi sông và các thuyền đánh cá biển đã được nâng lên thích đáng hơn trước và có phân biệt đãi ngộ tuỳ theo điều kiện lao động nặng nhọc khác nhau giữa các tàu, thuyền. Nhưng việc thi hành khoản phụ cấp lưu động nói trên xét ra còn cần thiết vì:

- Những công nhân, nhân` viên và thủy thủ thường xuyên phải đi lưu động trên các tàu, thuyền đi biển, luôn luôn phải chiến đấu với sóng gió, điều kiện lao động và sinh hoạt có nhiều khó khăn vất vả nên cần được bồi dưỡng thêm để đảm bảo có đủ sức khoẻ làm nhiệm vụ trên các tàu, thuyền.

- Đối với các tàu và thuyền đi nhiều ngày, còn phải dự trữ thức ăn, do đó thức ăn cũng bị hao hụt ít nhiều về chất lượng cũng như về số lượng.

- Mức lương của công nhân, nhân viên và thủy thủ các tàu đi biển, đi sông và các thuyền đánh cá biển tuy có được nâng lên nhưng chưa phân biệt đãi ngộ được giữa các trường hợp đi lưu động xa hay gần, đi nhiều ngày hay ít ngày hoặc có đi lưu động hay không.

Những chế độ phụ cấp ban hành trước đây là tuỳ theo sự cần thiết của mỗi ngành nên không thống nhất. Đến nay, số tàu đi biển, đi sông và thuyền đánh cá biển cũng như số công nhân, nhân viên, thủy thủ đều tăng lên nhiều hơn trước và thuộc nhiều ngành khác nhau quản lý. Vì vậy trong dịp cải tiến tiền lương và tăng lương lần này, chế độ phụ cấp lưu động này cần được sửa đổi và quy định thống nhất để đảm bảo có sự tương quan đãi ngộ hợp lý hơn giữa những công nhân, nhân viên, thủy thủ thuộc các ngành khác nhau.

Căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ về việc cải tiến tiền lương và tăng lương năm 1960 giao cho Bộ Lao động nghiên cứu điều chỉnh lại các khoản phụ cấp lưu động, Bộ Lao động ra thông tư này sửa đổi và hướng dẫn thi hành chế độ phụ cấp lưu động cho công nhân, nhân viên và thủy thủ các tàu đi biển, đi sông và các tàu đánh cá biển nhằm tăng thêm mức ăn, kịp thời bồi dưỡng sức lao động, làm cho những công nhân, nhân viên, thủy thủ này an tâm phấn khởi công tác.

I. NGUYÊN TẮC ĐỊNH PHỤ CẤP

1. Điều kiện lao động và điều kiện sinh hoạt nặng nhọc, gian khổ nhiều hơn thì được phụ cấp cao hơn. Cụ thể là:

- Làm việc ở các tàu đi biển được phụ cấp cao hơn làm việc ở các tàu đi sông; làm việc ở các tàu đi dài ngày được phụ cấp cao hơn ở các tàu đi ngắn ngày.

- Làm việc ở các tàu đánh cá biển được phụ cấp cao hơn làm việc ở các tàu vận tải.

2. Phụ cấp có tính chất thường xuyên nhưng không cố định mà thay đổi tuỳ theo từng loại tàu, tuỳ theo tính chất, thời gian và phạm vi hoạt động của các tàu.

II. MỨC PHỤ CẤP

Căn cứ vào những nguyên tắc trên, mức phụ cấp ấn định thống nhất cho công nhân, nhân viên và thủy thủ làm việc trên mỗi loại tàu và thuyền đi biển, đi sông như sau:

A. CÁC TÀU VÀ THUYỀN ĐÁNH CÁ BIỂN:

1. Tàu đánh cá biển (như loại tàu Việt – Trung) và thuyền buồm lắp máy đánh cá biển hoạt động nhiều ngày ngoài khơi, mỗi ngày 1đ40.

2. Tàu đánh cá biển hoạt động ít ngày hơn và gần bờ biển hơn loại tàu nói ở điểm 1 (như loại tàu Việt – Đức) và thuyền thủ công đánh cá biển hoạt động nhiều ngày ngoài khơi, mỗi ngày 1đ00.

3. Tàu đi biển vận tải cá (như loại tàu Việt – Xô), thuyền thủ công đánh cá biển hoạt động ở ngoài khơi ít ngày hơn thuyền thủ công nói ở điểm 2 và thuyền thủ công đánh cá biển đi lọng mỗi ngày 0đ70.

4. Thuyền thủ công đánh cá ở ven biển, mỗi ngày 0đ50.

B. CÁC TÀU VẬN TẢI, CÁC THUYỀN VẬN TẢI, TÀU CUỐC, TÀU SẮT VÀ SÀ LAN:

- Đi biển mỗi ngày 0đ60;

- Đi sông mỗi ngày 0đ30.

III. QUY ĐỊNH NHỮNG NGÀY ĐƯỢC HƯỞNG PHỤ CẤP VÀ CÁCH THANH TOÁN PHỤ CẤP

[...]