BỘ
LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
06/2003/TT-BLĐTBXH
|
Hà
Nội, ngày 19 tháng 2 năm 2003
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ
06/2003/TT-BLĐTBXH NGÀY 19 THÁNG 02 NĂM 2003 VỀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH
MỨC LƯƠNG HƯU VÀ TRỢ CẤP BẢO HIỂM XÃ HỘI THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 03/2003/NĐ-CP NGÀY
15 THÁNG 1 NĂM 2003 CỦA CHÍNH PHỦ
Thi hành Khoản 2,
Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 03/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2003 của
Chính phủ về việc điều chỉnh tiền lương, trợ cấp xã hội và đổi mới một bước cơ
chế quản lý tiền lương; Sau khi có ý kiến của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Quốc
phòng, Bộ Công an và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm
xã hội như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG
ÁP DỤNG
Đối tượng thực hiện điều chỉnh mức
lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 3
Điều 1 Nghị định số 03/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ,
bao gồm:
1. Người hưởng lương hưu (bao gồm
hưu cán bộ, công chức, viên chức, công nhân; hưu quân đội, công an, cơ yếu);
2. Người hưởng trợ cấp mất sức
lao động (kể cả người hưởng trợ cấp theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày
4/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ);
3. Người hưởng trợ cấp công nhân
cao su;
4. Người hưởng trợ cấp ốm đau,
thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất;
5. Cán bộ xã, phường nghỉ việc
hưởng trợ cấp theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ.
II. CÁCH TÍNH
MỨC LƯƠNG HƯU VÀ TRỢ CẤP BẢO HIỂM XÃ HỘI
Các đối tượng quy định tại Mục I
nêu trên được tính mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội như sau:
1. Đối với những người đang hưởng
lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp công nhân cao su, trợ cấp tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp, tiền tuất hàng tháng trước ngày 01/01/2003 thì mức
hưởng từ ngày 01/01/2003 được tính như sau:
a. Những người hưởng lương hưu
theo Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 218/CP ngày
27/12/1961, Nghị định số 161/CP ngày 30/10/1964 của Chính phủ và các văn bản sửa
đổi, bổ sung ban hành trước ngày 18/9/1985, kể cả người hưởng lương hưu sau
ngày 18/9/1985 mà lương hưu vẫn tính hưởng theo Nghị định 218/CP và Nghị định
161/CP nêu trên thì mức lương hưu tính như sau:
Mức
lương hưu hưởng
từ 01/01/2003
|
=
|
Mức
lương hưu hiện hưởng tháng 12/2002
|
x
|
1,46
|
Mức lương hưu hiện hưởng tháng
12/2002 bao gồm cả mức trợ cấp tăng thêm 25.000 đồng/tháng đối với những người
hưởng theo Quyết định số 234/QĐ-TTg ngày 22/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ.
Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A nghỉ
hưu tháng 7/1985 (theo Nghị định số 218/CP), có mức lương hưu hiện hưởng tháng
12/2002 là 425.000 đồng (trong đó 400.000 đồng là tiền lương hưu tính theo
thang lương, bảng lương và có khoản trợ cấp 25.000 đồng/tháng được hưởng theo
Quyết định số 234/QĐ-TTg ngày 22/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ) thì từ ngày
01/01/2003, mức lương hưu tính như sau:
425.000 đồng x 1,46 = 620.500 đồng
Ví dụ 2: Ông Nguyễn Văn B nghỉ
hưu tháng 11/1985, nhưng lương hưu được tính theo Nghị định số 218/CP, có mức
lương hưu hiện hưởng tháng 12/2002 là 450.000 đồng thì từ ngày 01/01/2003 mức
lương hưu tính như sau:
450.000 đồng x 1,46 = 657.000 đồng
b. Những người hưởng lương hưu
theo Nghị định số 236/HĐBT ngày 18/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính
phủ), kể cả người hưởng lương hưu sau ngày 01/01/1994 mà lương hưu vẫn tính hưởng
theo Nghị định số 236/HĐBT ngày 18/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng thì mức lương hưu
tính như sau:
Mức
lương hưu hưởng
từ 01/01/2003
|
=
|
Mức
lương hưu hiện hưởng tháng 12/2002
|
x
|
1,42
|
Ví dụ 3: Ông Nguyễn Văn C nghỉ
hưu tháng 7/1990 (theo Nghị định số 236/HĐBT), có mức lương hưu hiện hưởng
tháng 12/2002 là 576.000 đồng thì từ ngày 01/01/2003 mức lương tính như sau:
576.000 đồng x 1,42 = 817.920 đồng
Ví dụ 4: Ông Nguyễn Văn D nghỉ
hưu tháng 8/1993, nhưng lương hưu được tính theo Nghị định số 236/HĐBT, có mức
lương hưu hiện hưởng tháng 12/2002 là 581.000 đồng thì từ ngày 01/01/2003 mức lương
hưu tính như sau:
581.000 đồng x 1,42 = 825.020 đồng
c. Những người hưởng lương hưu
theo Nghị định số 43/CP ngày 22/6/1993, Nghị định số 66/CP ngày 30/9/1993, Nghị
định số 12/CP ngày 26/01/1995, Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ,
kể cả người hưởng lương hưu theo các văn bản sửa đổi, bổ sung ban hành sau ngày
22/6/1993 và người hưởng lương hưu theo mức ấn định thì mức lương hưu tính như
sau:
Mức
lương hưu hưởng
từ 01/01/2003
|
=
|
Mức
lương hưu hiện hưởng tháng 12/2002
|
x
|
1,381
|
Ví dụ 5: Ông Nguyễn Văn Đ nghỉ
hưu tháng 6/1994 (theo Nghị định số 43/CP), có mức lương hưu hiện hưởng tháng
12/2002 là 555.000 đồng thì từ ngày 01/01/2003 mức lương hưu tính như sau:
555.000 đồng x 1,381 = 766.455 đồng
d. Những người hưởng trợ cấp mất
sức lao động; trợ cấp theo Quyết định số 91/2000/TTg ngày 4/8/2000 của Thủ tướng
Chính phủ; trợ cấp công nhân cao su; trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
tiền tuất hàng tháng thì mức trợ cấp được tính như sau:
Mức
trợ cấp hưởng từ 01/01/2003
|
=
|
Mức
trợ cấp hiện hưởng tháng 12/2002
|
x
|
1,381
|
Ví dụ 6: Ông Nguyễn Văn E nghỉ
việc hưởng trợ cấp mất sức lao động tháng 5/1985, có mức trợ cấp hiện hưởng
tháng 12/2002 là 250.000 đồng, từ ngày 01/01/2003 mức trợ cấp tính như sau:
250.000 đồng x 1,381 = 345.250 đồng
e. Cán bộ xã, phường nghỉ việc
hưởng trợ cấp theo quy định tại Điều 4 Nghị định số
09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ thì mức trợ cấp tính như sau:
Mức
trợ cấp hưởng
từ 01/01/2003
|
=
|
Mức
trợ cấp hiện hưởng tháng 12/2002
|
x
|
1,381
|
2. Người hưởng lương hưu, trợ cấp
bảo hiểm xã hội từ 01/01/2003 trở đi theo quy định tại Điều lệ Bảo hiểm xã hội
ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995, Nghị định số 45/CP ngày
15/7/1995, Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ và các văn
bản sửa đổi, bổ sung ban hành sau ngày 26/01/1995 thì mức lương hưu và trợ cấp
bảo hiểm xã hội được tính theo mức tiền lương tối thiểu 290.000 đồng/tháng đối
với người đóng bảo hiểm xã hội theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định;
người nghỉ hưu vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo thang lương, bảng
lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội không theo
thang lương, bảng lương do nhà nước quy định thì việc tính mức bình quân tiền
lương đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối cùng trong khu vực Nhà nước được tính
theo mức tiền lương 290.000 đồng/tháng đối với thời gian đóng bảo hiểm xã hội
theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định.
3. Đối với người bị tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp trước ngày 01/01/2003 hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp 1 lần,
trợ cấp ốm đau, thai sản hoặc chết trước ngày 01/01/2003 nhưng sau ngày
01/01/2003 vẫn còn thời hạn hưởng trợ cấp hoặc mới tính hưởng trợ cấp thì tính
như sau:
a. Đối với người bị tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp điều trị và ra viện trước ngày 01/01/2003 thì mức trợ cấp
1 lần hoặc mức trợ cấp hàng tháng của thời gian trước 01/01/2003 được trả theo
mức trợ cấp tháng 12/2002. Trường hợp điều trị trước ngày 01/01/2003 và ra viện
từ ngày 01/01/2003 trở đi thì các khoản trợ cấp được tính theo mức tiền lương tối
thiểu 290.000 đồng/tháng.
Ví dụ 7: Ông Trần Văn N, bị tai
nạn lao động được điều trị và ra viện ngày 1/12/2002, tháng 2/2003 được xếp hạng
thương tật 41%; trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng của ông N được tính hưởng
như sau:
- Trợ cấp tháng 12/2002 được
tính theo mức lương tối thiểu 210.000 đồng/tháng.
- Trợ cấp hàng tháng từ
01/01/2003 được tính theo mức tiền lương tối thiểu 290.000 đồng/tháng.
Ví dụ 8: Ông Trần Văn M, bị tai
nạn lao động được điều trị ngày 01/11/2002, ra viện ngày 15/01/2003, được xếp hạng
thương tật 45%; trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng của ông M được tính hưởng
theo mức tiền lương tối thiểu 290.000 đồng/tháng.
b. Đối với người nghỉ việc hưởng
trợ cấp ốm đau, thai sản trước ngày 01/01/2003 mà từ ngày 01/01/2003 trở đi vẫn
còn thời hạn hưởng trợ cấp thì thời gian nghỉ việc do ốm đau, thai sản trước
ngày 01/01/2003 được hưởng trợ cấp theo mức tháng 12/2002. Thời gian từ ngày
01/01/2003 trở đi tính theo mức tiền lương tối thiểu 290.000 đồng/tháng.
Ví dụ 9: Ông Nguyễn Văn Q đóng bảo
hiểm xã hội theo mức tiền lương trong hệ thống thang lương, bảng lương của Nhà
nước, nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau từ ngày 15/12/2002, thời gian được hưởng
trợ cấp ốm đau là 30 ngày, cách tính hưởng trợ cấp như sau: 17 ngày hưởng mức
trợ cấp của tháng 12/2002, thời gian còn lại là 13 ngày được hưởng trợ cấp theo
mức tiền lương tối thiểu 290.000 đồng/tháng.
Ví dụ 10: Bà Trần Thị T đóng bảo
hiểm xã hội theo mức tiền lương trong hệ thống thang lương, bảng lương của Nhà
nước, nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản từ ngày 01/11/2002, thời hạn nghỉ sinh
con là 4 tháng, cách tính hưởng trợ cấp như sau: mức trợ cấp tháng 11 và
12/2002 tính theo tiền lương tối thiểu 210.000 đồng/tháng, thời gian còn lại 2
tháng được hưởng trợ cấp theo mức tiền lương tối thiểu 290.000 đồng/tháng.
c. Đối với người nghỉ việc hưởng
trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần đã nghỉ việc trước ngày 01/01/2003 nhưng từ ngày
01/01/2003 trở đi mới có quyết định trợ cấp 1 lần của cơ quan Bảo hiểm xã hội
thì tính theo mức lương tối thiểu 290.000 đồng/tháng.
d. Đối với người bị chết trước
ngày 01/01/2003 nhưng thân nhân chưa nhận tiền mai táng và trợ cấp 1 lần thì trả
theo mức trợ cấp tháng 12/2002.
4. Đối với quân nhân, công an
nhân dân chuyển ngành nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động hưởng trợ cấp theo quy định
tại Điều 3 Quyết định số 812/TTg ngày 12/12/1995 của Thủ tướng
Chính phủ; người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cư trú ở nơi có phụ cấp
khu vực thì khoản trợ cấp chuyển ngành hoặc phụ cấp khu vực được tính trên mức tiền
lương tối thiểu 290.000 đồng/tháng. Người về hưu sống cô đơn hưởng chế độ theo
quy định tại Điều 2 Quyết định số 812/TTg ngày 12/12/1995 được
điều chỉnh mức lương hưu bằng 435.000 đồng/tháng.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội phối hợp với Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức hướng dẫn
các cơ quan: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính vật giá, Bảo hiểm
xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện dúng quy định tại
Nghị định số 03/2003/NĐ-CP ngày 15/1/2003 của Chính phủ và hướng dẫn tại Thông
tư này.
2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và
các cơ quan chức năng kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định tại Thông
tư này.
3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ
chức thực hiện và lập báo cáo theo quy định sau:
a. Thực hiện điều chỉnh lương
hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và tổ chức chi trả cho các đối tượng hưởng lương
hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đúng quy định.
b. Bảo đảm kinh phí chi lương
hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng thuộc quỹ bảo hiểm xã hội
chi trả.
c. Lập báo cáo theo mẫu kèm theo
Thông tư này, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ.
d. Thực hiện thu bảo hiểm xã hội
đối với các đối tượng hưởng lương theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy
định tính trên mức tiền lương tối thiểu đã được điều chỉnh theo Nghị định số
03/2003/NĐ-CP ngày 15/1/2003 của Chính phủ.
4. Kinh phí tăng thêm do điều chỉnh
lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội của các đối tượng thuộc Ngân sách chi trả do
Bộ Tài chính bảo đảm.
IV. ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
1. Thông tư này có hiệu lực thi
hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo; các chế độ quy định tại Thông tư này
áp dụng từ ngày 01/01/2003.
2. Trong quá trình thực hiện nếu
có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu,
giải quyết.
BIỂU TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG ĐỐI TƯỢNG BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ TỔNG QUỸ
TĂNG THÊM
(Kèm theo Thông tư số 06 ngày 19 tháng 2 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội)
Đối
tượng
|
Số
người hưởng chế độ thời điểm 12/2002
|
Tổng
kinh phí chi trả thời điểm 12/2002
|
Tổng
kinh phí tăng thêm do điều chỉnh theo Nghị định số 03/2003/NĐ-CP
|
Tổng
kinh phí chi trả thời điểm 1/2003
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
1. Hưu trí
|
|
|
|
|
a. Người hưởng lương hưu theo
Nghị định số 218/CP và 161/CP
|
|
|
|
|
- Hưu công nhân, viên chức,
công chức (*)
|
|
|
|
|
- Hưu quân đội
|
|
|
|
|
b. Người hưởng lương hưu theo
Nghị định số 236/HĐBT
|
|
|
|
|
- Hưu công nhân, viên chức,
công chức
|
|
|
|
|
- Hưu quân đội
|
|
|
|
|
c. Người hưởng lương hưu theo
Nghị định số 43/CP, 66/CP, 12/CP và 45/CP:
|
|
|
|
|
- Hưu công nhân, viên chức,
công chức
|
|
|
|
|
+ Trong đó: do NSNN bảo đảm
|
|
|
|
|
- Hưu Liên doanh
|
|
|
|
|
- Hưu các thành phần kinh tế
khác
|
|
|
|
|
- Hưu quân đội
|
|
|
|
|
+ Trong đó: do NSNN bảo đảm
|
|
|
|
|
2. Mất sức lao động
|
|
|
|
|
3. Trợ cấp theo Quyết định số
91/2000/QĐ-TTg
|
|
|
|
|
4. Trợ cấp công nhân cao su
|
|
|
|
|
5. Trợ cấp TNLĐ hàng tháng
|
|
|
|
|
- Trong đó: do NSNN bảo đảm
|
|
|
|
|
6. Trợ cấp bệnh nghề nghiệp
hàng tháng
|
|
|
|
|
- Trong đó: do NSNN bảo đảm
|
|
|
|
|
7. Tiền tuất hàng tháng:
|
|
|
|
|
- Trong đó: do NSNN bảo đảm
|
|
|
|
|
8. Trợ cấp theo Nghị định số
09/1998/NĐ-CP
|
|
|
|
|
Tổng
cộng
|
|
|
|
|
(*) Hưu công nhân,
viên chức, công chức bao gồm những người trước khi nghỉ hưu làm việc ở doanh
nghiệp Nhà nước và cán bộ, công chức Nhà nước.
Người
lập biểu
(Ký tên)
|
Thủ
trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
|