Thông tư 06/2001/TT-TCHQ hướng dẫn Nghị định 18/200/NĐ-CP quy định về cờ truyền thống, Hải quan hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, biểu tượng, cờ hiệu và trang phục Hải quan Việt Nam do Tổng cục Hải quan ban hành
Số hiệu | 06/2001/TT-TCHQ |
Ngày ban hành | 18/09/2001 |
Ngày có hiệu lực | 03/10/2001 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Tổng cục Hải quan |
Người ký | Lê Mạnh Hùng |
Lĩnh vực | Xuất nhập khẩu,Bộ máy hành chính |
TỔNG CỤC HẢI
QUAN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2001/TT-TCHQ |
Hà Nội, ngày 18 tháng 09 năm 2001 |
Ngày 29 tháng 05 năm 2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 18/2000/NĐ-CP quy định về cờ truyền thống, Hải quan hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, biểu tượng, cờ hiệu và trang phụ Hải quan Việt Nam;
Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện thống nhất một số điều trong Nghị định số 18/2000/NĐ-CP như sau:
I/ Đối tượng cấp phát trang phục Hải quan
1/ Công chức Hải quan, nhân viên hợp đồng trong biên chế được cấp phát trang phục theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định.
2/ Các loại trang phục quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định: cấp cho công chức Hải quan làm việc thường xuyên tại các cửa khẩu, đội Kiểm soát Hải quan ở biên giới, hải đảo của các tỉnh, thành phố phía bắc tính từ Thừa Thiên Huế trở ra và các cửa khẩu, Đội Kiểm soát Hải quan ở biên giới Lào, Campuchia thuộc các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc và Lâm Đồng.
3/ Các loại trang phục quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định: cấp cho công chức Hải quan làm nhiệm vụ trên các tầu tuần tra kiểm soát chống buôn lậu trên biển ( kể cả tàu dầu), cấp theo biên chế của từng tàu và thêm 03 (ba) cơ số dự phòng cho 01 tàu.
4/ Các loại trang phục quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định cấp cho:
a- Công chức Hải quan thườg xuyên trực tiếp làm nhiệm vụ trên các phương tiện vận tải xuất nhập cảnh và khám nơi cất giấu hàng hóa tại các cảng biển, cảng hàng không, tại các cửa khẩu đường sông, cửa khẩu đường sắt và cửa khẩu đường bộ.
b- Công chức Hải quan thường xuyên làm nhiệm vụ: huấn luyện, hướng dẫn chó nghiệm vụ; Trực tiếp vận hành, sửa chữa máy tàu thuyền, ca nô, xe ôtô.
5/ Nếu công chức Hải quan có đủ điều kiện được hưởng tiêu chuẩn trang phục quy định ở cả khoản 2, 3 Điều 8 Nghị định, thì được hưởng tiêu chuẩn trang phục theo khoản 2 Điều 8, Cụ thể được hưởng: Chăn bông, áo ấm, mũ ấm kiểu biên phòng, đệm nằm và ủng.
II/ Chế độ cấp phát trang phục Hải quan
1/ Đối với Cờ truyền thống, cờ hiệu, biểu tượng Hải quan tay áo và các loại trang phục quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định:
a- Tổng cục cấp bằng hiện vật cho các đơn vị các loại sau:
- Loại theo niên hạn sử dụng
+ Cúc áo Thu - Đông, cúc áo lễ phục và cành tùng đơn.
+ Cravat.
+ Biểu tượng Hải quan tay áo.
- Loại không theo niên hạn sử dụng:
+ Cờ truyền thống, cờ hiệu.
+ Hải quan hiệu.
+ Phù hiệu, cấp hiệu.
( Phù hiệu, cấp hiệu có sự thay đổi về ngạch bậc hoặc qúa cũ, hỏng thì được cấp mới)
b- Các loại trang phục còn lại quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định, Tổng cục giao dự toán chi ngân sách để các đơn vị tự mua trang bị.
2/ Đối với loại trang phục quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 8 Nghị định: Tổng cục giao dự toán chi ngân sách để các đơn vị mua trang bị, như thống nhất kiểu cách, chất liệu vải, màu sắc các loại trang phục là: áo ấm và quần áo bảo hộ lao động.
- áo ấm: màu xanh đen, may bằng vải như vải may áo quần trang phụ Thu - Đông, trong có lót bông hóa học. Cầu vai có đỉa để cài cấp hiệu, phía bên trái áo ấm có biểu tượng Hải quan trên tay áo; áo nam có hai túi ngực, áo nữ không may túi ngực. Cúc bằng nhựa màu đen; Cúc ngực cỡ 22 mm, cúc túi ngực và cúc tay áo cỡ 16 mm. ( có bản vẽ mẫu kèm theo)
- Quần áo bảo hộ lao động: màu xanh đen, may bằng vải kaki, theo kiểu trang phục Hải quan Xuân - Hè dài tay, không may đỉa cài cấp hiệu, Phía bên trái áo bảo hộ lao động có biểu tượng Hải quan trên tay áo. (có bản vẽ mẫu đính kèm theo).