Thông tư 05-TT/LB năm 1961 hướng dẫn thanh toán công nợ của các liên đoàn, tập đoàn sản xuất miền Nam do Ngân Hàng Nhà Nước- Bộ Tài Chính- Uỷ Ban Thống Nhất ban hành.
Số hiệu | 05-TT/LB |
Ngày ban hành | 25/05/1961 |
Ngày có hiệu lực | 09/06/1961 |
Loại văn bản | Thông tư liên tịch |
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính,Ngân hàng Nhà nước,Uỷ ban Thống nhất |
Người ký | Bùi Văn Dự,Nguyễn Thanh Sơn,Tạ Hoàng Cơ |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
BỘ
TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC-UỶ BAN THỐNG NHẤT |
VIỆT
|
Số: 05-TT/LB |
Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 1961 |
HƯỚNG DẪN VIỆC THANH TOÁN CÔNG NỢ CỦA CÁC LIÊN ĐOÀN, TẬP
ĐOÀN SẢN XUẤT MIỀN
Thi hành Chỉ thị số 316/TTg ngày 14-12-1960 của Thủ tướng Chính phủ, về việc thanh toán công nợ của các Liên đoàn, tập đoàn sản xuất miền Nam được chuyển lên xí nghiệp, nông trường quốc doanh, hoặc di chuyển, sát nhập vào các tổ chức khác hay giải thể vì làm ăn thua lỗ, Ủy ban Thống nhất, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thống nhất quy định một số điểm sau đây:
Các liên đoàn, tập đoàn được chuyển lên xí nghiệp, nông trường quốc doanh cần phải tiến hành kiểm kê, đánh giá toàn bộ tài sản hiện có để bàn giao.
Việc kiểm kê đánh giá tài sản ở các liên đoàn, tập đoàn do Ủy ban Thống nhất tổ chức, quản lý, sẽ do Ủy ban Thống nhất chủ trì với sự tham gia của Bộ tiếp nhận, Ngân hàng trung ương và Bộ Tài chính. Đối với các tập đoàn do Ủy ban hành chính tổ chức, quản lý, sẽ do Ủy ban hành chính chủ trì với sự tham gia của các cơ quan tiếp nhận, Chi nhánh Ngân hàng và Ty Tài chính.
2. Xác định công nợ và giải quyết lỗ lãi:
Sau khi kiểm kê đánh giá tài sản, các Liên đoàn tập đoàn sẽ lên bảng tổng kết tài sản.
Phần tài sản "Nợ" gồm có toàn bộ vốn Nhà nước cấp để xây dựng cơ sở, mua máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, và vốn vay của Ngân hàng.
Phần tài sản "Có" gồm toàn bộ giá trị tài sản đã kiểm kê. Căn cứ bảng tổng kết tài sản sau kiểm kê, việc thanh toán nợ vay Ngân hàng tiến hành như sau:
a) Phần vốn vay Ngân hàng: Bộ Tài chính sẽ căn cứ vào tổng số dư nợ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam báo cáo và biên bản bàn giao kèm theo bản tổng kết tài sản sau kiểm kê mà lập thủ tục giảm vốn cho Ngân hàng và tăng vốn cho cơ quan tiếp nhận. Nếu liên đoàn, tập đoàn do Ủy ban Thống nhất quản lý, thì báo cáo tổng số dư nợ phải có sự xác nhận của Ủy ban Thống nhất. Nếu tập đoàn do Ủy ban hành chính địa phương quản lý, thì báo cáo tổng số dư nợ do Ủy ban hành chính địa phương xác nhận.
b) Phần lãi nợ vay Ngân hàng.
1. Đối với liên đoàn, tập đoàn kiểm kê có lãi thì trích lãi đó để trả lãi nợ vay Ngân hàng, số còn lại nộp vào ngân sách Nhà nước theo tinh thần tự nguyện của các liên đoàn, tập đoàn.
Trường hợp trích trả lãi nợ vay Ngân hàng gặp khó khăn vì không có tiền mặt, số lãi ấy nằm trong nguyên, vật liệu dùng cho sản xuất, sản phẩm chưa hoàn thành, hoa màu non, thì cơ quan tiếp nhận tài sản của liên đoàn, tập đoàn, sẽ nhận toàn bộ tài sản ấy (kể cả lãi) và chịu trách nhiệm thanh toán tiền lãi nợ vay Ngân hàng. Đến khi trích trả lãi này thì cơ quan tiếp nhận sẽ trừ phần lại đó trong tổng giá trị tài sản đã nhận khi bàn giao.
2. Đối với liên đoàn, tập đoàn kiểm kê bị lỗ cũng vẫn có trách nhiệm trả lãi nợ vay Ngân hàng bằng cách trích tài sản còn lại để trả và sau khi trích, tài sản còn lại sẽ bàn giao cho cơ quan tiếp nhận.
Trường hợp trích tài sản để trả lãi nợ vay Ngân hàng không làm được, vì không có tiền mặt hay thành phẩm để bán lấy tiền trả nợ, thì cơ quan tiếp nhận sẽ nhận trách nhiệm trả bằng cách ghi số lãi đó vào kế hoạch lỗ lãi của mình; nếu lãi thì trừ vào lãi, nếu lỗ thì cộng vào lỗ, đến khi nộp lãi hay được cấp bù lỗ thì sẽ trích trong số tiền ấy để trả nợ lãi vay Ngân hàng. Số nợ lãi này, Ngân hàng có thể cho nông trường hay xí nghiệp vay xem như vốn trên định mức để tiện việc thanh toán dứt khoát giữa Ngân hàng và liên đoàn, tập đoàn.
Đối với liên đoàn, tập đoàn lỗ không có lý do chính đáng thì, ngoài việc tiến hành thanh toán nợ vay Ngân hàng như trên, cần truy cứu trách nhiệm và tùy trường hợp mà xử lý. Nếu có sự bồi hoàn thì số tiền ấy sẽ nộp vào ngân sách Nhà nước. Đối với liên đoàn, tập đoàn do Ủy ban Thống nhất quản lý, thì việc truy cứu trách nhiệm sẽ do Ủy ban Thống nhất và có sự tham gia của Ngân hàng Nhà nước. Nếu tập đoàn do địa phương quản lý thì Ủy ban hành chính địa phương truy cứu trách nhiệm có Chi nhánh Ngân hàng địa phương tham gia để đề nghị lên Ngân hàng Nhà nước xét.
Tiền lãi nợ vay Ngân hàng đối với 2 trường hợp nói trên đều tính từ ngày vay đến ngày Bộ Tài chính chính thức giảm vốn cho Ngân hàng.
II. CÁC TẬP ĐOÀN LẺ TẺ KHÁC SÁT NHẬP, DI CHUYỂN, GIẢI THỂ VÀ LÀM ĂN THUA LỖ.
1. Đối với các tập đoàn di chuyển, sát nhập:
Các tập đoàn lẻ tẻ đã di chuyển và sát nhập vào các liên đoàn, tập đoàn, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế khác ở trong tỉnh hay ngoài tỉnh cũng căn cứ trên cơ sở kiểm kê đánh giá tài sản, xác định công nợ, lỗ lãi mà tiến hành thanh toán các khoản nợ của các tập đoàn ấy, ưu tiên là nợ vay của Ngân hàng. Các cơ quan, đơn vị nào đã tiếp nhận tài sản của các tập đoàn đó giao, thì phải chịu trách nhiệm trả các khoản nợ của các tập đoàn đó theo giá trị tài sản đã tiếp nhận. Nếu tập đoàn đó khi di chuyển, sát nhập đi nơi khác có giao lại tài sản cho địa phương quản lý, thì Ủy ban hành chính tỉnh Chỉ thị cho Chi nhánh Ngân hàng và Ty Tài chính phối hợp định kế hoạch sử dụng, coi tài sản đó thuộc ngân sách của địa phương. Nếu tập đoàn còn thiếu nợ vay của Ngân hàng thì Ủy ban hành chính tỉnh trích phần giá trị tài sản giao lại để trả. Nếu trích giá trị tài sản đó trả không đủ thì Ủy ban hành chính tỉnh đề nghị lên Ngân hàng Nhà nước xét để báo cáo Bộ Tài chính giải quyết.
Khi thanh toán nợ có thể xảy ra một số trường hợp như sau:
a) Nếu giá trị tài sản còn lại nhiều hơn hoặc bằng tổng số vốn nhận của Ủy ban Thống nhất hay của Phòng miền Nam tỉnh và số nợ vay của Ngân hàng (gốc và lãi) thì giá trị tài sản đó, khi thu hồi về, ưu tiên dùng trả nợ vay của Ngân hàng kể cả gốc và lãi, số còn thừa sẽ nộp vào ngân sách địa phương.
b) Trường hợp thua lỗ, nếu giá
trị tài sản còn lại ít hơn vốn của Ủy ban Thống nhất hay Phòng miền
Nếu tập đoàn do Ủy ban hành chính địa phương quản lý thì Ủy ban hành chính địa phương xét và đề nghị lên Ngân hàng Nhà nước để xét và báo cáo Bộ Tài chính giải quyết. Đối với số vốn của Ủy ban Thống nhất thì Ban kiểm kê báo cáo cho Ủy ban hành chính địa phương xét và giải quyết.
2. Đối với các tập đoàn giải thể, và làm ăn thua lỗ.
Các tập đoàn đã giải thể hoặc di chuyển mà không sát nhập vào tổ chức nào khác, trước kia có vay vốn Ngân hàng, đến khi giải thể nếu còn tài sản giao cho địa phương quản lý và sử dụng hoặc đã bán phát mãi, thì số tiền thu được sẽ dùng trả nợ vay Ngân hàng. Nếu các tập đoàn đó (do Ủy ban Thống nhất quản lý) không còn tài sản gì đáng kể và triển vọng sau này cũng không trả được nợ cho Ngân hàng thì cũng coi như tập đoàn làm ăn thua lỗ không đủ khả năng trả nợ Ngân hàng, thì Ủy ban hành chính địa phương phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng và Ty Tài chính nắm tình hình báo cáo cụ thể lên Ngân hàng Nhà nước để phối hợp với Ủy ban Thống nhất xét và báo cáo Bộ Tài chính quyết định việc xóa nợ cho tập đoàn và giảm vốn cho Ngân hàng. Nếu các tập đoàn này do Ủy ban hành chính tỉnh quản lý thì Ủy ban hành chính tỉnh lập báo cáo xét và đề nghị lên Ngân hàng Nhà nước và giải quyết như trường hợp trên.