TỔNG
CỤC BƯU ĐIỆN
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
03/1998/TT-TCBĐ
|
Hà
Nội, ngày 14 tháng 8 năm 1998
|
THÔNG TƯ
CỦA TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN SỐ 03/1998/TT-TCBĐ NGÀY 14 THÁNG 8 NĂM
1998 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 109/1997/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ BƯU CHÍNH
VÀ VIỄN THÔNG TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG
Ngày 12/11/1997, Chính phủ đã
ban hành Nghị định số 109/1997/NĐ-CP về Bưu chính và Viễn thông, Tổng cục Bưu
điện hướng dẫn thực hiện những quy định về xây dựng công trình bưu chính, viễn
thông như sau:
I. NHỮNG QUY
ĐỊNH CHUNG
1.1. Tổng Cục Bưu điện là cơ
quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đầu tư và xây dựng
công trình bưu chính, viễn thông trong phạm vi cả nước.
- Thông tư này hướng dẫn những
quy định về xây dựng công trình bưu chính, viễn thông.
1.2. Khi xây dựng các công trình
bưu chính, viễn thông (bao gồm các công trình thuộc mạng lưới bưu chính, viễn
thông công cộng và các mạng lưới viễn thông chuyên dùng) chủ đầu tư, chủ công
trình phải thực hiện đúng hướng dẫn của Thông tư này.
1.3. Các công trình bưu chính,
viễn thông bao gồm:
- Công trình chuyển mạch:
- Công trình truyền dẫn;
- Công trình Trung tâm bưu điện:
- Công trình trung tâm điều
hành, trung tâm kiểm soát tần số, trung tâm chia chọn vận chuyển bưu chính,
trung tâm ngoại dịch...;
- Công trình khác thuộc mạng lưới
bưu chính, viễn thông.
1.4. Khi xây dựng, lắp đặt các
công trình bưu chính, viễn thông, chủ đầu tư và chủ công trình phải đảm bảo:
- Công trình được đầu tư và xây
dựng phù hợp với mục tiêu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển bưu chính,
viễn thông đã được phê duyệt. Quá trình lập dự án, thiết kế, thi công phải tuân
theo các qui định hiện hành của Nhà nước và của Tổng cục Bưu điện về quản lý đầu
tư và xây dựng. Tuân theo các qui trình, qui phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức
kinh tế kỹ thuật. Để thực hiện các nội dung trên cần tuân theo các văn bản pháp
quy có liên quan như bảng thống kê kèm theo Thông tư này.
- Thực hiện đúng quy định của
Nhà nước về xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Khi xây dựng chủ công trình cần
phối hợp các ngành, địa phương và các chủ công trình khác về quy hoạch phát triển
kết cấu hạ tầng để đảm bảo an toàn và đồng bộ cho công trình bưu chính, viễn
thông và đảm bảo sự đồng bộ của các công trình hạ tầng khác như đường giao
thông, cống ngầm, điện, nước...
- Có tư cách pháp nhân, đăng ký
kinh doanh và chứng chỉ hành nghề xây dựng về xây dựng, lắp đặt các công trình
bưu chính, viễn thông.
II. QUY ĐỊNH
VỀ ƯU TIÊN VÀ TRÁCH NHIỆM KHI XÂY DỰNG, LẮP ĐẶT CÔNG TRÌNH BƯU CHÍNH, VIỄN
THÔNG
2.1. Ưu tiên
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
bưu chính, viễn thông khi đầu tư, xây dựng, lắp đặt công trình bưu chính, viễn
thông được ưu tiên sử dụng không gian, mặt đất, lòng đất, đáy sông, đáy biển, cụ
thể như sau:
2.1.1. Đối với công trình chuyển
mạch: Tổng đài điện thoại quốc tế (tổng đài Gateway), tổng đài đường dài (tổng
đài Toll), tổng đài Tandem, tổng đài nội hạt trung tâm, tổng đài vệ tinh, tổng
đài điện thoại di động, tổng đài truyền số liệu... được quy hoạch, xây dựng tại
các địa điểm trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn và các trung tâm khu vực để
đảm bảo:
- Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch
phát triển mạng lưới bưu chính, viễn thông đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của hệ thống mạng lưới bưu chính, viễn
thông.
- Thuận tiện cho việc lắp đặt
các hệ thống thiết bị, đấu nối vào mạng truyền dẫn, cung cấp điện lưới, an
ninh, an toàn công trình.
2.1.2. Đối với công trình truyền
dẫn:
- Các tuyến cáp (cáp treo, cáp
chôn, trong cống) được xây dựng dọc theo các tuyến đường bộ (quốc lộ, tỉnh lộ,
huyện lộ...) đường sắt, kết hợp đi trên cầu, đi trên hè, đường phố nhằm đáp ứng
yêu cầu kỹ thuật công trình, hiệu quả kinh tế và thuận tiện cho việc xây dựng,
khai thác, sửa chữa, bảo quản, bảo vệ công trình.
- Tuyến cáp thả sông, thả biển
(cả trạm cập bờ của tuyến cáp biển) được chọn ở vị trí đáp ứng được yêu cầu kỹ
thuật, thuận lợi cho thi công, duy tu, bảo dưỡng và đảm bảo an toàn công trình.
- Tuyến thông tin vô tuyến điện
(bao gồm cột anten, nhà, trạm lắp đặt thiết bị, nguồn điện, đường lên trạm) được
yêu tiên hướng tuyến, địa điểm xây dựng ở những nơi cần thiết, để đáp ứng yêu cầu
kỹ thuật, gần lưới điện quốc gia và thuận lợi cho việc xây dựng, khai thác, bảo
dưỡng và bảo vệ.
2.1.3. Đối với các trung tâm:
- Trung tâm kỹ thuật, điều hành
(trung tâm điều hành mạng lưới bưu chính, trung tâm điều hành mạng lưới viễn
thông, trung tâm kiểm soát tần số vô tuyến điện, đài mặt đất thông tin vệ
tinh...) được xây dựng ở những nơi đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, điều hành, xử
lý nghiệp vụ, kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm an ninh, an toàn; Nhằm đảm bảo sự
hoạt động liên tục, thống nhất của mạng lưới bưu chính, viễn thông.
- Trung tâm Bưu điện tỉnh, thành
phố, quận, huyện, các bưu cục (giao dịch, khai thác, ngoại dịch, kiểm quan, cửa
khẩu) và các buồng điện thoại, các ki ốt, hòm thư bưu chính được xây dựng và lắp
đặt ở các trung tâm thành phố, thị xã, quận, huyện, thị trấn, các khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu dân cư và những nơi cần thiết khác để đáp ứng yêu cầu về điều
hành, kỹ thuật, khai thác và thuận tiện cho người sử dụng.
- Tại các nhà ga, bến xe, cảng
hàng không, cảng biển, cửa khẩu và các đầu mối giao thông được phép lắp đặt các
bưu cục để phục vụ yêu cầu người sử dụng và thuận tiện cho việc giao nhận các
chuyến túi, gói bưu phẩm, bưu kiện, trong nước và với nước ngoài.
2.1.4. Đối với các khu xây dựng
mới như khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu vực khác, các dự
án đầu tư về bưu chính, viễn thông được xác định về địa điểm trong quy hoạch tổng
thể của khu vực đó.
Khi thiết kế và xây dựng các toà
nhà cao tầng cần tính toán, xác định vị trí cho việc lắp đặt các mạng cáp và
thiết bị bưu chính, viễn thông nhằm đảm bảo sự đồng bộ khi xây dựng và hiệu quả
trong khai thác, sử dụng.
2.1.5. Những công trình thuộc kết
cấu hạ tầng khác khi có kế hoạch cải tạo, nâng cấp (đường giao thông, hè, đường
phố...) các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông phải được thông
báo về kế hoạch, tiến độ để kết hợp nâng cấp, cải tạo hoặc dịch chuyển công
trình bưu chính, viễn thông đã xây dựng có liên quan để đảm bảo sự đồng bộ của
các công trình hạ tầng và sự hoạt động bình thường của mạng lưới bưu chính, viễn
thông.
2.2. Trách nhiệm
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
bưu chính, viễn thông khi xây dựng các công trình nêu tại điểm 2.1 trên có
trách nhiệm sau:
2.2.1. Thực hiện đúng những quy
định nêu tại điểm 1.4 mục I của Thông tư này. Ngoài ra cần có sự tham gia, phối
hợp với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông khác có liên
quan để tạo phương án tối ưu, hiệu quả chung của mạng lưới bưu chính, viễn
thông.
2.2.2. Khi xây dựng phải thông
báo cho chính quyền sở tại nơi sẽ xây dựng công trình bưu chính, viễn thông để
phối hợp và tạo điều kiện thuận tiện cho việc xây dựng.
2.2.3. Có trách nhiệm bồi thường
những thiệt hại (nếu có) do thi công gây ra theo qui định của pháp luật, bảo đảm
an toàn cho công trình khác, an toàn thi công, mỹ quan và thi công nhanh, gọn.
2.2.4. Sử dụng đúng mục đích và
tiết kiệm tài nguyên quốc gia bao gồm: đất đai, không gian, sông, biển, tài
nguyên viễn thông quốc gia (phổ tần số vô tuyến điện và kho số quốc gia)..., bảo
vệ môi trường sinh thái và cấu trúc hạ tầng chung.
2.2.5. Tuân thủ theo pháp luật
và chịu trách nhiệm về dự án đầu tư của doanh nghiệp.
III. QUI ĐỊNH
VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN CÔNG TRÌNH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG.
3.1. Các tổ chức cá nhân khi xây
dựng hoặc sửa chữa các công trình của mình phải thực hiện các qui định kỹ thuật
về đảm bảo an toàn công trình bưu chính, viễn thông; không được làm ảnh hưởng đến
hoạt động bình thường của các công trình bưu chính, viễn thông đã xây dựng;
không được gây nhiễu đến các thiết bị và mạng lưới viễn thông.
3.2. Đối với các công trình khác
(như đường điện lực cao áp, phát thanh truyền hình, đường ống dẫn khí, dẫn dầu,
mương máng thuỷ lợi...) có liên quan hoặc ảnh hưởng tới mạng lưới bưu chính, viễn
thông thì trước khi thiết kế, xây dựng hoặc sửa chữa các tổ chức, cá nhân cần
liên hệ, lấy ý kiến của các đơn vị đang quản lý mạng lưới bưu chính, viễn thông
để có sự thống nhất, phối hợp nhằm đảm bảo sự hoạt động bình thường của mạng lưới
bưu chính, viễn thông và tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng, khai thác, sử dụng,
bảo hành và sửa chữa sau này cho cả hai bên.
3.3. Để thực hiện các quy định tại
điểm 3.1 và 3.2 trên, trước khi xây dựng hoặc sửa chữa công trình có liên quan
hoặc làm ảnh hưởng đến mạng lưới bưu chính, viễn thông, các tổ chức, cá nhân phải
cung cấp cho các đơn vị đang quản lý mạng lưới bưu chính, viễn thông những nội
dung sau đây:
- Kế hoạch xây dựng hoặc sửa chữa
công trình bao gồm: nội dung, địa điểm, tiến độ xây dựng hoặc sửa chữa.
- Cung cấp các thông số kỹ thuật,
sơ đồ công trình có liên quan đến công trình bưu chính, viễn thông.
- Phương án đảm bảo an toàn công
trình và an toàn mạng lưới bưu chính, viễn thông.
Sau khi xem xét nội dung nêu
trên, kết hợp với kiểm tra thực tế, bên quản lý mạng lưới bưu chính, viễn thông
cùng các tổ chức, cá nhân lập biên bản thống nhất, cam kết thực hiện đảm bảo an
toàn mạng lưới bưu chính, viễn thông, kèm theo hồ sơ xin phép xây dựng.
IV. QUY ĐỊNH
VỀ CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI LẮP ĐẶT TUYẾN CÁP VIỄN THÔNG TRONG VÙNG ĐẶC
QUYỀN KINH TẾ, THỀM LỤC ĐỊA CỦA VIỆT NAM
4.1. Các tổ chức, cá nhân nước
ngoài muốn khảo sát, lắp đặt, duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa tuyến cáp viễn
thông trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, phải tôn trọng chủ quyền, an ninh quốc gia, Luật pháp của Việt
Nam, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và phải được Thủ tướng Chính
phủ Việt Nam cho phép.
4.2. Hồ sơ, điều kiện xin phép về
nguyên tắc phải đảm bảo các nội dung cơ bản sau đây:
- Đơn xin phép Nhà nước Việt Nam
(trong đó nêu rõ các công việc cụ thể cần xin phép như: Khảo sát, lắp đặt, hoặc
các công việc khác).
- Bản thuyết minh giải trình về
khảo sát, lắp đặt thể hiện được các nội dung:
+ Tính chất, mục tiêu, phạm vi sử
dụng của dự án, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến khảo sát biển và hoạt động
ngầm dưới biển.
+ Phương pháp và các phương tiện
sẽ được sử dụng cho công tác khảo sát, lắp đặt và thiết bị vật tư sử dụng (tên
thiết bị, phương tiện, vật tư, ký hiệu tiêu chuẩn kỹ thuật).
- Sơ đồ tuyến (nếu là khảo sát),
thiết kế kỹ thuật (nếu là lắp đặt), và vị trí địa lý, toạ độ chính xác nơi tiến
hành các hoạt động khảo sát, lắp đặt.
- Tiến độ công tác khảo sát lắp
đặt (thời gian bắt đầu, kết thúc và thời gian tiến hành từng công đoạn).
- Các phương án về tổ chức thi
công cần bảo đảm an toàn, an ninh và môi trường sinh thái.
- Tên chủ dự án, Giám đốc công
ty và người phụ trách từng lĩnh vực của các hoạt động khảo sát và lắp đặt.
- Chịu sự giám sát của các cơ
quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và chịu mọi phí tổn cho hoạt động
này.
- Nộp lệ phí theo quy định của
Nhà nước Việt Nam.
- Cam kết thực hiện đúng quy định
của giấy phép được cấp. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo Pháp luật của Việt Nam.
Thủ tục, hồ sơ, điều kiện xin
phép cụ thể thực hiện theo: "Quy định về việc bên nước ngoài và phương tiện
nước ngoài vào nghiên cứu khoa học ở các vùng biển nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam" (Ban hành kèm theo Nghị định số 242-HĐBT ngày 5/8/1991 của
Hội đồng Bộ trưởng, nay là Chính phủ).
4.3. Tiếp nhận hồ sơ, thẩm tra,
trình duyệt:
- Hồ sơ xin phép gửi về Tổng cục
Bưu điện, địa chỉ: 18 Nguyễn Du - Hà Nội (vụ Chính sách Bưu điện)
- Tổng cục Bưu điện chủ trì và
phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan, xem xét trình Thủ tướng
Chính phủ. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp nhận, Tổng cục Bưu điện sẽ cấp
giấy phép.
V. KIỂM TRA,
THANH TRA, KHIẾU NẠI
5.1. Các tổ chức, cá nhân và các
doanh nghiệp xây dựng công trình bưu chính, viễn thông chịu sự kiểm tra, thanh
tra chuyên ngành của Tổng cục Bưu điện.
Thanh tra Bưu điện phối hợp các
đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra, thanh tra định kỳ hoặc bất thường việc chấp
hành qui định trong lĩnh vực xây dựng công trình bưu chính, viễn thông theo qui
định của Pháp luật.
5.2. Các tổ chức, cá nhân và các
doanh nghiệp bị thanh tra phải cung cấp những thông tin, tài liệu cần thiết có
liên quan đến nội dung thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác của
thông tin, tài liệu cung cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thanh tra.
5.3. Các vi phạm qui định trong
lĩnh vực xây dựng công trình bưu chính, viễn thông, bị xử lý theo quy định tại
Nghị định 79/CP ngày 19/6/1997 của Chính phủ qui định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến
điện. Trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
5.4. Mọi khiếu nại liên quan đến
công tác quản lý đầu tư và xây dựng công trình bưu chính, viễn thông sẽ được thực
hiện theo Pháp lệnh khiếu nại - tố cáo.
Mọi tranh chấp giữa các chủ công
trình được xử lý theo quy định của Pháp luật.
VI. ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
6.1. Thông tư này có hiệu lực
sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các qui định trước đây trái với Thông tư này đều bãi
bỏ.
6.2. Các chủ đầu tư, chủ công
trình bưu chính, viễn thông và các tổ chức, cá nhân có các công trình xây dựng
hoặc sửa chữa liên quan đến công trình bưu chính, viễn thông có trách nhiệm thực
hiện đúng hướng dẫn của Thông tư này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc
yêu cầu phản ánh kịp thời về Tổng cục Bưu điện để hướng dẫn hoặc xem xét bổ
sung hay sửa đổi.
MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP QUY CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ
VÀ XÂY DỰNG
(Kèm theo Thông tư số 03/1998/TT-TCBĐ ngày 14 tháng 8 năm 1998)
STT
|
Tên
văn bản
|
Nội
dung
|
1
|
NĐ42/CP
ngày 16/7/1996
|
Ban hành điều lệ quản lý đầu
tư và xây dựng
|
2
|
NĐ 92/CP
ngày 23/8/1997
|
Về sửa đổi bổ sung một số điều
của Nghị định 42/CP
|
3
|
NĐ 43/CP
ngày 16/7/1997
|
Ban hành quy chế đấu thầu
|
4
|
NĐ 93/CP
ngày 23/8/1997
|
Về sửa đổi bổ sung một số điều
Nghị định 43/CP
|
5
|
TT 03/KTKH
ngày 15/1/1996
|
Hướng dẫn điều lệ thi hành quản
lý đầu tư và xây dựng
|
6
|
TT 04/TTLB
ngày 10/6/1996
|
Hướng dẫn điều lệ quản lý đầu
tư và xây dựng NĐ 42/CP
|
7
|
NĐ 79/CP
ngày 16/7/1997
|
Về quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực BC-VT
|
8
|
QĐ 110/TTg
ngày 22/2/1997
|
Về quy hoạch phát triển BC-VT
giai đoạn 1996 - 2000
|
9
|
TT 05/BXD-KTQH
ngày 18/9/1996
|
Hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng
|
10
|
NĐ số 242-HĐBT
ngày 5/8/1991
|
Về việc bên nước ngoài và
phương tiện nước ngoài vào nghiên cứu khoa học ở các vùng biển của Việt Nam
|
11
|
QĐ 497/BXD-GĐ
ngày 18/9/1996
|
Ban hành quy chế lập thẩm định
xét duyệt thiết kế công trình
|
12
|
QĐ 541/BXD-GĐ
ngày 22/11/1997
|
Sửa đổi bổ sung QĐ 497/BXD
ngày 18/9/1996
|
13
|
TT 09/BKH-VPTĐ ngày18/9/1996
|
Hướng dẫn lập thẩm định dự án
đầu tư phê duyệt
|
14
|
QĐ 500/BXD-CSBĐ ngày 18/9/1996
|
Về ban hành quy chế đăng ký và
cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng
|
15
|
TT 03/KTKH
ngày 19/6/1997
|
Hướng dẫn thực hiện đăng ký chứng
chỉ hành nghề xây dựng trong lĩnh vực bưu chính viễn thông
|
16
|
TT 23/BXD-VKT
ngày 15/12/1994
|
Về hướng dẫn lập và quản lý
xây dựng
|
17
|
TT 08/BXD-TH
ngày 5/12/1997
|
Về hướng dẫn điều chỉnh dự
toán công trình XDCB
|
18
|
TT 01/1998 TT-TCBĐ ngày
15/5/1998
|
Về quản lý chất lượng vật tư,
thiết bị, mạng lưới và dịch vụ BC - VT
|