Thông tư số 01-NN/LĐ/TT-1973 quy định chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho công nhân, viên chức Nhà nước làm việc trong những nghề đặc biệt có hại sức khỏe trong ngành Nông nghiệp quốc doanh do Uỷ Ban Nông Nghiệp Trung Ương ban hành
Số hiệu | 01-NN/LĐ/TT |
Ngày ban hành | 27/02/1973 |
Ngày có hiệu lực | 27/02/1973 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Uỷ ban Nông nghiệp Trung ương |
Người ký | Nguyễn Xuân Lâm |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương |
ỦY BAN NÔNG NGHIỆP TRUNG ƯƠNG ******* Số: 01-NN/LĐ/TT |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA ******* Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 1973 |
Thi hành Thông tư số 02-TTg ngày 09-01-1963 của Phủ Thủ tướng về chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho công nhân, viên chức Nhà nước làm việc trong những nghề đặc biệt có hại đến sức khỏe.
Căn cứ Nghị định số 234-CP ngày 18-12-1971 của Hội đồng Chính phủ quy định chức năng và tổ chức bộ máy của Ủy ban Nông nghiệp trung ương. Sau khi kiểm tra công tác bảo hộ lao động ở một số đơn vị, mặc dầu ngành ta đã có nhiều cố gắng về trang bị và thiết bị an toàn, nhưng còn một số khâu làm việc của công nhân nồng độ hơi độc, bụi độc nói chung còn cao hơn tiêu chuẩn cho phép.
Để thống nhất chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật trước đây của Bộ Nông nghiệp và Bộ Nông trường quy định và được Bộ Lao động thỏa thuận tại công văn số 1058/TĐ-TL ngày 07-12-1972, Ủy ban Nông nghiệp trung ương ban hành Thông tư này quy định chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho công nhân, viên chức trong ngành nông nghiệp quốc doanh làm việc những nghề đặc biệt có hại đến sức khỏe.
I. NGUYÊN TẮC BỒI DƯỠNG BẰNG HIỆN VẬT
Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật được áp dụng theo nguyên tắc sau đây:
1. Công nhân, viên chức những ngày trực tiếp làm việc tại nơi có vi trùng dễ bị truyền nhiễm, hơi độc, vật lý không bình thường có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
2. Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật không được cấp phát bằng tiền hoặc phân chia hiện vật cho công nhân viên tùy ý sử dụng; thủ trưởng đơn vị, giám đốc xí nghiệp, nông trường có trách nhiệm tổ chức chế biến thành thức ăn bồi dưỡng tại chỗ trong hoặc sau giờ làm việc cho công nhân.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG BẰNG HIỆN VẬT
Để thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho công nhân, viên chức được kịp thời.
1. Các đơn vị căn cứ vào kế hoạch sản xuất công tác trên giao và những chức danh đã được Ủy ban Nông nghiệp trung ương quy định cho bồi dưỡng bằng hiện vật để lập kế hoạch, sau đó trực tiếp với cơ quan lương thực và thương nghiệp địa phương để lập dự trù lương thực thực phẩm bồi dưỡng cho công nhân (theo quyết định số 80-TTg ngày 12-8-1964 của Thủ tướng Chính phủ).
2. Công nhân, viên chức làm việc không liên tục cả ngày ở nơi quy định được bồi dưỡng bằng hiện vật sẽ tính như sau:
- Từ 2 đến 4 giờ được tính bồi dưỡng nửa định xuất;
- Trên 4 giờ được tính bồi dưỡng cả định xuất;
Trường hợp đặc biệt, máy móc, đường ống xảy ra sự cố, cán bộ kỹ thuật, công nhân sửa chữa phải tiếp xúc với khí độc, bụi độc có hại nhiều đến sức khỏe phải được bồi dưỡng thỏa đáng.
Trường hợp này làm việc dưới 2 giờ được tính bồi dưỡng nửa định xuất, làm việc 4 giờ được tính bồi dưỡng cả định xuất.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ HIỆU LỰC THI HÀNH
Tất cả công nhân, viên chức trong biên chế kể cả công nhân tạm tuyển, hợp đồng trong thời gian ngắn, sinh viên thực tập, công nhân học nghề, làm việc trong những nghề đặc biệt có hại sức khỏe đã quy định đều được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Những Thông tư quy định chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật trước đây của Bộ Nông nghiệp và Bộ Nông trường nay không còn hiệu lực nữa. (Kèm theo Thông tư này có bảng kê gồm 72 chức danh quy định những nghề đặc biệt có hại đến sức khỏe được bồi dưỡng bằng hiện vật). Các cơ sở khi nhận Thông tư này, liên hệ với đơn vị nếu có trong bảng kê chức danh bồi dưỡng hiện vật, lập kế hoạch xin lương thực, thực phẩm bồi dưỡng cho công nhân, không đặt thành vấn đề truy lĩnh.
Đi đôi với việc thi hành chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật, để bảo vệ và bồi dưỡng sức khỏe cho công nhân, các đơn vị phải thi hành đúng chế độ, nội quy về kỹ thuật an toàn bảo hộ lao động, tăng cường thiết bị an toàn, cải tiến và xây dựng hệ thống máy hút hơi độc, bụi độc để không ngừng cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân, viên chức.
|
K.T
CHỦ NHIỆM ỦY BAN |
BẢNG QUY ĐỊNH NHỮNG NGHỀ ĐẶC BIỆT CÓ HẠI SỨC KHỎE ĐƯỢC BỒI
DƯỠNG BẰNG HIỆN VẬT TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP QUỐC DOANH.
(Kèm theo Thông tư số 1-NN/LĐ/TT ngày 27-2-1973 của Ủy ban Nông nghiệp
T.Ư)
Số TT |
Chức danh được bồi dưỡng bằng hiện vật |
Điều kiện làm việc |
Ghi chú |
1 |
2 |
3 |
4 |
1 |
1. Mức 0,60đ một định suất
Thủ kho thuốc trừ sâu, các loại hóa chất độc theo bảng A, B, C |
- Hàng ngày trực tiếp bảo quản, sắp xếp, xuất nhập các loại hóa chất độc như: phốt-phua de zine, étylparation, métylparation, shimet, Bi 58, Tinox, DDT, 666, v.v… |
|
2 |
Công nhân bốc vác, xếp dỡ thuốc trừ sâu, các loại hóa chất độc theo bảng A, B, C |
- Khuân vác các loại hóa chất trên, nặng nhọc, độc hại, dễ nhiệm độc vào cơ thể. |
|
3 |
Công nhân chuyên thổi thủy tinh (thổi bằng miệng) |
- Trực tiếp với nhiệt độ nóng cao, khí CO2, dùng hơi thổi có ảnh hưởng sức khỏe |
|
4 |
Công nhân phun thuốc trừ sâu, các loại hoá chất độc theo bảng A (1) |
- Trực tiếp với hóa chất độc loại I, như bromure de métyl, shiment, falisan, cyanplas, chloropicrine (CCl3NO2) v.v… |
|
5 |
Công nhân mạ cờ-rôm (nhà máy đại tu máy kéo Hà-nội) |
- Trực tiếp các loại axít có nồng độ cao như HCl, Oxyt cờ- rôm(Cr2O3). |
|
|
II. Mức 0,45đ một định xuất |
|
|
6 |
Công nhân đúc coussinet (nhà máy đại tu máy kéo Hà nội) |
- Trực tiếp với nhiệt độ nóng cao 60 độ C, nồng độ hơi chì cao hơn tiêu chuẩn 0,000.019 mg/l. |
|
7 |
Công nhân nấu thủy tinh |
- Trực tiếp với nhiệt độ nóng cao, khí CO2, ảnh hưởng sức khỏe. |
|
8 |
Công nhân lấy chai trong lò hấp thủy tinh. |
- nt- |
|
9 |
Công nhân pha chế nguyên liệu nấu thủy tinh (pha chế bằng cát và các loại hóa chất độc) |
- Trực tiếp các loại hóa chất ăng-ti-moon… khi pha chế ảnh hưởng chất độc. |
|
10 |
Công nhân số miệng chai (phân xưởng thủy tinh) |
- Trực tiếp nhiệt độ nóng cao, khí CO2 ảnh hưởng sức khỏe. |
|
11 |
Công nhân phun thuốc trừ sâu các loại chất độc theo bảng B (2) |
- Trực tiếp với các loại hóa chất độc: Wophatox, étylparation, Bi 58 v.v…. |
|
12 |
Công nhân làm keo, phèn (để sản xuất thuốc thú y) |
- Trực tiếp dùng tay trộn các loại hóa chất để làm keo phèn, luôn ướt át. |
|
13 |
Công nhân chuyên nấu đúc gang thép, đồng, chì (nấu nồi lớn) và tôi |
- Trực tiếp nhiệt độ nóng cao, ảnh hưởng các loại hóa chất độc. |
|
14 |
Công nhân đốt lò, xếp, dỡ, đảo thuốc trong lò sấy thuốc lá |
- Thời gian công nhân đốt lửa đại (24 giờ một lò) khi xếp dỡ, đảo thuốc trong lò, mùi thuốc ảnh hưởng sức khỏe. |
|
15 |
Công nhân đốt than hầm (khi đốt gỗ và ra than) |
- Nóng bức ở nhiệt độ cao, bụi bặm nhiều, ảnh hưởng sức khỏe. |
|
16 |
Công nhân chế biến Wophatox sữa bằng thủ công |
- Trực tiếp với hóa chất độc, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. |
|
17 |
Công nhân đốt lò nung vôi, ra vôi ở lò liên hoàn |
- Nóng bức nhiều, bụi bặm khi ra vôi. |
|
18 |
Công nhân cạo mủ cao su có dùng đèn |
- Trực tiếp mùi hôi thối mủ cao su, khí a-mo-niac (lau bat) và đất đèn ảnh hưỏng sức khỏe. |
|
19 |
Công nhân làm việc trong phòng tiêu hóa môi trường (xí nghiệp thú y) |
- Trực tiếp với hóa chất, mùi hôi của môi trường chế thuốc, ở nhiệt độ nóng thường xuyên 54 độ C |
|
|
III. Mức 0,30đ một định xuất |
|
|
20 |
Công nhân nấu thuốc in Ozalit |
- Trực tiếp nhiều loại hoá chất độc như Variamine, H2SO4 v.v…, khi nấu hơi, hơi SO3 nhiều, ảnh hưởng sức khỏe. |
|