Thông báo hiệu lực của Hiệp định bổ sung về giáo dục và giáo dục đại học trong khuôn khổ Hiệp định khung về hợp tác giữa Việt Nam và Bô-li-va Vê-nê-xu-ê-la
Số hiệu | 30/2012/TB-LPQT |
Ngày ban hành | 20/11/2008 |
Ngày có hiệu lực | 28/09/2009 |
Loại văn bản | Điều ước quốc tế |
Cơ quan ban hành | Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,Chính phủ nước Cộng hòa Bô-li-va Vê-nê-xu-ê-la |
Người ký | Phạm Vũ Luận,Lu-Ít A- Cu-Nha |
Lĩnh vực | Giáo dục |
BỘ
NGOẠI GIAO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/2012/TB-LPQT |
Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2012 |
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, theo thông báo đối ngoại của bên Việt Nam ngày 28 tháng 9 năm 2009 và thông báo đối ngoại của phía Vê-nê-xu-ê-la ngày 17 tháng 5 năm 2012, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
- Hiệp định bổ sung về giáo dục trong khuôn khổ Hiệp định khung về hợp tác giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Bô-li-va Vê-nê-xu-ê-la, ký tại Ca-ra-cat ngày 20 tháng 11 năm 2008, có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 9 năm 2009.
- Hiệp định bổ sung về giáo dục đại học trong khuôn khổ Hiệp định khung về hợp tác giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Bô-li-va Vê-nê-xu-ê-la, ký tại Ca-ra-cat ngày 20 tháng 11 năm 2008, có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 9 năm 2009.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi Bản sao 02 Hiệp định theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên.
|
TL.
BỘ TRƯỞNG |
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Bô-li-va Vê-nê-xu-ê-la sau đây gọi riêng là “Bên” và gọi chung là “các Bên”;
NHẬN THỨC được sự cần thiết tăng cường tình hữu nghị và quan hệ hợp tác vốn có giữa hai nước;
NHẬN THẤY rằng Hiệp định khung về hợp tác giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước cộng hòa Bô-li-va Vê-nê-xu-ê-la, ký ngày 31 tháng 7 năm 2006, ghi nhận tại Điều III khả năng ký kết Hiệp định bổ sung nhằm phát triển hợp tác chung có hiệu quả trong các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm;
NHẤN MẠNH tầm quan trọng của việc tổ chức, hỗ trợ và tăng cường hợp tác nhiều mặt trong lĩnh vực giáo dục;
KHẲNG ĐỊNH mong muốn của Chính phủ Vê-nê-xu-ê-la để đạt được các mục tiêu của hợp tác Nam - Nam, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục;
Nhất trí các điều khoản sau:
Các cơ quan nói trên có thể ủy quyền tổ chức thực hiện Hiệp định bổ sung này cho các cơ quan nhà nước khác của hai nước và các cơ quan này, thông qua các thỏa thuận cụ thể, có thể thiết lập các điều kiện của hoạt động hợp tác.
1. Trao đổi thông tin về hệ thống giáo dục của các Bên;
2. Trao đổi kinh nghiệm để sử dụng tốt nhất thế mạnh của các Bên nhằm đảm bảo sự tiếp cận bình đẳng nền giáo dục có chất lượng cho mọi người.
3. Trao đổi kinh nghiệm và thông tin trong công tác chuẩn bị và đào tạo nghề cho giáo viên của cả hai nước;
4. Đưa nội dung giáo dục thủy lợi và công nghệ nông nghiệp vào các chương trình giáo dục nông thôn nhằm thúc đẩy ngành công-nông nghiệp phát triển;
BỘ
NGOẠI GIAO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/2012/TB-LPQT |
Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2012 |
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, theo thông báo đối ngoại của bên Việt Nam ngày 28 tháng 9 năm 2009 và thông báo đối ngoại của phía Vê-nê-xu-ê-la ngày 17 tháng 5 năm 2012, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
- Hiệp định bổ sung về giáo dục trong khuôn khổ Hiệp định khung về hợp tác giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Bô-li-va Vê-nê-xu-ê-la, ký tại Ca-ra-cat ngày 20 tháng 11 năm 2008, có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 9 năm 2009.
- Hiệp định bổ sung về giáo dục đại học trong khuôn khổ Hiệp định khung về hợp tác giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Bô-li-va Vê-nê-xu-ê-la, ký tại Ca-ra-cat ngày 20 tháng 11 năm 2008, có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 9 năm 2009.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi Bản sao 02 Hiệp định theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên.
|
TL.
BỘ TRƯỞNG |
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Bô-li-va Vê-nê-xu-ê-la sau đây gọi riêng là “Bên” và gọi chung là “các Bên”;
NHẬN THỨC được sự cần thiết tăng cường tình hữu nghị và quan hệ hợp tác vốn có giữa hai nước;
NHẬN THẤY rằng Hiệp định khung về hợp tác giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước cộng hòa Bô-li-va Vê-nê-xu-ê-la, ký ngày 31 tháng 7 năm 2006, ghi nhận tại Điều III khả năng ký kết Hiệp định bổ sung nhằm phát triển hợp tác chung có hiệu quả trong các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm;
NHẤN MẠNH tầm quan trọng của việc tổ chức, hỗ trợ và tăng cường hợp tác nhiều mặt trong lĩnh vực giáo dục;
KHẲNG ĐỊNH mong muốn của Chính phủ Vê-nê-xu-ê-la để đạt được các mục tiêu của hợp tác Nam - Nam, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục;
Nhất trí các điều khoản sau:
Các cơ quan nói trên có thể ủy quyền tổ chức thực hiện Hiệp định bổ sung này cho các cơ quan nhà nước khác của hai nước và các cơ quan này, thông qua các thỏa thuận cụ thể, có thể thiết lập các điều kiện của hoạt động hợp tác.
1. Trao đổi thông tin về hệ thống giáo dục của các Bên;
2. Trao đổi kinh nghiệm để sử dụng tốt nhất thế mạnh của các Bên nhằm đảm bảo sự tiếp cận bình đẳng nền giáo dục có chất lượng cho mọi người.
3. Trao đổi kinh nghiệm và thông tin trong công tác chuẩn bị và đào tạo nghề cho giáo viên của cả hai nước;
4. Đưa nội dung giáo dục thủy lợi và công nghệ nông nghiệp vào các chương trình giáo dục nông thôn nhằm thúc đẩy ngành công-nông nghiệp phát triển;
5. Trao đổi kinh nghiệm thực hiện chính sách trong giáo dục môi trường, nhằm phát triển mối quan hệ con người và môi trường, thông qua việc phối hợp thực hiện các hoạt động giáo dục;
6. Thúc đẩy, phổ biến và thực hiện các chương trình, dự án giáo dục môi trường;
7. Trao đổi kinh nghiệm của các Bên trong việc triển khai và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong lĩnh vực giáo dục; xây dựng các phần mềm giáo dục sử dụng mã nguồn mở;
8. Trao đổi kinh nghiệm về giáo dục và công nghệ cho người cần hỗ trợ đặc biệt về giáo dục;
9. Các vấn đề khác mà hai Bên cùng quan tâm.
Mô hình nói trên sẽ xác định kế hoạch hành động cũng như thủ tục, nguồn lực, tài chính và các nội dung bổ sung khác theo sự nhất trí của các Bên.
2. Nhóm công tác về giáo dục trực thuộc Ủy ban liên chính phủ về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học và công nghệ, hoạt động tuân theo các điều khoản trong Hiệp định khung về hợp tác giữa Chính phủ nước Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Bô-li-va Vê-nê-xu-ê-la được ký tại Hà Nội vào ngày 31 tháng 7 năm 2006.
Về việc trao đổi đoàn, các Bên nhất trí các điều kiện về tài chính như sau:
1. Bên cử đoàn đi sẽ chịu chi phí đi lại quốc tế;
2. Bên tiếp nhận đoàn sẽ có trách nhiệm chi trả chi phí ở, ăn uống, đi lại nội địa, hỗ trợ y tế trong trường hợp khẩn cấp và tất cả các thủ tục quan trọng liên quan đến nhập và xuất cảnh tại lãnh thổ nước Bên kia.
2. Phụ lục là một phần không tách rời của Hiệp định bổ sung này.
3. Một Bên có thể chấm dứt Hiệp định bổ sung này bằng cách thông báo cho Bên kia ý định chấm dứt bằng văn bản qua kênh ngoại giao. Tuyên bố chấm dứt Hiệp định bổ sung sẽ có hiệu lực sau sáu (06) tháng kể từ khi có xác nhận nhận được thông báo chấm dứt.
4. Việc chấm dứt Hiệp định bổ sung không ảnh hưởng đến việc thực hiện các chương trình, dự án đã được nhất trí và đang thực hiện, trừ khi các Bên có thỏa thuận khác.
Ký tại Ca-ra-cát, ngày 20/11/2008, được làm thành hai (02) bản, bằng tiếng Việt, tiếng Tây Ban Nha, và tiếng Anh, các văn bản có giá trị như nhau. Trong trường hợp có khác biệt về giải thích, bản tiếng Anh sẽ được dùng làm căn cứ.
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA BÔ-LI-VA VÊ-NÊ-XU-Ê-LA |
HOẠT ĐỘNG |
ĐỊA ĐIỂM |
THỜI GIAN DỰ KIẾN |
ĐƠN VỊ CHỊU TRÁCH NHIỆM |
1. Họp 2 tháng một lần giữa Vụ đối ngoại, Bộ Giáo dục Chính quyền Nhân dân và Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela với mục đích triển khai các quan hệ trong lĩnh vực giáo dục. |
Caracas, Vê-nê-xu-ê-la. |
Hai tháng một lần, vào thời điểm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực. |
Đối với Vê-nê-xu-ê-la: Vụ đối ngoại, Bộ Giáo dục Chính quyền Nhân dân. Đối với Việt Nam: Bộ Giáo dục và Đào tạo |
2. Thiết lập Ủy ban Kỹ thuật quốc gia với thành phần đại diện đứng đầu các đơn vị của Bộ Giáo dục Chính quyền Nhân dân để triển khai các chương trình và dự án về giáo dục giữa hai nước. |
Vê-nê-xu-ê-la và Việt Nam. |
Trong thời gian 3 tháng kể từ khi Hiệp định có hiệu lực |
Đối với Vê-nê-xu-ê-la: Vụ đối ngoại, Bộ Giáo dục Chính quyền Nhân dân. Đối với Việt Nam: Bộ Giáo dục và Đào tạo |
3. Trao đổi kỹ thuật viên và giảng viên của Venezuela và Việt Nam nhằm mục đích tăng cường hợp tác giáo dục. |
Vê-nê-xu-ê-la và Việt Nam. |
Theo khoảng thời gian 6 tháng kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực, trước khi trao đổi thông tin về hệ thống giáo dục hai nước. |
Đối với Vê-nê-xu-ê-la: Vụ đối ngoại, Bộ Giáo dục Chính quyền Nhân dân. Đối với Việt Nam: Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Bô-li-va Vê-nê-xu-ê-la sau đây gọi riêng là “Bên” và gọi chung là “các Bên”;
XEM XÉT việc các Bên mong muốn phát triển hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học cũng như tăng cường hợp tác giữa các cơ sở giáo dục đại học;
XEM XÉT nhu cầu tăng cường chương trình hợp tác để tạo điều kiện cho việc trao đổi giáo dục trong các lĩnh vực được hai Bên quan tâm;
TRIỂN KHAI Điều III của Hiệp định khung về hợp tác giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hóa Bô-li-va Vê-nê-xu-ê-la được ký tại Hà Nội ngày 31 tháng Bảy năm 2006, về khả năng ký các Hiệp định bổ sung nhằm phát triển hợp tác hiệu quả và có đi có lại trong các lĩnh vực hai Bên quan tâm,
Đã nhất trí như sau:
- Trao đổi các tài liệu cập nhật, các xuất bản và thông tin về hệ thống giáo dục của hai Bên nhằm mục đích tạo điều kiện cho các hoạt động trong Hiệp định bổ sung này;
- Cử giáo sư, nhà nghiên cứu tham gia hội nghị, hội thảo, diễn đàn được tổ chức ở hai nước;
- Trao đổi giảng viên nhằm mục đích chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực dầu khí, phát triển nông nghiệp bền vững, thủy sản, công nghiệp dệt may và các ngành được ưu tiên khác;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập cơ chế chuyển giao công nghệ thông qua các khóa học ngắn hạn trong các lĩnh vực ưu tiên;
- Khuyến khích việc học lịch sử của cả hai nước thông qua trao đổi giảng viên để phát triển nghiên cứu;
- Các hoạt động khác mà các Bên nhất trí trên cơ sở đồng thuận.
Mô hình nói trên sẽ xác định kế hoạch hành động cũng như thủ tục, nguồn lực, tài chính và các nội dung bổ sung khác theo sự nhất trí của các Bên.
Bên Việt Nam sẽ dành cho Bên Venezuela 05 suất học bổng đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, và tiến sĩ trong các lĩnh vực về phát triển nông nghiệp bền vững, công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản và các ngành công nghiệp dệt may.
Điều kiện trao đổi học bổng sẽ được hai Bên thống nhất và thực hiện theo các chương trình cụ thể.
Những quy định về tuyển chọn, thời gian thực hiện, cấu trúc môn học, thời gian học và chương trình học được xây dựng trên cơ sở thỏa thuận hai Bên.
2. Phụ lục là một phần không tách rời của Hiệp định bổ sung này.
3. Một Bên có thể chấm dứt Hiệp định bổ sung này bằng cách thông báo cho Bên kia ý định chấm dứt bằng văn bản qua kênh ngoại giao. Tuyên bố chấm dứt Hiệp định bổ sung sẽ có hiệu lực sau sáu (06) tháng kể từ khi có xác nhận nhận được thông báo chấm dứt.
4. Việc chấm dứt sẽ không ảnh hưởng đến việc thực hiện các chương trình đang triển khai hoặc các học bổng đã được nhất trí. Các chương trình đang được triển khai hoặc học bổng đã được nhất trí sẽ được thực hiện cho đến khi kết thúc như đã được thỏa thuận, trừ khi các Bên có sự thống nhất khác.
Làm tại Ca-ra-cát, ngày 20/11/2008, thành hai (02) bản gốc bằng tiếng Việt, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh, các văn bản có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự giải thích khác nhau, bản tiếng Anh sẽ được dùng làm cơ sở.
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA BÔ-LI-VA VÊ-NÊ-XU-Ê-LA |
HOẠT ĐỘNG |
ĐỊA ĐIỂM |
THỜI GIAN DỰ KIẾN |
ĐƠN VỊ CHỊU TRÁCH NHIỆM |
1. Trao đổi các cơ sở đại học nhằm xem xét đề án “Trường đại học của nhân dân phía Nam”. |
Hai bên xây dựng thông qua đường ngoại giao. |
Tiếp xúc của các nhân viên kỹ thuật khi Hiệp định bổ sung có hiệu lực |
Đối với Vê-nê-xu-ê-la: Bộ Giáo dục Đại học Chính quyền Nhân dân. For Vietnam: Ministry of Education and Training |
2. Chương trình cho trao đổi nhà nghiên cứu, sinh viên, giáo sư và công nhân. |
Vê-nê-xu-ê-la và Việt Nam. |
Hai bên xác định thông qua đường ngoại giao khi Hiệp định bổ sung có hiệu lực. |
Đối với Vê-nê-xu-ê-la: Bộ Giáo dục Đại học Chính quyền Nhân dân. Đối với Việt Nam: Bộ Giáo dục và Đào tạo |
3. Trao đổi học bổng. Phía Vê-nê-zu-ê-la cấp cho Việt Nam 10 suất học bổng và phía Việt Nam cấp cho phía Vê-nê-zu-ê-la 5 suất học bổng để học tập. |
Vê-nê-xu-ê-la và Việt Nam. |
Hai bên xác định thông qua đường ngoại giao khi Hiệp định bổ sung có hiệu lực. |
Đối với Vê-nê-xu-ê-la: Bộ Giáo dục Đại học Chính quyền Nhân dân. Đối với Việt Nam: Bộ Giáo dục và Đào tạo |
4. Hợp tác Chính phủ về công tác giáo dục và hàn lâm, như là trao đổi thông tin giữa các cơ sở giáo dục và chính phủ trong mối quan hệ với hệ thống giáo dục nhằm mục đích thiết lập những chức danh hàn lâm hoặc chứng chỉ tương ứng cần thiết. |
Vê-nê-xu-ê-la và Việt Nam. |
Hai bên xác định thông qua đường ngoại giao khi Hiệp định bổ sung có hiệu lực. |
Đối với Vê-nê-xu-ê-la: Bộ Giáo dục Đại học Chính quyền Nhân dân. Đối với Việt Nam: Bộ Giáo dục và Đào tạo |
5. Tổ chức hội thảo và seminar cũng như thuyết trình theo quan tâm của cả hai bên. |
Vê-nê-xu-ê-la và Việt Nam. |
Hai bên xác định thông qua đường ngoại giao khi Hiệp định bổ sung có hiệu lực. |
Đối với Vê-nê-xu-ê-la: Bộ Giáo dục Đại học Chính quyền Nhân dân. Đối với Việt Nam: Bộ Giáo dục và Đào tạo |
6. Trao đổi thanh niên để học tiếng Tây Ban Nha và tiếng Việt. |
Vê-nê-xu-ê-la và Việt Nam. |
Hai bên xác định thông qua đường Hiệp định bổ sung khi văn bản có hiệu lực. |
Đối với Vê-nê-xu-ê-la: Bộ Giáo dục Đại học Chính quyền Nhân dân. Đối với Việt Nam: Bộ Giáo dục và Đào tạo |
7. Các vấn đề phối hợp về sách, tạp chí, báo song ngữ, đa ngữ để biết đến và chia sẻ kinh nghiệm về lý tưởng, lịch sử, học thuyết và các trụ cột lý tưởng. |
Vê-nê-xu-ê-la và Việt Nam. |
Hai bên xác định thông qua đường ngoại giao khi Hiệp định bổ sung có hiệu lực. |
Đối với Vê-nê-xu-ê-la: Bộ Giáo dục Đại học Chính quyền Nhân dân. Đối với Việt Nam: Bộ Giáo dục và Đào tạo |