Thông báo 66/TB-VPCP năm 2024 Kết luận của Thường trực Chính phủ về các Đề nghị xây dựng Luật: Hàng không dân dụng Việt Nam (sửa đổi), Đường sắt (sửa đổi), Công nghiệp công nghệ số; các Dự án: Luật sửa đổi, bổ sung Luật Dược, Luật Địa chất và khoáng sản do Văn phòng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 66/TB-VPCP |
Ngày ban hành | 24/02/2024 |
Ngày có hiệu lực | 24/02/2024 |
Loại văn bản | Thông báo |
Cơ quan ban hành | Văn phòng Chính phủ |
Người ký | Cao Huy |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
VĂN PHÒNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 66/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2024 |
Ngày 20 tháng 02 năm 2024, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì họp Thường trực Chính phủ cho ý kiến về: các Đề nghị xây dựng Luật: Hàng không dân dụng Việt Nam (sửa đổi), Đường sắt (sửa đổi); Công nghiệp công nghệ số; các Dự án: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, Luật Địa chất và Khoáng sản.
Tham dự họp có các Phó Thủ tướng: Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà, Trần Lưu Quang và đại diện lãnh đạo các bộ, cơ quan: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Nội vụ, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công Thương, Giao thông vận tải, Y tế, Thông tin và Truyền Thông, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Văn phòng Chính phủ. Trên cơ sở báo cáo của Lãnh đạo các Bộ: Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Tài nguyên và Môi trường và ý kiến của lãnh đạo các bộ, cơ quan tại cuộc họp, Thường trực Chính phủ kết luận như sau:
1. Về Đề nghị xây dựng Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (sửa đổi)
Thường trực Chính phủ đánh giá cao Bộ Giao thông vận tải đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng, trình Chính phủ hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (sửa đổi) nhằm thể chế hóa các đường lối, chủ trương của Đảng và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm phù hợp với các Điều ước quốc tế, quy định, khuyến cáo mới của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO)[1], tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách trong lĩnh vực hàng không dân dụng; khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thi hành Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.
Thường trực Chính phủ thống nhất về sự cần thiết xây dựng, ban hành dự án Luật và các chính sách do Bộ Giao thông vận tải đề nghị; giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các Thành viên Chính phủ, hoàn thiện Hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật với các yêu cầu sau:
- Trên cơ sở tổng kết Luật Hàng không dân dụng Việt Nam hiện hành và pháp luật có liên quan về hàng không dân dụng, làm rõ những vướng mắc, bất cập các quy định của pháp luật và những phát sinh trong thực tiễn để đề xuất các chính sách phù hợp nhằm giải quyết các tồn tại, hạn chế, vướng mắc bất cập thực tiễn; rà soát, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của dự thảo Luật với pháp luật hiện hành. Các chính sách của Luật cần bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các bộ, ngành có liên quan (Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng…), bảo đảm không phát sinh bộ máy, tăng biên chế; cắt giảm, đơn giản hóa tối đa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân liên quan đến lĩnh vực hàng không; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước cho các chính quyền địa phương, làm rõ những nội dung phân cấp cho địa phương trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Tiếp tục tham khảo kinh nghiệm quốc tế, luật hóa các điều ước quốc tế, tham khảo có chọn lọc, tiếp thu, vận dụng cho phù hợp với thực tiễn của Việt Nam; tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp, đối tượng chịu tác động khác để hoàn thiện các chính sách, bảo đảm tính khả thi trong thực tiễn; đẩy mạnh truyền thông chính sách để tạo sự đồng thuận.
- Nghiên cứu, đánh giá tác động kỹ lưỡng nội dung và giải pháp thực hiện chính sách về Giám sát viên của Nhà chức trách hàng không, chỉ quy định trong Luật các vấn đề đã được nghiên cứu kỹ, có tính ổn định cao, bảo đảm đúng vai trò, thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của Giám sát viên và tính độc lập, khách quan; rà soát toàn diện các quy định sử dụng đất đối với các chủ thể sử dụng đất để có chính sách về quản lý, sử dụng đất theo quy hoạch cảng hàng không, sân bay đối với từng loại đất, đồng bộ với quy định của Luật Đất đai.
- Làm rõ cơ sở pháp lý, thực tiễn, cam kết, thông lệ quốc tế, trách nhiệm giải trình đối với ICAO; yêu cầu về năng lực, tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan; làm rõ trách nhiệm, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, nhà chức trách, cảng vụ, người khai thác cảng và các chủ thể liên quan đến an ninh, an toàn hàng không; các vấn đề kỹ thuật chuyên ngành hàng không, tác động đến hoạt động vận tải hàng không dân dụng, hệ thống bảo đảm an ninh, an toàn hàng không dân dụng hiện hành; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
- Nghiên cứu cơ chế chính sách để thu hút các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay; hoàn thiện quy định về quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng, quyền sở hữu, quản lý, vận hành, khai thác công trình, dự án; tạo điều kiện thuận lợi, công khai, minh bạch, thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng cảng hàng không, sân bay và phát triển ngành công nghiệp hàng không; hoàn thiện các giải pháp chính sách nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hàng không, bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư, người khai thác, hãng bay và khách hàng; phát triển ngành hàng không cạnh tranh lành mạnh, phát triển hiệu quả, bền vững trên cơ sở khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng cảng hàng không, sân bay; tăng cường năng lực giám sát an ninh, an toàn hàng không của Nhà chức trách hàng không, quản lý đội tàu bay khai thác tại Việt Nam.
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ nghiên cứu, tiếp thu ý kiến các bộ, cơ quan chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật, trình Chính phủ tại Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 02 năm 2024.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo việc hoàn thiện Đề nghị xây dựng Luật này.
2. Đề nghị xây dựng Luật Đường sắt (sửa đổi)
Thường trực Chính phủ đánh giá cao Bộ Giao thông vận tải đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng, trình Chính phủ hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật Đường sắt (sửa đổi) nhằm kịp thời thể chế hóa các đường lối chủ trương của Đảng, Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/02/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045[2]; khắc phục những hạn chế, vướng mắc, bất cập, yếu kém trong quá trình triển khai thi hành Luật Đường sắt về: ưu đãi, hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt, quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt, hoạt động vận tải đường sắt, kết nối các phương thức vận tải, phát triển công nghiệp và nguồn nhân lực đường sắt; phát triển đường sắt đô thị và đường sắt tốc độ cao.
Thường trực Chính phủ thống nhất về sự cần thiết xây dựng, ban hành dự án Luật; giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện Hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật với các yêu cầu sau:
- Nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ ý kiến các bộ, ngành để đề xuất các chính sách khả thi, đáp ứng được mục tiêu tại Kết luận số 49-KL/TW, đánh giá thực tiễn, xác định các nguyên nhân chậm phát triển hệ thống đường sắt ở Việt Nam nhất là đường sắt đô thị; nghiên cứu kinh nghiệm, chính sách ưu việt của một số nước để bổ sung các quy định có tính chất đột phá, hoàn thiện các giải pháp chính sách, tạo cơ chế thuận lợi, hiệu quả nhằm huy động tối đa các nguồn lực, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông đường sắt, công nghiệp đường sắt hiện đại, đồng bộ, bền vững, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình phù hợp về nguồn lực; tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
- Hoàn thiện các chính sách về ưu đãi, hỗ trợ đặc thù cho hoạt động đường sắt và cơ chế đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt, đồng bộ với các luật về: đất đai, thuế, ngân sách nhà nước, đầu tư công, đầu tư PPP , quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan, phù hợp với Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị; tháo gỡ cơ chế đầu tư bổ sung vốn điều lệ, giao tài sản công cho doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo hình thức tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đồng bộ với Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và Luật quản lý, sử dụng tài sản công.
- Hoàn thiện cơ chế quản lý, đầu tư, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt; quản lý, vận hành, khai thác công trình, dự án; quyền khai thác quỹ đất, công trình hạ tầng, thương mại, dịch vụ của các dự án đầu tư, bảo đảm thống nhất, đồng bộ với các luật có liên quan, tạo nguồn lực khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt hiệu quả; nghiên cứu để có giải pháp tổng thể quản lý chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; hoàn thiện các giải pháp chính sách, quy định đồng bộ về tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với công trình hạ tầng đường sắt; các quy định về bảo đảm an ninh, an toàn, kiểm tra, kiểm định chất lượng, an toàn kỹ thuật của phương tiện, trang thiết bị vận hành; quy định về kết nối các phương thức vận tải cần bảo đảm phù hợp với các quy hoạch, nhu cầu thực tế, khả năng kết nối bảo đảm tính tối ưu, tiết kiệm, hiệu quả.
- Tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước nhằm rút ngắn thời gian đầu tư cần phù hợp với điều kiện, năng lực của từng địa phương; nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương; cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp.
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ nghiên cứu tiếp thu đầy đủ ý kiến của Thành viên Chính phủ, ý kiến của các cơ quan liên quan, chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật, trình Chính phủ tại Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 02 năm 2024.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo việc hoàn thiện Đề nghị xây dựng Luật này.
3. Về Đề nghị xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số
Thường trực Chính phủ đánh giá cao Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng, trình Chính phủ Đề nghị xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số.
Thường trực Chính phủ thống nhất về sự cần thiết xây dựng Luật với nhiều chính sách mới, khó, có cách tiếp cận mới về công nghệ, phù hợp với xu hướng phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; thống nhất phạm vi điều chỉnh và các chính sách cơ bản của Đề nghị xây dựng Luật theo đề xuất của Bộ Thông tin và Truyền thông. Thường trực Chính phủ yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu chỉnh lý, hoàn thiện các chính sách với các yêu cầu sau:
- Thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công nghiệp công nghệ số và công nghệ thông tin; trên cơ sở tổng kết việc thực hiện Luật Công nghệ thông tin và pháp luật có liên quan, kế thừa những quy định phù hợp, khả thi, bổ sung các quy định để xử lý bất cập, hạn chế, vướng mắc trong thực tế; làm rõ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn, có luận giải trên cơ sở, chứng cứ khoa học của các chính sách mới về công nghiệp công nghệ số;
- Làm rõ các khái niệm mới và chính sách cụ thể phù hợp với phạm vi điều chỉnh của Luật, thể hiện rõ mối quan hệ của Luật này với Luật Công nghệ thông tin; nghiên cứu có kế hoạch sửa đổi toàn diện Luật Công nghệ thông tin để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật;
- Rà soát nội dung các chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật, bảo đảm tính khả thi; quy định các vấn đề đã được thực hiện ổn định, khả thi, phù hợp với thực tiễn, đồng bộ, thống nhất với các luật khác (Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Khoa học và Công nghệ, các luật về thuế,…)