Thông báo 66/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế tại phiên họp Ban Chỉ đạo lần thứ nhất năm 2018 do Văn phòng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 66/TB-VPCP |
Ngày ban hành | 13/02/2018 |
Ngày có hiệu lực | 13/02/2018 |
Loại văn bản | Thông báo |
Cơ quan ban hành | Văn phòng Chính phủ |
Người ký | Mai Tiến Dũng |
Lĩnh vực | Thương mại |
VĂN
PHÒNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 66/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 13 tháng 02 năm 2018 |
Ngày 11 tháng 01 năm 2018, tại Trụ sở Bộ Công Thương, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế (BCĐLNKT) đã chủ trì Phiên họp Ban Chỉ đạo lần thứ nhất năm 2018. Tham dự cuộc họp có các thành viên BCĐLNKT; đại diện Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội; đại diện một số thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ và các tỉnh Bắc Ninh, Vĩnh Phúc; các hiệp hội: Dệt May Việt Nam, Da - Giầy Việt Nam, Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Sau khi nghe các báo cáo của BCĐLNKT về: (i) Tình hình triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế năm 2017 và đề xuất phương hướng năm 2018; (ii) Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo Thông báo số 139/TB-VPCP ngày 15 tháng 3 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ; (iii) Công tác năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018 của Đoàn Đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế; (iv) Cơ chế điều phối liên ngành về hội nhập kinh tế quốc tế trong thực hiện, khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực; đồng thời đánh giá cao vai trò thường trực của Bộ Công Thương và Văn phòng BCĐLNKT trong việc điều phối và triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế năm 2017, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo đã kết luận:
Trong bối cảnh các xu hướng hợp tác, đối thoại và liên kết khu vực trên thế giới đang chuyển biến theo nhiều chiều hướng phức tạp, đặc biệt là tiến trình đàm phán Brexit, tương lai hợp tác đối tác khu vực xuyên Thái Bình Dương và những động thái từ điều hành chính sách của Hoa Kỳ... đang và sẽ tác động đến tình hình kinh tế - chính trị của các nước và khu vực. Năm 2017 vừa qua, công tác hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ghi nhận nhiều thành công lớn với các kết quả quan trọng trong nước và quốc tế. Chúng ta quán triệt thực hiện các Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII về hội nhập kinh tế quốc tế và tăng cường thực hiện, khai thác hiệu quả các FTA đã có hiệu lực. Việt Nam bước vào giai đoạn thực thi Cộng đồng kinh tế ASEAN đến năm 2025 trên cơ sở các thành tựu của 50 năm thành lập ASEAN và 22 năm gia nhập ASEAN. Chúng ta đã đảm nhận đăng cai tổ chức thành công năm APEC 2017 và góp phần quan trọng vào tiến trình mở rộng hợp tác và thúc đẩy hội nhập kinh tế ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Ban Chỉ đạo với vai trò là cơ quan điều phối liên ngành về hội nhập kinh tế quốc tế đã phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương triển khai các chủ trương, nghị quyết của Đảng và Chính phủ về hội nhập kinh tế quốc tế; tham gia các hoạt động trong khuôn khổ các diễn đàn, tổ chức kinh tế quốc tế khu vực và thế giới; đàm phán, ký kết các FTA; triển khai nghiên cứu, tham mưu, tư vấn chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế; và đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo về hội nhập kinh tế quốc tế.
Mặc dù vậy, công tác hội nhập kinh tế quốc tế vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, đòi hỏi BCĐLNKT cần tăng cường thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ phối hợp liên ngành, trong đó tập trung triển khai một số nhiệm vụ trong thời gian tới như sau:
BCĐLNKT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tăng cường hơn nữa công tác nghiên cứu, dự báo về các vấn đề mới của hội nhập kinh tế quốc tế và đàm phán FTA, trong đó tận dụng tối đa nguồn lực từ Nhóm Hỗ trợ kỹ thuật và Nhóm Chuyên gia tư vấn, trước mắt tập trung nghiên cứu các vấn đề mới như tác động của việc tham gia các FTA thế hệ mới, xu hướng chuyển dịch trọng tâm hợp tác trong các khuôn khổ khu vực và toàn cầu như Cộng đồng Kinh tế ASEAN, ASEAN với các đối tác đối thoại.
2. Công tác liên ngành về hội nhập kinh tế quốc tế
a) Các Bộ, ngành và địa phương chủ động và tích cực triển khai hiệu quả các chương trình hành động của Bộ, ngành và địa phương mình trên cơ sở cụ thể hóa chi tiết nhiệm vụ phù hợp với đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành, địa phương, nhằm thực hiện các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương và Nghị quyết của Chính phủ, tạo môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các thành viên BCĐLNKT chủ động tham mưu, phối hợp với lãnh đạo các Bộ, ngành tổng kết, đánh giá tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với ngành và lĩnh vực do Bộ, ngành phụ trách để xây dựng Chương trình hành động năm 2018, báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo và Thủ tướng Chính phủ trong Quý I năm 2018.
b) BCĐLNKT phối hợp với Bộ Công Thương, các Bộ, ngành:
- Quán triệt triển khai Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện và khai thác hiệu quả các FTA đã có hiệu lực. Theo đó, rà soát, hoàn thiện lại cơ chế điều phối thực thi cam kết FTA đối với các lĩnh vực cụ thể, theo hướng thiết thực và hiệu quả hơn; đảm bảo thực thi nghiêm túc các FTA; đánh giá kịp thời các vấn đề phát sinh và kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi các cam kết và việc triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khai thác hiệu quả các FTA.
- Phối hợp với Đoàn Đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế đưa ra phương án hợp lý để hoàn tất các FTA đang đàm phán và chủ động đề xuất, đánh giá nghiên cứu khả thi các FTA với các đối tác mới để đón đầu tiềm năng phát triển của các thị trường mới.
- Phối hợp với các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài xây dựng chương trình hoạt động của BCĐLNKT tại các nước và các tổ chức quốc tế trong năm 2018, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo.
- Tăng cường rà soát, đôn đốc các Bộ, ngành liên quan trong việc thực thi cam kết FTA, phối hợp với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổng hợp những thay đổi của chính sách, phản ứng của thị trường nước sở tại để kịp thời báo cáo Chính phủ và đưa ra cảnh báo sớm đối với doanh nghiệp.
- Tăng cường nghiên cứu đề xuất các biện pháp phòng vệ thương mại hợp pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trước sự cạnh tranh của hàng nước ngoài, đặc biệt với những nhóm ngành hàng nhạy cảm trong nước.
- Phối hợp Bộ Công Thương và các Bộ, ngành tăng cường tổ chức tham vấn với cộng đồng doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng trong quá trình triển khai cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, kịp thời nắm bắt những vấn đề phát sinh, vướng mắc và báo cáo, đề xuất với Chính phủ giải pháp khắc phục nhằm bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam.
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến cam kết FTA dưới nhiều hình thức khác nhau, chú trọng việc phổ biến trên các trang thông tin điện tử. Phát hành các ấn phẩm, cẩm nang tích hợp các FTA theo lĩnh vực và ngành hàng để phổ biến cho các đối tượng liên quan.
3. Các nội dung công việc khác, giao Văn phòng BCĐLNKT:
- Tiếp tục bám sát và tổ chức triển khai trong năm 2018 các nhiệm vụ tại Thông báo số 139/TB-VPCP ngày 15 tháng 3 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ.
- Sớm trình Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định việc bổ sung thành viên Ban Chỉ đạo: Đại diện Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, một số địa phương lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nghiên cứu xây dựng bộ cơ sở dữ liệu theo ngành và theo lĩnh vực về hội nhập kinh tế quốc tế, tiến tới tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia để phục vụ công tác hỏi đáp, tra cứu các vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế.
- Nghiên cứu, đánh giá lại tình hình thực thi các cam kết FTA và xây dựng kế hoạch để kiến nghị Trưởng Ban Chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, rà soát, đôn đốc việc thực thi cam kết FTA ở một số Bộ, ngành và địa phương trọng điểm, trong đó có sự tham gia của các hiệp hội ngành hàng.
- Xây dựng Đề án tổ chức Diễn đàn Hội nhập kinh tế quốc tế năm 2018, hướng tới việc tổ chức Diễn đàn thường niên; xem xét mở rộng về quy mô quốc tế với các đối tác quan trọng của Việt Nam.
- Phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan đổi mới công tác xúc tiến thương mại, đầu tư trong và ngoài nước, tiến tới xây dựng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực này theo hướng thiết thực và hiệu quả; tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo các vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế tác động tới Việt Nam trước mắt và lâu dài, đề xuất, tham mưu cho Ban Chỉ đạo và Chính phủ trong công tác điều hành kinh tế đất nước; đồng thời tăng cường phổ biến, thông tin tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế.
Bộ Tài chính xem xét bố trí thêm kinh phí đặc thù cho BCĐLNKT đối với các Đề án, công việc lớn do Trưởng Ban Chỉ đạo giao trên nguyên tắc sử dụng hiệu quả, tiết kiệm và đúng quy định hiện hành; huy động các nguồn tài trợ của các dự án, các tổ chức quốc tế và các nguồn kinh phí hợp pháp khác cho các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế.