Thông báo 323/TB-VPCP năm 2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị của Thành phố Hà Nội sơ kết 6 tháng đầu năm thực hiện Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06 do Văn phòng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 323/TB-VPCP |
Ngày ban hành | 15/07/2024 |
Ngày có hiệu lực | 15/07/2024 |
Loại văn bản | Thông báo |
Cơ quan ban hành | Văn phòng Chính phủ |
Người ký | Trần Văn Sơn |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin,Thể thao - Y tế,Quyền dân sự |
VĂN PHÒNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 323/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2024 |
Ngày 28 tháng 6 năm 2024, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm thực hiện Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và chỉ đạo Hội nghị. Cùng tham dự có Bộ trưởng các Bộ: Công an, Y tế; đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan, gồm: Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Tư pháp, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBND thành phố Hà Nội; đại diện lãnh đạo UBND các tỉnh: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam.
Sau khi nghe báo cáo tình hình, tiến độ triển khai thực hiện các nhiệm vụ Đề án 06 trên địa bàn thành phố Hà Nội 06 tháng đầu năm 2024, ý kiến phát biểu của các đại biểu dự Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ kết luận chỉ đạo như sau:
I. Về kết quả triển khai Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, biểu dương những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của thành phố Hà Nội trong triển khai Đề án 06 thời gian qua, hoan nghênh Thành phố đã công bố vận hành một số nền tảng ứng dụng Đề án 06 trên địa bàn; đánh giá cao và cơ bản thống nhất với nội dung báo cáo, ý kiến phát biểu của các đại biểu dự Hội nghị, cụ thể:
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện Đề án 06 được Thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, các sở, ban, ngành của thành phố Hà Nội triển khai quyết liệt, đồng bộ với quyết tâm cao, tạo ra sự chuyển biến tích cực: i) Đã ban hành 02 nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố, 01 công điện, 04 quyết định, 06 kế hoạch và hơn 120 văn bản của UBND Thành phố với phương châm “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình, rõ hiệu quả”, “một việc - một đầu mối xuyên suốt”; ii) Đã kiện toàn và hợp nhất 03 Ban chỉ đạo về Cải cách hành chính, Chuyển đổi số, Đề án 06 thành 01 Ban chỉ đạo do đồng chí Chủ tịch UBND Thành phố làm Trưởng Ban; iii) Hình thành 5.024 Tổ Chuyển đổi số cộng đồng phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an cơ sở để triển khai hiệu quả Đề án 06 trên địa bàn Thành phố.
2. Công tác hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo môi trường pháp lý đồng bộ, minh bạch, hiệu lực được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đạt kết quả tích cực, làm động lực cho sự phát triển. Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước thực hiện phương án ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) với hơn 600 TTHC đến hết năm 2025. Thành phố đã ban hành chính sách thu phí “không đồng” để thu hút người dân, doanh nghiệp tham gia dịch vụ công trực tuyến (DVCTT).
3. Công tác triển khai DVCTT đạt kết quả tích cực. Thành phố đã hỗ trợ 100% phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp cho người dân khi có đề nghị cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID. Kết quả cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID đạt 55,67% trên tổng số hồ sơ tiếp nhận, giúp tiết kiệm 10,7 tỷ đồng cho người dân và 6,85 tỷ đồng cho cơ quan hành chính nhà nước tại Thành phố.
4. Kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư tiếp tục được đẩy mạnh, tạo tiện ích trong cung cấp DVCTT tới người dân, doanh nghiệp. Thành phố đã xây dựng, hoàn thiện và đang từng bước tái sử dụng dữ liệu từ các CSDL tập trung, kết nối, khai thác CSDL quốc gia về dân cư trong giải quyết công việc (hình thành CSDL dùng chung toàn Thành phố về an sinh xã hội, người có công, trẻ em, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, dữ liệu về đất đai..., kết nối với CSDL quốc gia về dân cư).
5. Đã triển khai phương án thuê dịch vụ công nghệ thông tin, tháo gỡ các điểm nghẽn, góp phần triển khai nhanh và hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án 06 và chuyển đổi số trên địa bàn.
6. Các kết quả triển khai Đề án 06 của Thành phố giúp truyền cảm hứng, tạo động lực, niềm tin cho người dân, doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
7. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác triển khai Đề án 06 trên địa bàn Thành phố vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: i) Kết quả xử lý, giải quyết hồ sơ TTHC trên môi trường điện tử còn thấp: Tỷ lệ hồ sơ cấp kết quả điện tử, tỷ lệ số hóa hồ sơ, số hóa kết quả giải quyết TTHC còn thấp so với trung bình cả nước; Tỷ lệ khai thác, sử dụng lại thông tin, dữ liệu số hóa chưa cao;, ii) Còn một số DVCTT mang tính hình thức; iii) Hạ tầng số chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển; iv) Kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật còn nhiều hạn chế, bất cập; v) Công tác bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin ở nhiều cơ quan chưa được quan tâm đúng mức.
Nhằm phát huy những kết quả đạt được, đồng thời khắc phục tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, thành phố Hà Nội cần quán triệt một số nội dung sau:
1. Bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, có tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận thực tế phù hợp với điều kiện của Thủ đô. Đặc biệt là đề cao trách nhiệm, phát huy vai trò của người đứng đầu Thành phố, các sở, ngành, quận, huyện, phường, xã, thị trấn.
2. Phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đấy; không dàn trải, manh mún, chia cắt. Bên cạnh đó, phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ quy trình, rõ sản phẩm, rõ kết quả. Chỉ đạo điều hành và tổ chức triển khai đồng bộ, linh hoạt, khoa học, bài bản, có trọng tâm, trọng điểm, thứ tự ưu tiên.
3. Phải đẩy mạnh hoàn thiện các cơ chế chính sách gắn với đánh giá, tổng kết từ thực tiễn để bảo đảm tính khả thi, hiệu quả. Đề xuất, thí điểm các mô hình mới, hiệu quả trong triển khai Đề án 06 trên địa bàn Thành phố, phù hợp với đặc thù và xu thế phát triển.
4. Phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là động lực trong triển khai Đề án 06; minh bạch hóa và tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp để trực tiếp thụ hưởng những thành quả của Đề án 06 mang lại.
5. Luôn giữ vững kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực, tăng cường kiểm tra, giám sát; kiên quyết phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm; đẩy mạnh truyền thông chính sách, góp phần tạo đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin của Nhân dân.
III. Nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới
1. Đối với các bộ, cơ quan, địa phương
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo nghiên cứu xây dựng đề án chuyển đổi số của ngành, địa phương tương tự như Bộ Công an đã làm và kết nối với Đề án 06. Đẩy nhanh tiến độ số hóa dữ liệu, cải tiến quy trình nghiệp vụ để triển khai Luật Giao dịch điện tử có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 và triển khai các quy định thông tin tích hợp trên tài khoản định danh điện tử tương đương với giấy tờ bản giấy khi thực hiện TTHC.
b) Để tháo gỡ các vấn đề vướng mắc của thành phố Hà Nội nói riêng, các bộ, cơ quan, địa phương nói chung về quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên triển khai các nhiệm vụ Đề án 06, Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện Nghị định quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng chi thường xuyên ngân sách nhà nước để mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng, báo cáo Chính phủ trước ngày 15 tháng 7 năm 2024.
c) Các bộ, ngành và Tổ công tác triển khai Đề án 06 tiếp tục phối hợp chặt chẽ với thành phố Hà Nội nói riêng và UBND các địa phương nói chung trong triển khai Đề án 06. Các bộ, ngành phối hợp với Bộ Công an thống nhất các giải pháp kỹ thuật và chia sẻ dữ liệu để đảm bảo tính đồng bộ trong quá trình thực hiện Đề án 06.
d) UBND các địa phương nghiên cứu 19 nhiệm vụ triển khai Đề án 06 trên địa bàn Thành phố Hà Nội, như: sổ sức khỏe điện tử; cấp lý lịch tư pháp trên VNeID; hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền và thu thuế khoán; thanh toán giá dịch vụ trông giữ xe không dùng tiền mặt..., những kinh nghiệm, cách làm hay, sáng tạo (như: thu phí “không đồng”; thuê dịch vụ công nghệ thông tin…), lựa chọn, xây dựng kế hoạch và có lộ trình chi tiết để tổ chức triển khai, áp dụng phù hợp với địa bàn.
Với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hóa - khoa học - giáo dục của cả nước, Thành phố phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại. Trong đó, tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau: