Thông báo 2893/TB-BNN-VP năm 2014 ý kiến kết luận của Thứ trưởng Lê Quốc Doanh tại Hội nghị bàn giải pháp phát triển sản xuất điều và ra mắt Ban Chỉ đạo phát triển điều bền vững do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu | 2893/TB-BNN-VP |
Ngày ban hành | 18/06/2014 |
Ngày có hiệu lực | 18/06/2014 |
Loại văn bản | Thông báo |
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký | Nguyễn Văn Việt |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Tài nguyên - Môi trường |
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2893/TB-BNN-VP |
Hà Nội, ngày 18 tháng 06 năm 2014 |
THÔNG BÁO
Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA THỨ TRƯỞNG LÊ QUỐC DOANH TẠI HỘI NGHỊ BÀN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT ĐIỀU VÀ RA MẮT BAN CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN ĐIỀU BỀN VỮNG
Ngày 12 tháng 06 năm 2014 tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức Hội nghị bàn giải pháp phát triển sản xuất điều và ra mắt Ban chỉ đạo phát triển điều bền vững, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh và ông Võ Văn Chánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai chủ trì Hội nghị.
Tham dự Hội nghị có lãnh đạo một số Cục, Vụ, Viện, Trung tâm thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT; lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh trồng điều; Hiệp hội Điều Việt Nam; một số doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu điều; đại diện điển hình nông dân trồng điều giỏi và các cơ quan thông tấn báo chí.
Hội nghị đã nghe báo cáo về tình hình phát triển sản xuất điều, những tồn tại trong sản xuất, chế biến, kinh doanh điều, những tiến bộ kỹ thuật mới và giải pháp thúc đẩy phát triển điều, đồng thời tổ chức ra mắt Ban chỉ đạo phát triển điều bền vững. Sau khi nghe các đại biểu phát biểu ý kiến, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đã kết luận Hội nghị như sau:
Điều là một trong những cây công nghiệp xuất khẩu chủ lực của nước ta, kim ngạch xuất khẩu chỉ đứng sau lúa gạo, cà phê, cao su; nhiều doanh nghiệp đầu tư dây chuyền thiết bị công nghệ đảm bảo chế biến xuất khẩu tốt, công suất chế biến cả nước 01 triệu tấn hạt điều mỗi năm. Tuy nhiên hiện nay ngành điều đang gặp nhiều khó khăn, nguyên liệu chỉ đáp ứng 30 - 40 % công suất chế biến, diện tích trồng điều sụt giảm, năng suất còn thấp, chế biến sâu chưa nhiều, sự gắn kết giữa người trồng điều với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu còn hạn chế.
Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, để ngành điều phát triển bền vững, tăng thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp, Bộ đề nghị các cơ quan thuộc Bộ, các địa phương và đơn vị liên quan, thực hiện tốt các nội dung sau đây:
1. Các đơn vị thuộc Bộ
a) Cục Trồng trọt
Thường trực cho Ban chỉ đạo phát triển điều, xây dựng ban hành quy chế và kế hoạch hoạt động chỉ đạo thúc đẩy phát triển ngành điều bền vững.
Phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu phát triển điều thuộc Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam, tập hợp các tiến bộ kỹ thuật mới để cập nhật ban hành quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch điều, quy trình thâm canh điều trong thời gian tới.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh trồng điều tăng cường công tác quản lý chất lượng giống điều, chỉ đạo tốt công tác rà soát quy hoạch và thâm canh nâng cao năng suất và sản lượng, nhất là các vùng trọng điểm Đông Nam bộ và Tây Nguyên.
b) Cục Bảo vệ thực vật
Chủ trì xây dựng quy trình phòng trừ sâu bệnh hại trên cây điều trong điều kiện mưa trái vụ.
Chỉ đạo hệ thống Chi cục BVTV ở các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát việc kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV trên cây điều.
c) Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với Cục Trồng trọt rà soát, điều chỉnh dự án khuyến nông Trung ương về cây điều giai đoạn 2014 - 2016 về nội dung, kinh phí, địa điểm, tạo điều kiện cho các địa phương tham gia, theo hướng tập trung từng vùng quy mô lớn.
d) Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Đẩy mạnh chương trình đào tạo, tập huấn, các dự án khuyến nông cây điều cho các địa phương, tăng cường công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng.
e) Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Chỉ đạo Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam (Trung tâm Nghiên cứu phát triển điều) phối hợp các Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ khẩn trương xây dựng quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch điều và quy trình thâm canh có cập nhật các tiến bộ kỹ thuật mới để ban hành. Chỉ đạo triển khai có kết quả Dự án phát triển giống điều, các đề tài nghiên cứu và dự án khuyến nông điều có hiệu quả.
2. Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh trồng điều
Rà soát quy hoạch diện tích sản xuất điều cụ thể, chi tiết đến từng huyện, xã, để xây dựng kế hoạch thâm canh, trồng thay thế giống mới, trồng mới, ghép cải tạo cùng các giải pháp kỹ thuật thực hiện hiệu quả.
Phối hợp với Hiệp hội Điều và các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu điều xây dựng các mô hình liên kết giữa người trồng điều và cơ sở chế biến, xuất khẩu xây dựng cánh đồng điều lớn, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên.
Chỉ đạo tiếp tục xây dựng và nhân nhanh các mô hình sản xuất điều có hiệu quả trên địa bàn.
Tăng cường công tác kiểm tra sản xuất, kinh doanh giống điều, xử lý nghiêm những cơ sở sản xuất kinh doanh giống điều không đủ điều kiện theo quy định.
Chủ động tiến hành bình tuyển, chọn và nhân giống tốt, ưu việt, phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và tập quán canh tác của địa phương để phục vụ sản xuất cho địa phương mình.
3. Hiệp hội Điều Việt Nam