Thông báo 243/TB-VPCP ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp về tình hình sản xuất kinh doanh và thực hiện Đề án tái cơ cấu của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 243/TB-VPCP
Ngày ban hành 15/07/2013
Ngày có hiệu lực 15/07/2013
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Nguyễn Hữu Vũ
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Giao thông - Vận tải

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 243/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2013

 

THÔNG BÁO

Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG HOÀNG TRUNG HẢI TẠI CUỘC HỌP VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM.

Ngày 05 tháng 7 năm 2013, tại trụ sở Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp về tình hình sản xuất kinh doanh và triển khai thực hiện Đán tái cơ cấu của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam. Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo các Bộ: Giao thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam.

Sau khi nghe báo cáo của Bộ Giao thông vận ti, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam và ý kiến của các đại biểu tham dự cuộc họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã kết luận như sau:

1. Đánh giá chung

Thống nhất với báo cáo, đánh giá của Bộ Giao thông vận tải về tình hình sản xuất kinh doanh và triển khai thực hiện Đán tái cơ cấu của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam.

Trong giai đoạn vừa qua, do thị trường vận tải biển chưa phục hồi, nguồn vốn hạn chế, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh vận tải biển và khai thác cảng biển. Tuy nhiên, Tổng Công ty đã bám sát định hướng đầu tư phát triển, tập trung xây dựng và thực hiện nhiều giải pháp vượt qua khó khăn thách thức, triển khai việc cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên theo Đán tái cơ cấu đã được phê duyệt.

2. Nhiệm vụ trong thời gian tới.

a) Tng Công ty Hàng hải Việt Nam:

- Tăng cường công tác quản trị, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh; kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khâu, các bộ phận, xử lý vi phạm theo quy định; đồng thời, quản lý, ct giảm chi phí, nâng cao hơn nữa năng lực khai thác sử dụng đội tàu để đạt hiệu quả cao hơn;

- Tập trung xử lý tài chính, đẩy nhanh tiến độ thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp trực thuộc và Công ty mẹ theo đúng Đán tái cơ cấu Tổng Công ty. Hội đồng thành viên, Ban Giám đốc cần chỉ đạo quyết liệt, cương quyết không vì lợi ích cá nhân làm ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp;

- Sớm hoàn thiện và nộp hồ sơ phá sản doanh nghiệp đối với Công ty Vinashinlines và Falcon theo quy định.

b) Các Bộ, ngành đôn đốc, chỉ đạo thực hiện quyết liệt các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ liên quan đến kế hoạch sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và Đề án tái cơ cấu Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam; kịp thời xử lý, giải quyết những đề xuất, kiến nghị của Tổng Công ty, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

3. Về các kiến nghị

a) Về việc khoanh nợ, xóa nợ tại các ngân hàng thương mại quốc doanh và Ngân hàng Phát triển Việt Nam: Bộ Giao thông vận tải và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam làm việc trực tiếp vi từng ngân hàng, trình Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để báo cáo Thủ tướng Chính ph xem xét, quyết định;

b) Về các khoản nợ tại các tổ chức tín dụng khác: Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xử lý việc khoanh nợ, xóa nợ theo quy định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thm quyền;

c) Về việc Công ty mua bán nợ quốc gia và Công ty mua bán nợ và tài sản tn đọng của doanh nghiệp tham gia mua lại các khoản nợ của Vinalines: Giao Bộ Tài chính hướng dẫn, xử lý cụ thể theo thẩm quyền;

d) Về việc phát hành trái phiếu có bảo lãnh của Chính phủ để đảo nợ vay ngân hàng: Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét, giải quyết theo quy định. Trong thời gian chờ phát hành trái phiếu mới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, xử lý các đề nghị của Tổng Công ty về kéo dài thời gian trả nợ trái phiếu thêm một năm và giữ nguyên nhóm nợ cho các khoản vay;

đ) Về vốn lưu động: Bộ Giao thông vận tải, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hỗ trợ, phối hợp với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam làm việc với các tổ chức tín dụng, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp;

e) Về cơ cấu nợ tại 4 doanh nghiệp chuyển giao từ Vinashin: Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam nộp hồ sơ về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

g) Về chuyển đổi các khoản nợ, bảo lãnh hỗ trợ của Vinashin và Vinalines cho 05 đơn vị chuyển giao từ Vinashin thành vốn điều lệ: Giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xem xét, giải quyết cụ thể; báo cáo Thủ tướng Chính phnhững vấn đề vượt thẩm quyền;

h) Về các liên doanh cảng với đối tác nước ngoài: Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Tng Công ty Hàng hải Việt Nam đánh giá lại, giảm tỷ lệ góp vốn của phía Việt Nam tại các liên doanh cảng không quan trọng để đầu tư vào các dự án cảng quan trọng hơn.

i) Về việc sử dụng nguồn vốn từ chuyển đổi công năng khu bến cảng Nhà Rồng - Khánh Hội cho các cảng liên doanh của Tổng Công ty tại khu vực Cái Mép - Thị Vải: Giao Bộ Tài chính xem xét, giải quyết theo quy định;

k) Về cấp bổ sung vốn điều lệ: Giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính sớm xem xét, giải quyết; lưu ý khấu trừ khoản tạm ứng 200 tỷ đồng của Tổng Công ty để phục vụ cho việc bán tàu của Công ty Vinashinlines;

l) Về việc bán tàu: y quyền Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định các trường hợp đề nghị của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam;

m) Về lãi suất các khoản vay đóng tàu: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn Tổng Công ty hàng hải Việt Nam thực hiện theo quy định hiện hành.

Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ Giao thông vận tải, Tng Công ty Hàng hải Việt Nam và các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.

 

[...]