Thông báo 212/TB-VPCP năm 2016 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp lần thứ 65 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 212/TB-VPCP
Ngày ban hành 02/08/2016
Ngày có hiệu lực 02/08/2016
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Mai Tiến Dũng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 212/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 02 tháng 08 năm 2016

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI PHIÊN HỌP LẦN THỨ 65 CỦA HỘI ĐỒNG THI ĐUA - KHEN THƯỞNG TRUNG ƯƠNG

Ngày 11 tháng 7 năm 2016, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã chủ trì phiên họp lần thứ 65 của Hội đồng. Tham dự cuộc họp có đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, các thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương và đồng chí Lê Vĩnh Tân, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, đại diện lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Trung ương Đảng.

Sau khi nghe đồng chí Trần Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác 6 tháng đầu năm, các nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm và Kế hoạch hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương giai đoạn 2016 - 2021, ý kiến thảo luận của các thành viên Hội đồng, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương kết luận như sau:

I. VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2016

Trong 6 tháng đầu năm 2016, công tác thi đua, khen thưởng trong cả nước đã có nhiều đổi mới. Ngay từ những tháng đầu năm, các bộ, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể và địa phương đã tổ chức nhiều phong trào thi đua với các hình thức đa dạng, phong phú, bám sát nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021. Công tác khen thưởng được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện kịp thời, bước đầu đã có sự chuyển biến trong khen thưởng cho công nhân, nông dân và người lao động.

Hoạt động của Hội đồng và Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã có nhiều đổi mới, Các thành viên của Hội đồng đã chủ động, trách nhiệm trong việc tổ chức chỉ đạo và triển khai có hiệu quả những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm.

Hoạt động của các cụm, khối thi đua ở Trung ương và địa phương ngày càng thiết thực, với nhiều hình thức, nội dung phong phú, hiệu quả.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thi đua, khen thưởng 6 tháng đầu năm 2016 còn có một số hạn chế. Phong trào thi đua tuy đã được phát động, nhưng hiệu quả một số phong trào chưa cao, có nơi còn hình thức, chưa thực sự tạo động lực cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của bộ, ngành, địa phương. Công tác tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Công tác khen thưởng vẫn có tập thể, cá nhân chưa đạt thành tích tiêu biểu, xuất sắc, có tác dụng lan tỏa.

II. VỀ NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng và Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và kế hoạch 05 năm 2016 - 2020, theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Cụ thể như sau:

a) Đẩy mạnh các phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả, hướng vào những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá nhằm phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tạo môi trường và động lực mới cho sự phát triển.

- Thi đua xây dựng và phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, bảo đảm an sinh xã hội góp phần nâng cao đời sống nhân dân, làm tốt phong trào đền ơn đáp nghĩa... Tiếp tục đẩy mạnh Phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; chú trọng thực hiện hiệu quả phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”,...

- Tiếp tục phát động và thực hiện tốt các phong trào thi đua trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội, phát huy sức mạnh tổng hợp, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ.

- Hướng các phong trào thi đua vào việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đổi mới và phát huy các phong trào thi đua yêu nước của các tổ chức, đoàn thể nhân dân để tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động mọi tiềm năng, nguồn lực, sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

b) Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng:

Công tác thi đua phải bảo đảm thiết thực, hiệu quả, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, chương trình và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, cấp, ngành. Các phong trào thi đua cần xác định rõ chủ đề, nội dung và biện pháp thực hiện, hình thức cần phong phú, bám sát nhiệm vụ được giao.

- Công tác khen thưởng phải bảo đảm kịp thời, công khai, minh bạch, đúng tiêu chuẩn, thực chất, tránh tràn lan. Chú trọng đến khen thưởng đột xuất, phát hiện nhân tố mới, điển hình tiên tiến, những tấm gương người tốt, việc tốt, những người lao động trực tiếp, công nhân, nông dân và có các hình thức khen thưởng đột xuất, phù hợp, kịp thời. Việc khen thưởng cho các đối tượng là doanh nghiệp, người đứng đầu doanh nghiệp cần chú ý tới kết quả sản xuất kinh doanh và dư luận xã hội.

- Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương nghiên cứu chủ đề thi đua gắn với chủ trương hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp.

- Các bộ, ngành, địa phương thực hiện đúng quy định về tổ chức các giải thưởng, bảo đảm công khai, minh bạch, tránh tình trạng tổ chức tràn lan làm giảm ý nghĩa tôn vinh của giải thưởng.

- Tập trung giải quyết dứt điểm khen thưởng thành tích kháng chiến, đặc biệt là việc phong tặng, truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”.

c) Về công tác tuyên truyền:

Phát huy vai trò tích cực của các cơ quan truyền thông, báo chí trong phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến, nhân tố mới; biểu dương, tôn vinh điển hình người tốt, việc tốt.

2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thi đua, khen thưởng, bảo đảm khả thi, thiết thực, đơn giản hóa thủ tục và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thi đua, khen thưởng.

Bộ Ngoại giao phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại thay thế cho Quyết định 67/2011/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm trong công tác thi đua, khen thưởng.

4. Tiếp tục kiện toàn bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả; bố trí cán bộ có năng lực, trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu của công tác thi đua, khen thưởng.

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ