Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Thông báo 121/TB-BNN-VP ý kiến kết luận của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại Hội nghị tổng kết công tác chỉ đạo điều hành năm 2012, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 121/TB-BNN-VP
Ngày ban hành 08/01/2013
Ngày có hiệu lực 08/01/2013
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Nguyễn Văn Việt
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 121/TB-BNN-VP

Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2013

 

THÔNG BÁO

Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA BỘ TRƯỞNG CAO ĐỨC PHÁT TẠI HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH NĂM 2012, TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ CÔNG TÁC NĂM 2013 CỦA BỘ

Ngày 27 tháng 12 năm 2012, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã chủ trì Hội nghị kiểm điểm công tác chỉ đạo điều hành năm 2012 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2013 của Bộ. Tham dự Hội nghị có các đồng chí Thứ trưởng; tập thể lãnh đạo các Tổng cục, Cục, Vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Ban Đổi mới và quản lý doanh nghiệp; Thủ trưởng các đơn vị thuộc các Tổng cục; Thủ trưởng các đơn vị: Đảng ủy Bộ, Công đoàn cơ quan Bộ, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Bộ, các Ban Quản lý dự án: Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy lợi; các Trung tâm: Tin học và Thống kê, Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, Khuyến nông Quốc gia, Xúc tiến thương mại Nông nghiệp; Báo Nông nghiệp Việt Nam; Tạp chí Nông nghiệp và PTNT.

Sau khi nghe các đơn vị báo cáo và ý kiến phát biểu của các đại biểu, Bộ trưởng Cao Đức Phát có ý kiến kết luận như sau:

1. Về công tác chỉ đạo điều hành năm 2012

a) Những kết quả đạt được

Năm 2012, toàn ngành Nông nghiệp triển khai thực hiện Kế hoạch với điều kiện có nhiều khó khăn, thách thức, nhất là thiên tai diễn biến bất thường, giá nhiều mặt hàng nông sản giảm; vốn đầu tư, vốn tín dụng hạn hẹp, lãi suất cao nên các doanh nghiệp, nông dân đều rất khó khăn trong việc duy trì sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, phối hợp chặt chẽ với các địa phương và sự nỗ lực của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đã triển khai toàn diện các nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao, duy trì tốc độ tăng trưởng, góp phn quan trọng vào tăng trưởng chung của cả nước, kiềm chế lạm phát, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, tạo nguồn ngoại tệ lớn và nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân; giá trị sản xuất nông lâm thủy sản đạt 3,4%, tốc độ tăng trưởng toàn ngành đạt 2,72%, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 27,5 tỷ USD,....

Trong chỉ đạo điều hành, đã kết hp chỉ đạo trên diện rộng nhưng có lựa chọn trọng tâm, trọng điểm để chỉ đạo, triển khai thực hiện nhằm tạo được sự chuyển biến và có kết quả rõ nét hơn như: xây dựng nông thôn mới; công tác phòng chống dịch bệnh trên tôm, gia súc và gia cầm; phòng chống buôn lậu các sản phẩm gia súc, gia cầm qua cửa khẩu biên giới; quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, cải cách hành chính, hp tác quốc tế.

b) Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Tuy đạt được những kết quả trên, nhìn chung trong công tác chỉ đạo điều hành của Bộ vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, đó là: tốc độ tăng trưởng của ngành chậm hơn năm 2011, trong đó có những ngành giảm như: sản xuất muối; chăn nuôi; trồng rừng; chủ trương nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, hiệu quả và tính bền vững của sản phẩm nông nghiệp còn chuyển biến chậm; công tác quản lý công trình thủy lợi, đổi mới quan hệ sản xuất còn nhiều bất cập.

Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên có nhiều lý do, nhưng lý do quan trọng nhất là bộ máy của ngành chưa được kiện toàn, trong đó có bộ máy của 3 Tổng cục đến tới địa phương; một số Cục không có hệ thống chân rết ở các địa phương để chỉ đạo (Cục Trồng trọt, Cục Chăn nuôi, Cục Chế biến, Thương mại NLS và Nghề muối) nên các chủ trương, chính sách của ngành chậm đi vào cuộc sống; việc phân công phân cấp còn nhiều điểm chưa hợp lý và chậm; năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ công chức chưa đồng đều. Một số đơn vị thuộc Bộ chưa triển khai đầy đủ chức năng, nhiệm vụ theo quy định; một số ít vẫn chưa thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước, do vậy hiệu quả công việc chưa cao. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ (các đơn vị) đối với các địa phương ở một số lĩnh vực chưa triển khai quyết liệt và hiệu quả chưa cao.

2. Về phương hướng nhiệm vụ và giải pháp triển khai thực hiện năm 2013

Năm 2013, Bộ thống nhất xác định những nội dung trọng tâm để chỉ đạo điều hành, đó là: Tiếp tục triển khai thực hiện chủ trương của Chính phủ về tái cơ cấu nền kinh tế làm cơ sở để thúc đẩy phát triển sản xuất theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, hiệu quả và tính bền vững, đồng thời đẩy mạnh công cuộc xây dựng nông thôn mới, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và an ninh quốc phòng. Cụ thể:

a) Tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ về quản lý nhà nước, nhất là quản lý theo quy hoạch, kế hoạch:

- Về công tác quy hoạch: Cần phải tổ chức tốt việc triển khai thực hiện Quy hoạch trên cơ sở huy động toàn bộ hệ thống và chỉ đạo các địa phương cùng triển khai thực hiện; đổi mới, nâng cao chất lượng và chỉ đạo triển khai thực hiện Quy hoạch.

- Về công tác kế hoạch: Đổi mới công tác kế hoạch để thực sự kế hoạch là cơ sở, công cụ hữu hiệu, thực hiện các nhiệm vụ về quản lý nhà nước; hoàn thành việc xây dựng các chương trình, đề án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, đặc biệt là các chương trình, đề án trình Thủ tướng Chính phủ và đề xuất các chính sách để các chương trình, đề án sau khi ban hành đi ngay vào cuộc sống.

b) Xây dựng hệ thống pháp lý:

- Hoàn thành dự án Luật Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai để Quốc hội thông qua vào tháng 5/2013; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện dự án Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật để tháng 5/2013 Quốc hội cho ý kiến và tháng 11/2013 thông qua; dự án Luật Thú y để Quốc hi cho ý kiến và thông qua vào năm 2014.

- Nghiên cứu, đề xuất nội dung, chính sách cơ bản đối với dự án Luật Thủy lợi và Luật Thủy sản nhằm đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn, phù hợp với hệ thống luật pháp, thông lệ của quốc tế và đáp ứng với yêu cầu cải cách hành chính, xã hội hóa.

- Xây dựng các Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư liên Bộ, Thông tư của Bộ phải đảm bảo chất lượng, đi vào thực tiễn cuộc sống. Để đáp ứng các yêu cầu đó, Thủ trưởng các đơn vị cần có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, lựa chọn các cán bộ có kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, đồng thời trong quá trình soạn thảo cần thực hiện theo đúng Thông tư 28/2009/TT-BNN, ngày 02/6/2009 về quy định trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

c) Tập trung chấn chỉnh bộ máy tổ chức và công tác cán bộ:

- Về tổ chức bộ máy của ngành: Giao Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ Nội vụ để thống nhất việc xây dựng, ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các cơ quan chuyên môn ở cấp tỉnh, huyện và xã nhằm tạo được sự thông suốt về bộ máy từ Trung ương đến địa phương.

- Về tổ chức bộ máy của Bộ: Cần hình thành một số tổ chức mới để triển khai thực hiện các nhiệm vụ về chương trình hợp tác quốc tế đã ký kết với các nước, công tác quản lý các doanh nghiệp nhà nước, quản lý thương mại hàng nông sản,….

- Cn điều chỉnh về công tác tổ chức cán bộ trong các Tổng cục, Cục, Vụ để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ; làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ chủ chốt; công tác tuyển chọn cán bộ, lưu ý lựa chọn các ứng cử viên có kinh nghiệm thực tiễn; đào tạo nâng cao năng lực cán bộ và rà soát lại việc phân công, phân cấp.

d) Tiếp tục bám sát thực tiễn, chỉ đạo quyết liệt các vấn đề cấp thiết đặt ra đối với toàn ngành, đồng thời thực hiện chủ trương, định hướng lâu dài:

- Thực hiện tái cơ cấu ngành, tập trung vào những ngành, lĩnh vực, khâu là thế mnh để nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân..; rà soát và điều chỉnh về cơ cấu cây trng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, đồng thời có giải pháp đồng bộ khả thi.

- Thúc đẩy việc xây dựng nông thôn mới.

- Đẩy mạnh việc nghiên cứu chuyển giao khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đối với các lĩnh vực như: thủy sản, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy lợi...

[...]