Thể lệ chung của Liên minh Bưu chính thế giới

Số hiệu Khôngsố
Ngày ban hành 15/09/1999
Ngày có hiệu lực 01/01/2001
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành Liên minh Bưu chính thế giới
Người ký
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

THỂ LỆ CHUNG

CỦA LIÊN MINH BƯU CHÍNH THẾ GIỚI

NỘI DUNG

Chương I: Tổ chức và Hoạt động của các cơ quan trong Liên Bưu

Điều

 

101

Tổ chức và triệu tập Đại hội và Đại hội bất thường

102

Tổ chức, hoạt động và các hội nghị của Hội đồng Quản trị.

103

Tài liệu về các hoạt động của Hội đồng Quản trị

104

Tổ chức, hoạt động và các cuộc họp của Hội đồng Khai thác Bưu chính

105

Tài liệu về các hoạt động của Hội đồng Khai thác Bưu chính

106

Quy chế Đại hội

107

Ngôn ngữ làm việc của Văn phòng Quốc tế

Chương II: Văn phòng Quốc tế

109

Bầu Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc Văn phòng Quốc tế

110

Chức trách của Tổng Giám đốc

111

Chức trách của Phó Tổng Giám đốc

112

Ban thư ký của các cơ quan trong Liên Bưu

113

Danh sách các nước thành viên

114

Thông tin. Đề xuất ý kiến. Đề nghị diễn giải và sửa đổi văn kiện. Điều tra. Giải quyết việc thanh toán

115

Hợp tác kỹ thuật

116

Ấn phẩm do Văn phòng Quốc tế cung cấp

117

Văn kiện của các Liên minh Bưu chính Khu vực và các Hiệp định riêng

118

Tạp chí của Liên Bưu

119

Báo cáo các hoạt động hàng năm của Liên Bưu

Chương III: Thủ tục trình và xét các kiến nghị

120

Thủ tục trình các kiến nghị lên Đại hội

121

Thủ tục trình các kiến nghị giữa hai kỳ Đại hội

122

Xét các kiến nghị giữa hai kỳ Đại hội Thông báo các quyết định đã được thông qua hội

124

Hiệu lực của các Thể lệ thi hành và các quyết định khác được thông qua giữa hai kỳ Đại hội

Chương IV: Tài chính

125

Định mức và thanh toán những chi phí của Liên Bưu Các biện pháp trừng phạt tự động

126

Các biện pháp trừng phạt tự động

127

Các mức đóng góp

128

Trả tiền tài liệu do Văn phòng Quốc tế cung cấp

Chương V: Trọng tài

129

Thủ tục trọng tài

Chương VI: Các điều khoản cuối cùng

130

Điều kiện phê duyệt các kiến nghị đối với Thể lệ chung

131

Các kiến nghị đối với tổ chức Liên Hợp quốc

132

Hiệu lực và thời hiệu của Thể lệ chung

THỂ LỆ CHUNG

CỦA LIÊN MINH BƯU CHÍNH THẾ GIỚI

Căn cứ vào Điều 22, khoản 2 của Hiến chương của Liên minh Bưu chính Thế giới ký tại Viên ngày 10 tháng Bảy năm 1964, đại diện toàn quyền của Chính phủ các nước thành viên Liên Bưu ký tên dưới đây đã nhất trí, với điều kiện của Điều 25, khoản 4 của Hiến chương, thông qua những điều khoản sau trong Thể lệ chung nhằm đảm bảo cho việc áp dụng Hiến chương và hoạt động của Liên Bưu.

Chương 1

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN TRONG LIÊN BƯU

Điều 101: Tổ chức và triệu tập họp Đại hội và Đại hội bất thường

1- Đại diện của các nước thành viên tổ chức họp Đại hội chậm nhất năm năm sau ngày bắt đầu thi hành các Văn kiện của Đại hội trước đó.

2- Chính phủ mỗi nước thành viên cử tham dự Đại hội một hoặc nhiều đại diện toàn quyền của mình với giấy uỷ quyền cần thiết. Nếu cần, một nước thành viên có thể thu xếp để một đoàn đại biểu của một nước khác đại diện thay cho mình. Tuy nhiên, mỗi đoàn đại biểu chỉ được phép đại diện cho một nước thành viên khác ngoài nước mình.

3. Trong thảo luận, mỗi thành viên được bỏ một phiếu bầu, với điều kiện thoả mãn các quy định về trừng phạt nêu trong điều 126.

4. Trên nguyên tắc, mỗi Đại hội chỉ định nước đăng cai Đại hội tiếp theo. Nếu việc chỉ định này không có kết quả, Hội đồng Quản trị được uỷ quyền chỉ định một nước đăng cai khác sau khi đã trao đổi và thống nhất với nước đó.

5. Sau khi trao đổi với Văn phòng Quốc tế, Chính phủ nước đăng cai tổ chức Đại hội sẽ ấn định ngày và địa điểm tổ chức Đại hội. Trên nguyên tắc, một năm trước ngày khai mạc Đại hội, Chính phủ nước đăng cai gửi thư mời tới Chính phủ của từng nước thành viên của Liên Bưu. Thư mời này có thể được gửi đi trực tiếp, hoặc qua trung gian là Chính phủ một nước khác hoặc Tổng Giám đốc của Văn phòng Quốc tế.

6. Khi Đại hội không có Chính phủ nước nào nhận đăng cai tổ chức thì Văn phòng Quốc tế, với sự nhất trí của Hội đồng quản trị và sau khi trao đổi với Chính phủ Liên Bang Thuỵ sỹ, tiến hành những công việc cần thiết để triệu tập và tổ chức Đại hội ngay tại trụ sở của Liên Bưu. Trong trường hợp như vậy, Văn phòng Quốc tế thực hiện mọi trách nhiệm của Chính phủ nước đăng cai tổ chức.

7. Địa điểm triệu tập một Đại hội bất thường do các nước thành viên đã tham khảo ý kiến của Văn phòng quốc tế gợi ý tổ chức Đại hội này quyết định sau khi đã tham phòng Quốc tế.

8- Các khoản từ 2 đến 6 cũng được áp dụng tương tự đối với đại hội; bất thường.

Điều 102: Tổ chức, hoạt động và các hội nghị của Hội đồng Quản trị

1. Hội đồng Quản trị gồm bốn mươi mốt uỷ viên thừa hành nhiệm vụ của mình trong thời gian giữa hai kỳ Đại hội kế tiếp.

2. Chức Chủ tịch đương nhiên được dành cho nước đăng cai tổ chức đại hội. Nếu nước này không đảm nhận thì mặc nhiên sẽ là uỷ viên. Do vậy, nhóm địa lý có nước chủ nhà sẽ được thêm một ghế bổ sung và quy định hạn chế nói ở khoản 3 không áp dụng cho trường hợp này. Hội đồng Quản trị sẽ tiến hành bầu một trong những nước thành viên thuộc nhóm địa lý có nước chủ nhà của Đại hội làm Chủ tịch.

3. Bốn mươi uỷ viên còn lại của Hội đồng Quản trị do Đại hội bầu trên cơ sở phân vùng đại lý quân bình. ít nhất một nửa số uỷ viên mới được bầu tại mỗi kỳ Đại hội; không một nước thành viên nào được bầu liên tiếp trong ba kỳ Đại hội.

4. Mỗi uỷ viên của Hội đồng Quản trị chỉ định người đai diện của mình người đó phải là viên chức thành thạo trong lĩnh vực bưu chính.

5. Không có bất cứ khoản đài thọ nào cho các chức trách của uỷ viên Hội đồng Quản trị. Những chi phí cho tổ chức và hoạt động của Hội đồng do Liên Bưu trả.

6. Hội đồng Quản trị có những nhiệm vụ sau:

6.1. Giám sát mọi hoạt động của Liên Bưu giữa các kỳ Đại hội căn cứ theo các quyết định của Đại hội, đồng thời nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chính sách của Chính phủ về bưu chính và căn cứ theo những thể chế quốc tế như thương mại các dịch vụ và cạnh tranh;

6.2. Xét duyệt, trong khuôn khổ thẩm quyền của mình, mọi hoạt động xét thấy cần thiết để bảo toàn, củng cố chất lượng và hiện đại hoá nghiệp vụ Bưu chính quốc tế;

6.3. Giúp đỡ, điều phối và giám sát mọi hình thức trợ giúp kỹ thuật bưu chính trong khuôn khổ hợp tác kỹ thuật quốc tế;

6.4. Xét duyệt ngân sách và báo cáo kế toán hàng năm của Liên Bưu;

6.5. Nếu tình thế yêu cầu, cho phép được chi vượt mức tối đa quy định chiểu theo điều 125, các khoản 3, 4 và 5;

[...]