BỘ
VẬT TƯ
*******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
|
Số:
1352-VT/QĐ
|
Hà
Nội, ngày 26 tháng 12 năm 1970
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHẾ ĐỘ TẠM THỜI MUA, BÁN XĂNG
THEO PHIẾU LƯU ĐỘNG
BỘ TRƯỞNG BỘ VẬT TƯ
Căn cứ nghị định số 148-CP ngày 19-8-1969
của Hội đồng Chính phủ quy định chức năng và tổ chức bộ máy của Bộ Vật tư;
Căn cứ nghị định số 184-CP ngày 24-9-1969 của Hội đồng Chính phủ về việc tăng
cường và cải tiến một bước công tác quản lý cung ứng vật tư kỹ thuật;
Xét cần phục vụ thuận tiện cho các loại xe con thường phải đi công tác lưu động
xa;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ quản lý kinh tế và kỹ thuật vật tư và ông
Giám đốc Tổng công ty xăng dầu,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Nay ban hành kèm theo quyết định này bản chế độ tạm thời
mua, bán xăng theo phiếu lưu động.
Điều 2.
Các ông Chánh văn phòng, Giám đốc Tổng công ty xăng dầu,
Vụ trưởng Vụ quản lý kinh tế kỹ thuật vật tư, Vụ kế hoạch, Vụ tài vụ kế toán và
các ông Chủ nhiệm Công ty vật tư tỉnh chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
|
BỘ TRƯỞNG BỘ VẬT TƯ
Trần Danh Tuyên
|
CHẾ ĐỘ TẠM
THỜI
MUA, BÁN XĂNG THEO PHIẾU LƯU ĐỘNG
(ban hành kèm theo quyết định số 1352-VT/QĐ ngày 26 tháng 12 năm 1970 của Bộ
trưởng Bộ Vật tư)
Để tăng cường quản
lý việc cung ứng và sử dụng xăng dầu, đồng thời tạo điều kiện thuận tiện cho
các đơn vị có xe con thường phải đi lưu động xa, Bộ Vật tư ban hành chế độ tạm
thời mua, bán xăng theo phiếu lưu động sau đây:
NGUYÊN TẮC CHUNG
Điều 1. Phiếu mua
xăng lưu động nhằm phục vụ thuận tiện cho các xe con trên đường đi công tác xa,
có thể mua xăng ở dọc đường khi cần thiết.
Điều 2. Chỉ cấp phiếu mua
xăng lưu động cho những cơ quan, đơn vị, xí nghiệp quốc doanh trung ương và địa
phương đã có chỉ tiêu phân phối xăng dầu.
Điều
3. Cấp phiếu mua xăng lưu động cho quý nào phải
trừ ngay vào chi tiêu phân phối của quý đó. Phiếu này dùng để mua tại các cửa
hàng, trạm bán xăng trên toàn miền Bắc và chỉ có giá trị sử dụng trong quý đó.
Trường hợp cuối
quý chưa dùng hết phiếu hoặc còn những phiếu mua dở, có thể đến các cửa hàng,
trạm xăng dầu nơi cơ quan sử dụng đóng để mua bằng séc hợp lệ.
Điều
4. Cơ quan cung ứng và cơ quan sử dụng xăng dầu
phải quản lý chặt chẽ phiếu mua xăng lưu động, nghiêm ngặt ngăn ngừa mọi sơ hở
gây tổn thất đến tài sản của Nhà nước.
ẤN HÀNH, PHÂN PHỐI VÀ SỬ
DỤNG PHIẾU
Điều
5. Tổng công ty xăng dầu chịu trách nhiệm
trước Bộ Vật tư về việc in, phát hành và thống nhất quản lý, phân phối phiếu
mua xăng lưu động trên toàn miền Bắc. Trước khi ấn hành phiếu phải được Bộ duyệt
về hình thức, nội dung và cách sử dụng.
Hình thức, nội
dung, cách sử dụng phiếu phải thuận tiện cho người mua, người bán; tiện kiểm
soát; đáp ứng yêu cầu của nghiệp vụ quản lý thống kê, kế toán.
Điều
6. Cơ quan trực tiếp cấp phiếu cho các đơn
vị sử dụng là: các Công ty xăng dầu khu vực (hoặc trạm xăng dầu được Công ty
khu vực ủy nhiệm). và các Công ty vật tư tỉnh được giao nhiệm vụ thường xuyên
quản lý chỉ tiêu và cung ứng xăng dầu cho các đơn vị ấy. Các Công ty xăng dầu
khu vực, trạm xăng dầu và Công ty vật tư tỉnh có làm nhiệm vụ cung ứng xăng dầu
(dưới đây đều gọi tắt là Công ty xăng dầu).
Điều
7. Trước quý kế hoạch một tháng, các Công ty xăng
dầu phải gửi dự trù nhu cầu về phiếu lưu động đến Tổng công ty xăng dầu xét,
phân phối số lượng phiếu cần thiết.
Tổng công ty
xăng dầu phải đánh số thứ tự vào phiếu mua xăng lưu động trước khi phân phối
cho các Công ty xăng dầu. Khi giao phiếu phải ghi sổ và có người ký nhận.
Khi cấp phiếu
cho các đơn vị sử dụng thuộc phạm vi mình phụ trách cung ứng, các Công ty xăng dầu
phải mở sổ theo dõi (do Tổng công ty xăng dầu hướng dẫn cụ thể).
Điều
8. Mỗi lần cấp phiếu, các Công ty xăng dầu phải:
- Ghi rõ tên cơ
quan, xí nghiệp được cấp vào phiếu, có chữ ký của chủ nhiệm và dấu của Công ty
xăng dầu;
- Trừ ngay vào
chi tiêu xăng của cơ quan, xí nghiệp được phân phối trong quý đó và ghi rõ quý
(bằng chữ), năm vào phiếu;
- Đăng ký vào sổ
cấp phát phiếu lưu động.
Điều
9. Đơn vị nào được cấp phiếu thì chỉ đơn vị ấy được
dùng để mua xăng; tuyệt đối không được mua, bán, đổi chác, vay mượn, cho, nhượng
lẫn nhau giữa đơn vị này với đơn vị khác.
Điều
10. Cơ quan sử dụng xăng dầu cần căn cứ
vào tiêu chuẩn định mức tiêu dùng xăng, độ dài và tình trạng tốt, xấu của tuyến
đường, sẽ đi, để cấp cho lái xe số lượng phiếu mua xăng lưu động thật cần thiết.
Khi cấp phiếu phải làm các thủ tục sau đây:
- Thủ trưởng cơ
quan ký tên và đóng dấu vào phiếu (bên cạnh chữ ký và con dấu của Công ty xăng
dầu).
- Ghi số lượng
xăng dầu được cấp bằng phiếu lưu động và số thứ tự của phiếu vào công lệnh, (hoặc
giấy công tác, giấy đi đường).
THỦ TỤC MUA, BÁN, GIÁ CẢ
VÀ THANH TOÁN
Điều
11. Người đến cửa hàng mua xăng phải xuất
trình đầy đủ giấy tờ:
- Phiếu mua hợp
lệ (không tẩy xóa, có đóng dấu và chữ ký của thủ trưởng cơ quan cấp phiếu mua
xăng dầu, có tên cơ quan sử dụng xăng dầu, thuộc chỉ tiêu quý nào, có đóng dấu
và chữ ký của thủ trưởng cơ quan sử dụng xăng dầu).
- Công lệnh (hoặc
giấy công tác, giấy đi đường) và chứng minh thư (hoặc bằng lái xe thay chứng
minh thư). Tên cơ quan, con dấu đóng trong công lệnh và trong phiếu mua xăng
lưu động phải khớp với nhau.
Điều
12. Khi bán xăng, các cửa hàng phải làm đúng
trình tự thủ tục sau:
- Kiểm tra phiếu
và các giấy tờ kèm theo (như quy định ở điều 11);
- Ghi vào công lệnh
ngày, tháng, năm và số lượng xăng đã bán;
- Thu phiếu đúng
với số lượng khách hàng mua;
- Làm hóa đơn;
- Thu tiền;
- Giao xăng.
Mỗi khi bán hàng
phải giữ và sắp xếp, dán lại số phiếu đã thu được để làm chứng từ gốc; lượng
xăng đã bán, số tiền thu được phải khớp với hóa đơn và số phiếu đã thu về. Tiền
mặt bán xăng thu được hàng ngày phải nộp hết vào ngân hàng Nhà nước nơi phục vụ
mình; tuyệt đối không được giữ lại để chi dùng (tọa chi).
Điều
13. Giá bán xăng phải theo đúng các quyết định số
08, 09-TLSX/VGNN ngày 23-5-1970 và thông tư hướng dẫn số 141 ngày 23-5-1970 của
Ủy ban Vật giá Nhà nước; Tổng công ty xăng dầu cùng Vụ tài vụ kế toán chịu
trách nhiệm quy định và hướng dẫn cụ thể cho các Công ty xăng dầu.
Điều
14. Người mua xăng theo phiếu lưu động được
thanh toán bằng tiền mặt theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt nam
(công văn số 382-PH/Đ36 ngày 02-12-1970), mỗi lần không quá 50 (năm mươi) đồng
và mỗi chuyến đi công tác, kể cả lượt đi và lượt về, được thanh toán bằng tiền
mặt tối đa không quá 100 (một trăm) đồng. Đối với số phiếu lưu động không sử dụng
hết, tập trung lại và mua vào cuối quý tại Công ty xăng dầu nơi đơn vị sử dụng
đóng thì không được thanh toán bằng tiền mặt.
Chương 4.
THEO DÕI, THỐNG KÊ VÀ
BÁO CÁO
Điều
15. Tổng công ty xăng dầu chịu trách nhiệm
chỉ đạo các Công ty xăng dầu thực hiện đúng chế độ ghi chép sổ sách, lưu nộp chứng
từ; thống kê, báo cáo về cấp phiếu và bán xăng theo phiếu lưu động, tổng hợp kịp
thời, chính xác tình hình thực hiện để báo cáo với Bộ.
Điều
16. Hàng quý, các Công ty xăng dầu phải theo
dõi, thống kê, báo cáo đầy đủ số phiếu đã nhận và đã xuất cấp, số xăng, số tiền
mà các trạm, cửa hàng thuộc mình đã bán theo phiếu lưu động.
Điều
17. Các trạm, cửa hàng đã bán xăng theo
phiếu lưu động phải chấp hành đúng chế độ theo dõi, thống kê và báo cáo theo sự
hướng dẫn cụ thể của Công ty chủ quản.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều
18. Các cơ quan cung ứng cũng như đơn vị sử dụng
phiếu cần phải thận trọng lựa chọn người có tinh thần trách nhiệm cao làm nhiệm
vụ giữ gìn, phân phối và sử dụng phiếu. Nếu vì thiếu tinh thần trách nhiệm mà để
phiếu bị thất lạc hoặc lọt vào tay kẻ gian lợi dụng, gây tổn thất đến tài sản
Nhà nước, thì phải bồi thường theo nghị định số 49-CP ngày 09-4-1968 của Hội đồng
Chính phủ. Ngoài việc bồi thường còn có thể tùy tính chất sự việc và mức độ lỗi
nặng nhẹ mà thi hành kỷ luật hành chính.
Trường hợp vi phạm
chế độ tem, phiếu, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản Nhà nước, thì bị xử
phạt theo điều 13 và điều 14 của Pháp lệnh trừng trị tội xâm phạm tài sản xã hội
chủ nghĩa công bố theo Lệnh số 149-LCT ngày 23-10-1970 của Chủ tịch nước Việt
nam dân chủ cộng hòa.
Điều
19. Tổng công ty xăng dầu chịu trách nhiệm
phổ biến rộng rãi và tổ chức hướng dẫn thực hiện tốt chế độ này.
Điều
20. Chế độ này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.