Quyết định 2048/QĐ-CTUBND năm 2012 phê duyệt dự án khoa học và công nghệ hỗ trợ phát triển các sản phẩm đặc trưng tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 - 2015

Số hiệu 2048/QĐ-CTUBND
Ngày ban hành 24/09/2012
Ngày có hiệu lực 24/09/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Định
Người ký Trần Thị Thu Hà
Lĩnh vực Thương mại,Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2048/QĐ-CTUBND

Bình Định, ngày 24 tháng 9 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM ĐẶC TRƯNG TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 2204/QĐ-TTg ngày 06/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản sở hữu trí tuệ giai đoạn 2011 - 2015;

Căn cứ Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 2963/QĐ-CTUBND ngày 23/12/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt nội dung và dự toán kinh phí kế hoạch thực hiện Dự án khoa học và công nghệ hỗ trợ phát triển các sản phẩm đặc trưng tỉnh Bình Định năm 2011;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 493/TTr-SKHCN ngày 10/7/2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Dự án khoa học và công nghệ hỗ trợ phát triển các sản phẩm đặc trưng tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 - 2015 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu

- Thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức và đào tạo, tập huấn về sở hữu trí tuệ.

- Hỗ trợ xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận hoặc chỉ dẫn địa lý cho 5 sản phẩm đặc trưng của tỉnh, bao gồm: Rượu Bàu Đá, Nón ngựa Phú Gia; Bánh Ít lá gai; Chả cá Quy Nhơn; Chiếu cói Bình Định nhằm góp phần tạo ra những sản phẩm truyền thống có giá trị cao, có thương hiệu mạnh trên thị trường.

2. Nội dung chủ yếu

a. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về sở hữu trí tuệ; hướng dẫn xác lập và phát triển các đối tượng sở hữu công nghiệp:

- Tập huấn phổ biến kiến thức pháp luật về sở hữu trí tuệ; hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ hoạt động trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp, làng nghề và đội ngũ cán bộ quản lý.

- Hướng dẫn việc chuẩn bị các tài liệu cần thiết và thủ tục xác lập và phát triển các đối tượng sở hữu công nghiệp.

- Kết quả: 01 lớp tập huấn cho khoảng 30 người/năm và các tài liệu phổ biến pháp luật về sở hữu trí tuệ.

b. Khảo sát đánh giá về quy mô, quy trình công nghệ, năng suất, tiêu chuẩn chất lượng, sở hữu công nghiệp:

- Quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ;

- Quy trình công nghệ sản xuất;

- Năng suất, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm;

- Mẫu mã, bao bì, sở hữu công nghiệp, ghi nhãn hàng hóa.

Kết quả: Báo cáo kết quả điều tra, phân tích, đánh giá và lựa chọn các hình thức hỗ trợ phù hợp cho từng loại sản phẩm.

c. Xây dựng và đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp:

- Lựa chọn pháp nhân sở hữu và đối tượng sở hữu công nghiệp phù hợp cần được bảo hộ.

- Đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

- Hướng dẫn cách ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.

[...]