CHỦ
TỊCH NƯỚC
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
82/1999/QĐ-CTN
|
Hà
Nội, ngày 24 tháng 2 năm 1988
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC SỐ 82/1999/QĐ-CTN NGÀY 28 THÁNG 7 NĂM 1999
VỀ VIỆC GIA NHẬP NGHỊ ĐỊNH THƯ BỔ SUNG CHO CÔNG ƯỚC NGĂN CHẶN CÁC HÀNH VI BẤT HỢP
PHÁP CHỐNG LẠI SỰ AN TOÀN CỦA HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG CHỦ TỊCHNƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ vào khoản 10 Điều 103
và Điều 106 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 24 tháng 8 năm 1998;
Xét đề nghị của Chính phủ tại Công văn số 701/CP-QHQT ngày 9 tháng 7 năm
1999;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Gia nhập Nghị định thư bổ sung cho Công ước ngăn chặn các
hành vi bất hợp pháp chống lại sự an toàn của hàng không dân dụng được ký tại
Montreal ngày 23/9/1971.
Điều 2.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có trách nhiệm làm thủ tục đối
ngoại để việc Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gia nhập Nghị định
thư bổ sung cho Công ước ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp chống lại sự an
toàn của hàng không dân dụng và thông báo cho các cơ quan hữu quan ngày có hiệu
lực của Nghị định thư đối với Việt Nam.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Thủ tướng Chính phủ, Chủ nhiệm
Văn phòng Chủ tịch nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
NGHỊ ĐỊNH THƯ
NGĂN CHẶN CÁC HÀNH VI BẠO LỰC BẤT HỢP PHÁP TẠI SÂN BAY PHỤC
VỤ HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG QUỐC TẾ,BỔ SUNG CHO CÔNG ƯỚC NGĂN CHẶN CÁC HÀNH VI BẤT HỢP
PHÁP CHỐNG LẠI AN TOÀN CỦA HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG, LÀM TẠI MONTREAL 23/9/1971
Các quốc gia thành viên của Nghị
định thư này
Xét rằng các hành vi bạo lực bất
hợp pháp gây nguy hiểm hoặc sẽ gây nguy hiểm cho an toàn của mọi người tại sân
bay phục vụ hàng không dân dụng quốc tế hoặc gây nguy hại đến an toàn khai thác
của các sân bay đó làm mất lòng tin của nhân dân thế giới vào sự an toàn của
các sân bay đó và làm rối loạn sự an toàn và trật tự trong hoạt động hàng không
dân dụng của tất cả các Quốc gia;
Xét rằng sự hiện diện của những
hành vi bất hợp pháp đó sẽ gây nên sự lo ngại nghiêm trọng của cộng đồng quốc tế,
để ngăn chặn những hành vi như vậy cần áp dụng những biện pháp thích đáng để trừng
trị những kẻ phạm tội.
Xét rằng cần phải phê chuẩn những
điều khoản bổ sung của Công ước ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp chống lại an
toàn của hàng không dân dụng, làm tại Montreal ngày 23/9/1971 để đối phó với
các hành vi bạo lực bất hợp pháp tại sân bay phục vụ hàng không dân dụng quốc tế.
Đã thoả thuận như sau:
Điều 1:
Nghị định
thư này bổ sung Công ước ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp chống lại sự an
toàn của hàng không dân dụng, làm tại Montreal ngày 23/9/1971 (dưới đây được gọi
là "Công ước"), và, giữa các Bên trong Nghị định thư này, Công ước và
Nghị định thư sẽ được đọc và giải thích là một văn kiện duy nhất.
Điều 2:
1. Trong
Điều 1 của Công ước sẽ có điều khoản mới là 1 bis được đưa vào như sau:
"1 bis. Bất kỳ người nào thực
hiện hành vi phạm tội nếu cố ý và bất hợp pháp sử dụng bất kỳ một thiết bị, chất
hoặc vũ khí nào để:
(a) thực hiện một hành vi bạo lực
đối với người ở sân bay phục vụ hàng không dân dụng quốc tế, xâm hại hoặc có thể
xâm hại nghiêm trọng đến sức khoẻ hoặc dẫn đến chết; hoặc
(b) phá huỷ hoặc làm hư hỏng nặng
các trang thiết bị và các công trình của sân bay phục vụ hàng không dân dụng quốc
tế hoặc tầu bay chưa khai thác đỗ tại đó hoặc làm gián đoạn các dịch vụ tại sân
bay.
nếu hành động như vậy đe doạ hoặc
có thể đe doạ an toàn ở sân bay đó."
2. Tại khoản 2 (a) Điều 1 của
Công ước, sau từ "khoản 1" sẽ thêm những từ sau:
"hoặc tại khoản 1
bis".
Điều 3:
Trong Điều
5 của Công ước, khoản 2 bis được đưa vào như sau:
"2 bis. Mỗi Quốc gia Ký kết
cũng áp dụng các biện pháp cần thiết để thiết lập quyền tài phán của mình đối với
các hành vi phạm tội được nêu Điều 1, khoản 1 bis, và trong Điều 1, khoản 2, ở
mức độ nào đó các khoản này liên quan đến hành vi phạm tội, trong trường hợp kẻ
tình nghi phạm tội hiện diện trên lãnh thổ của mình và Quốc gia này không dẫn độ
kẻ đó, theo quy định của Điều 8, cho Quốc gia nêu tại khoản 1 (a) của Điều
này."
Điều 4:
Nghị định
thư này được mở cho việc ký kết tại Montreal vào ngày 24/2/1988 đối với các Quốc
gia tham gia Hội nghị quốc tế về Luật hàng không tổ chức tại Montreal từ
9-24/2/1988. Sau ngày 1/3/1988, Nghị định thư sẽ được mở cho việc ký kết đối với
tất cả các Quốc gia tại London, Moscow, Washington và Montreal, cho đến khi có
hiệu lực theo Điều VI.
Điều 5:
1. Nghị định
thư này sẽ được các Quốc gia đã ký phê chuẩn.
2. Bất kỳ Quốc gia nào chưa phải
là Quốc gia Ký kết của Công ước cũng có thể phê chuẩn Nghị định thư này nếu
cùng một thời gian, Quốc gia đó phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước theo quy định
tại Điều 15 của Công ước.
3. Văn kiện phê chuẩn sẽ được gửi
tới Chính phủ các nước Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô-viết, Vương quốc
Anh & Bắc Ai-len, và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ hoặc Tổ chức hàng không dân dụng
quốc tế, là những nơi được chỉ định làm Quốc gia Lưu giữ.
Điều 6:
1. Ngay
sau khi có mười Quốc gia đã ký gửi văn kiện phê chuẩn, Nghị định thư này sẽ có
hiệu lực đối giữa các Quốc gia vào ngày thứ ba mươi tính từ ngày văn kiện phê
chuẩn thứ mười được đưa vào lưu giữ. Sau ngày đó, Nghị định thư sẽ có hiệu lực
đối với mỗi Quốc gia gửi văn kiện phê chuẩn vào ngày thứ ba mươi tính từ ngày
lưu giữ văn kiện phê chuẩn của Quốc gia đó.
2. Ngay sau khi có hiệu lực, Nghị
định thư sẽ được các Quốc gia Lưu giữ đăng ký theo Điều 102 của Hiến chương
Liên hợp quốc và theo Điều 83 của Công ước về Hàng không dân dụng quốc tế
(Chicago, 1944).
Điều 7:
1. Sau khi
có hiệu lực, Nghị định thư này sẽ được mở để bất kỳ Quốc gia chưa ký kết nào
gia nhập.
2. Bất kỳ Quốc gia nào chưa phải
là Quốc gia Ký kết của Công ước đều có thể gia nhập Nghị định thư này nếu quốc
gia đó cùng một lúc phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước theo quy định tại Điều 15
của Công ước.
3. Văn kiện xin gia nhập sẽ được
gửi đến Quốc gia Lưu giữ và việc gia nhập sẽ có hiệu lực vào ngày thứ ba mươi
tính từ ngày đưa văn kiện vào lưu giữ.
Điều 8:
1. Bất kỳ
Bên nào của Nghị định thư cũng có thể tuyên bố bãi ước bằng cách gửi thông báo
bằng văn bản tới Quốc gia Lưu giữ.
2. Việc bãi ước sẽ có hiệu lực
sau sáu tháng tính từ ngày Quốc gia Lưu giữ nhận được thông báo bãi ước.
3. Việc bãi ước Nghị định thư
không có nghĩa là bãi ước Công ước.
4. Vì Công ước được Nghị định
thư bổ sung nên việc bãi ước Công ước của Quốc gia Ký kết cũng có nghĩa là bãi
ước Nghị định thư này.
Điều 9:
1. Các Quốc
gia Lưu giữ sẽ lập tức thông báo cho tất cả các Quốc gia ký kết và các Quốc gia
gia nhập Nghị định thư này về:
(a) ngày ký của từng Quốc gia hoặc
ngày lưu giữ của từng văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập đối với Nghị định thư
này, và
(b) việc nhận được từng thông
báo bãi ước Nghị định thư này và ngày nhận được thông báo.
2. Quốc gia Lưu giữ cũng sẽ
thông báo cho các Quốc gia nêu tại khoản 1 về ngày có hiệu lực của Nghị định
thư theo quy định tại Điều 6.
Để làm bằng, những đại diện ký
tên dưới đây, được Chính phủ của mình uỷ quyền đã ký Nghị định thư này.
Làm tại Montreal vào ngày hai
mươi bốn tháng hai năm một nghìn chín trăm tám mươi tám thành bốn bản chính, mỗi
bản làm bằng tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha và có giá trị
ngang nhau.